Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 47 - Bài 41: Địa lý địa phương tĩnh Hà Tĩnh

. Mục tiêu:

- Xác định được tĩnh Hà Tĩnh năm trong vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, ý nghĩa của vị trí địa lý đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Những thuận lợi, khó khăn để phát triển kinh tế đồng thời có những giải pháp để khắc phục những khó khăn.

- Có kỉ năng phân tích tổng hợp một vấn đề địa lý thông qua hệ thống các kênh kiến thức được tiếp cận.

II. Phương tiện dạy học:

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- át lát Việt Nam.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 47 - Bài 41: Địa lý địa phương tĩnh Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 Ngày soạn o5 .04 .2009 Bài 41 Địa lý địa phương tĩnh Hà Tĩnh I . Mục tiêu: - Xác định được tĩnh Hà Tĩnh năm trong vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, ý nghĩa của vị trí địa lý đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Những thuận lợi, khó khăn để phát triển kinh tế đồng thời có những giải pháp để khắc phục những khó khăn. - Có kỉ năng phân tích tổng hợp một vấn đề địa lý thông qua hệ thống các kênh kiến thức được tiếp cận. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - át lát Việt Nam. - Lược đồ tự nhiên vùng kinh tế Bắc Trung Bộ. - Lược đồ hành chính tĩnh Hà Tĩnh. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định 2 .Kiểm tra bài cũ: không. 3.Bài mới: Giới thiệu:GV hỏi HS: Các em đang sinh sống và học tập tại huyện nào Thuộc tĩnh nào?Chúng ta thuộc vùng kinh tế nào? Những đặc điểm khác biệt về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tĩnh ta so với vùng thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu.. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung. * Hoạt động 1: Cá nhân/ cả lớp. - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam. ? Xác định phạm vi lãnh thổ tĩnh Hà Tĩnh trên bản đồ? ? Các điểm cực Bắc , Nam , Đông ,Tây? - Điểm cực Bắc thuộc xã Xuân Hội-Nghi Xuân. - Điểm cực Nam thuộc xã Kỳ Lạc- Kỳ Anh. -Điểm cực Đông thuộc xã Kỳ Nam- Kỳ Anh. -Điểm cực Tây thuộc xã Sơn Kim- Hương Sơn. ? Xác định các phía tiếp giáp của tĩnh? - Phía Bắc giáp tĩnh Nghệ An. - Phía Nam giáp tĩnh Quảng Bình. - Phía Tây giáp nước bạn Lào. - Phía Đông là vùng biển Đông. ? Như vậy Hà Tĩnh thuộc vùng kinh tế nào? ? Vận dụng kiến thức địa lý vùng đã học cho biết ý nghĩa vị trí địa lý Hà Tĩnh đối với việc phát triển kinh tế của tĩnh? * GV bổ sung:Hà Tĩnh có vị trí chiến lược rất quan trọng, ở đây vừa có “ khí tượng trong sáng” vừa có thế khống chế được trong Nam ngoài Bắc và tiện lợi cho việc đi lại. Cũng là nơi có sông Lam phía Bắc, có đeò ngang phía Nam được mênh phiên dậu” của Tổ Quốc là đất “ Nam trấn” “ viên trấn” của nhiều thời đại. Nói đến Hà Tĩnh người ta nghĩ ngay đến vùng đất “địa danh đa nhân kiệt” cuat Tổ Quốc. Nơi có Hồng Lĩnh sững sững, có Lam Giang mênh mông. - Giáo viên treo bảng số liệu một số diện tích đất của các tĩnh trong vùng: Tên tĩnh Diện tích(km2) Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Huế 16487,3 6019 8051,8 4745,7 5054,0 ? Dựa vào bảng số liệu trên rút ra kết luận về diện tích của tĩnh? * Chuyển ý: Với diện tích lớn thử 3của vùng, Hà Tĩnh được chia ra bao nhiêu huyện thị? - Hoạt động 2: Cá nhân / cả lớp. ? Xác định trên lược đồ Hà Tĩnh có bao nhiêu huyện, thành phố, thị xã? - 1 thành phố trực thuộc tĩnh: TP Hà Tĩnh. - 1 thị xã Hồng Lĩnh. - 10 huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn ,Đức Thọ. *GV thông tin: Trước đây Hà Tĩnh là một bộ phận của tĩnh Nghệ Tĩnh(gồm 2 tĩnh Nghệ An và Hà Tĩnh) đến ngày 12/ 08 /1991 Hà Tĩnh được tái lập và giữ nguyên về mặt hành chính cho đến nay - Chuyển ý: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của tĩnh. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm: -Giáo viên chia lớp 6 nhóm: - Treo bảng phụ (trống) yêu cầu: - Học sinh dựa vào át lát Việt Nam kết hợp với các kiến thức đã học tìm hiểu các đặc điểm chính của mỗi thành phần tự nhiên của tĩnh và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế xã hội . - Nhóm 1: Điạ hình. - Nhóm 4:Đất. - Nhóm 2: Khí hậu. – Nhóm 5:Sinh vật. - Nhóm 3: Sông hồ. – Nhóm 6:K/ sản * Giáo viên hướng dẫn thêm từng nhóm theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét , bổ sung cho nhau. - GV chuẩn xác theo bảng sau I. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính. 1. Vị trí địa lý và lãnh thổ. - Hà Tĩnh thuộc vùng kinh tế Bắc Trung Bộ. * ý nghĩa: Nằm trên ngã tư của đường giao thông Bắc Nam và từ Lào ra biển đông. - Nằm trong vùng nhiều bão và hoạt động của gió Lào. - Hà Tĩnh có diện tích 6019 km2 lớn thư 3 của vùng và đứng thứ 22 cả về diện tích và dân số trên 63 tĩnh thành cả nước. 2. Sự phân chia hành chính. - Gồm: 1 thành phố Hà Tĩnh. 1 thị xã Hồng Lĩnh. Và 10 huyện. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Yêú tố tự nhiên Đặc điểm chính ảnh hưởng tới kinh tế xã hội Điạ hình -Đồi núi chiếm 80o/o diện tích tự nhiên. - Vùng đồi trung du. -Đồng bằng nhỏ hẹp chia cắt bởi các dãy núi. -Địa hình ven biển. -Phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp. -Trồng cây công nghiệp dài ngày. -Trồng cây lương thực và công nghiệp ngắn ngày. -Xây dựng cảng biển ,bãi tắm. Khí hậu -Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ảnh hưởng của gió Lào khô nóng.Lượng mưa trên 2500mm/năm, hàng năm chịu nhiều bão - Thuận lợi - Khó khăn: hạn hán,mưa to, gió lớn gây thiệt hại mùa màng người và của. Sông hồ -Hệ thống sông ngòi khá dày đặc, ngắn ,dốc, lưu vực nhỏ -Một số sông lớn: S La, S Rào Cái. S Nghèn, S Rác.nước lên xuống theo mùa. - Hồ lớn: Kẻ Gỗ. -Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho nông nghiệp, giao thông, thuỷ điện. Giá trị lớn về môi trường sinh thái. -Mùa mưa gây lũ đột ngột, mùa khô thiếu nước. Đất -Đất fe ra lít đỏ vàng ở vùng đồi núi 600/ 0 (giá trị dinh dưỡng kém). -Đất phù sa ở đồng bằng duyên hải và các thung lũng sông chiếm tỉ lệ rất ít. - Sản lượng, chất lượng cây trồng thấp. Sinh vật -Diện tích rừng 250 nghìn ha, độ che phủ 400/ 0, chất lượng rừng thấp. Đáng chú ý rừng nguyên sinh Vũ Quang. -Động vật nhiều loại thú quý: Sao La, Hươu Sao, Voi ,Gấu tôm hùm,sò huyết, mực,cua -Con người khai thác bừa bãi, tính đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng -Khai thác nuôi trồng thuỷ sản,phát triển kinh tế tổng hợp Khoáng sản Mỏ sắt trữ lượng lớn nhất nước,ô xít ti tan trữ lượng lớn 2 đến 5 triệu tấn. Thiếc ở Hương Sơn,than đá ở Hương Khê, vàng ở Kỳ anh. - Điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. ? Theo em thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự Phát triển kinh tế? ? Để phát huy nguồn tài nguyên thiên nhiên tĩnh ta cần có những giải pháp gì? - Tuỳ các em chọn và chưng minh được một cách thuyết phục. - Học sinh đề ra những giải pháp mà minh cho là hợp lý. 4. Đánh giá: - Xác định trên bản đồ vị trí tiếp giáp của tĩnh ta? -Hiện nay Hà tĩnh có bao nhiêu đơn vị hành chính, đọc tên và xác đinh trên bản đồ? -Tên vườn Quốc gia ở Hà Tĩnh? -Khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhấtở tĩnh ta? 5. Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ. -Tìm hiểu về dân cư và kinh tế Hà Tĩnh. -Làm bài tập 3, dựa vào bảng số liệu về cơ cấu sử dụng đất của Hà Tĩnh năm 2003: Loại đất Diện tích Tổng diện tích đất - Đất nông nghiệp - Đất lâm nghiệp - Đất chuyên dùng - Đất ở - Đất chưa sử dụng 601.896 97.101 250.817 47.837 6.875 199.266 yêu cầu xác địnhbiểu đồ thích hợp nhất để vẽ? Theo em trong thời gian tới tỉ trọng cuả từng loại đất sẽ thay đổi như thế nào? Tiết 48 Ngày soạn12 .04 .2009 Bài 42 Địa lý địa phương tĩnh Hà Tĩnh I. Mục tiêu -Nắm được đặc điểm chính về dân cư, lao động của tĩnh, gia tăng dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hoá , giáo dục, y tế.Nguồn lực có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của tĩnh. -Biết được đặc điểm chung của kinh tế tĩnh. -Có kỉ năng phân tích mối liên hệ địa lý hiểu rõ thực tế của tĩnh đêt có ý thức tham gia xây dựng địa phương. II. Thiết bị dạy học: -Bản đồ dân cư Việt Nam. -át lát Việt Nam. III.Hoạt động dạy học: ổn định. Bài cũ: Bài mới: Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát tiển kinh tế xã hội của địa phương. Nguông dân cư lao động giúp ta thấy rõ sự phát triển, phân bố dân cư của địa phương để có kế hoạch điều chỉnh, sử dụng sức lao động và giải quyết vấn đề lao động của địa phương. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1: Cá nhân / cả lớp. - Giáo viên treo bảng thống kê dân số và gia tăng dân số của Hà Tĩnh: Năm 1991 1995 2000 2005 Dân số (nghin người) 1.209,4 1.275,5 1.268,4 1.300,9 Gia tăng tự nhiên 0/ 2,40 1,76 1,10 0,78 Dựa vào bảng số liệu nhận xét: ? Dân số và tình hình tăng dân số của tĩnh? ? Tỉ lệ gia tăng tự nhiên? ? Do đâu tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm xuống rõ rệt? Liên hệ ở địa phương em? * Hoạt động 2: -Giáo viên treo bản đồ tháp tuổi dân số tĩnh Hà Tĩnh năm 1999. ?Dựa vào tháp tuổi cho biết kết cấu dân số theo độ tuổi của tĩnh ta? ?Vậy kết cấu dân số trẻ hay già? ?Dân số trẻ có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với phát triển kinh tế xã hội? ( Thuận lợi: thị trường tiêu thụ rộng, nguồn lao động dồi dào Khó khăn: chủ yếu là lao động phổ thông , nền kinh tế còn chậm phát triển nên vấn đề việc làm còn là sức ép) -GV treo bản đồ phân bố dân cư dân tộc Việt Nam ?Dựa trên bản đồ cho biết số liệu kết cấu về giới của tĩnh ta? ? Lực lương lao động củatinh xta chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nào? - GV: đã có sự chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nhưng còn chậm ? Xác định các dân tộc cư trú trên địa bàn Hà Tĩnh? ? Dân tộc nào chiếm đông nhất? Phân bố ở đâu? ? Qua các số liệu về diện tích và dân số của tĩnh hãy tính mật độ dân số trung bình năm 2005? ? So sánh với mật độ của nước? ( cả nước 246 người/ km2) - GV:thấp hơn mật độ cả nước, nhưng cao hơn mức trung bình của vùng Bắc Trung Bộ. ?Nhận xét gì về sự phân bố dân cư của tĩnh? ? Tập trung nhiều và thư thớt ở đâu? - Học sinh trình bày trên bản đồ. ? Nêu nhật xét phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị? ? Mức độ đô thị hoá của Hà Tĩnh? - GV hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt qua trang tĩnh Hà Tĩnh - GV treo bảng số liệu của tĩnh: Năm 1991 1995 2000 2005 GDP toàn tĩnh(tỉ đông 915,4 2247,1 3402,5 5990,7 Tốc độ tăng trưởng GDP0/ - 13,1 7,03 8,9 ?Dựa vào bảng số liệu nhận xét quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của tĩnh? ? Có được kết quả trên là do đâu? * GV thông tin: thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng từ756 nghìn đồng năm 1991 lên 4,6 triệu đồng năm 2005. - Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội “ trong tương lai không xa với việc hình thành các khu công nghiệp ,cụm công nghiệp đưa mỏ sắt Thạch Khê vào khai thác, phăt triển khu kinh tế Vũng ángchắc chắn cơ cấu kinh tế của tĩnh sẽ chuyển dịch mạnh mẽ hơn” ? Để thực hiện được mục tiêu và chiến lược đó Hà Tĩnh cần phải làm gì trong thời gian tới? - Học sinh thảo luận. III. Dân cư và lao động. Sự phát triển dân số. - Dân số tăng đều qua các năm. - Tỉ lệ gia tăng giảm rõ rệt. 2. Kết cấu dân số. a. Kết cấu dân số theo tuổi và giới . * Theo tuổi. Năm 1999: -0 – 14 tuổi :37,20/ 0. - 15-64 tuổi: 54,40/ 0. - 65 tuổi trở lên: 8,40/ 0. * Theo giới. - Hiện nay nữ giới chiếm khoảng 510/ 0 b. Kết cấu dân số theo lao động. - 700/ lao động tập trung ở lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. c. Kết cấu theo thành phần dân tộc. - Người kinh khoảng trên 900/ dân số, số ít dân tộc thiểu số như người Lào Chứt, Mường, Mán. 3. Phân bố dân cư. - Năm 2005 : 216 người / km2 - Phân bố không đều. + Theo lãnh thổ. + Giữa nông thôn và thành thị. 4.Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế IV. Kinh tế. 1. Đặc điểm chung. - Quy mô kinh tế còn nhỏ bé. - Tốc độ tăng GDP cao hơn mức trung binh cả nước và vùng Bắc Trung Bộ. - Thu nhập đầu người không ngưng tăng. - Cơ cấu có sự chuyển dịch tích cực nhưng còn chậm. 4. Đánh giá: - Nhận xét tình hình gia tăng dân số của tĩnh, gia tăng dân số có ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội? - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của tĩnh của hai năm 1991 và 2005. Năm Ngành 1991 2005 Nông,lâm,ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Các ngành khác 73,4 9,0 17,6 41,1 22,5 36,4 - Xác định biểu đồ thích hợp, nêu nhận xét cơ cấu kinh tế, trong thời gian tới có sự chuyển dịch như thế nào? 5. Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ. - Hoàn chĩnh bài tập 3. -Tìm hiểu bài mới.

File đính kèm:

  • docDia ly ha tinh.doc