Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 49 - Bài 42: Địa lí tỉnh Quảng Bình (tiếp theo)

Sau bài học, HS cần:

- Nắm được đặc điểm chính về dân cư, lao động của địa phương: gia tăng dân số, phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Nguồn lực có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

- Biết được đặc điểm chung của kinh tế tỉnh.

- Có kỹ năng phân tích mối quan hệ địa lí, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 49 - Bài 42: Địa lí tỉnh Quảng Bình (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấm tải về rồi gửi trở lại dưới mọi hình thức. Tiết 49 - Bài 42 địa lí tỉnh quảng bình (tiếp theo) Ngaứy soaùn : 08 -04-2012 Ngaứy dạy : 09 -04-2012 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Nắm được đặc điểm chính về dân cư, lao động của địa phương: gia tăng dân số, phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Nguồn lực có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. - Biết được đặc điểm chung của kinh tế tỉnh. - Có kỹ năng phân tích mối quan hệ địa lí, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương. II. Các thiết bị dạy học: Bản đồ dân cư, dân tộc Việt Nam Bản đồ Quảng Bình. Các tranh ảnh về hoạt động sản xuất, tình hình phát triển y tế, văn hoá, giáo dục của địa phương. III. Các hoạt động trên lớp: 1. ổn định (1p): 2. Kiểm tra bài cũ (4p): - Xác định vị trí tỉnh trên bản đồ và nêu rõ ý nghĩa của vị trí địa lí đó? - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm gì? nêu nhưng điểm thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những giải pháp cụ thể là gì? 3. Bài mới (35p): * Mở bài: Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Nghiên cứu dân cư và lao động giúp chúng ta thấy rõ sự phát triển, phân bố dân cư và lao động của địa phương để có kế hoạch điều chỉnh, sử dụng sức lao động và giải quyết vấn đề lao động của địa phương. Hoạt động của Gv và HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân B1: Dựa vào sự hiểu biết và tài liệu, hãy nhận xét số dân của tỉnh QB, tỉ lệ tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới - so sánh với cả nước? HS trả lời, Gv chuẩn xác lại kiến thức, B2: Dựa vào bảng tình hình tăng dân số QB từ 1995- 2006 trong phần tài liệu, nhận xét tình hình tăng dân số ở tỉnh ta trong giai đoạn đó? B3: Nêu nguyên nhân dẫn tới sự biến động dân số, tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất. HS trả lời, Gv chuẩn xác lại kiến thức. HĐ2: nhóm/cặp Nh1: Dựa vào tài liệu nhận xét kết cấu dân số theo giới tính, theo độ tuổi và lao động? So sánh với cả nước. GV: Kết cấu theo giới tính: Nữ chiếm 50,54%. - Theo độ tuổi: Nh2: - Kết cấu lao động tỉnh ta theo ngành. Nh3: - Dựa vào hiểu biết nhận xét việc sử dụng lực lượng lao động và giải quyết vấn đề lao động của QB như thế nào? HS trả lời, Gv chuẩn xác lại kiến thức B4: Gv cho HS nhận xét tình hình phân bố dân cư của tỉnh, qua đó em thấy rằng sự phân bố dân cư của tỉnh đã hợp lí chưa? Nêu biện pháp giải quyết. HĐ3: Cặp - So sánh tỉ trọng kinh tế của thành phố với cả nước - - Nhận xét sự thay đổi cơ cấu kinh tế? giải thích. Nêu những thế mạnh kinh tế của địa phương. - Cơ cấu kinh tế năm 2005: N-L-N : 29,7%; CN và XD: 32,1%, DV: 38,2%. III. Dân cư và lao động Gia tăng dân số - Số dân: 716.282 người (0,9% ds cả nước), 831.600 người (2004) - Tỉ suất tăng tự nhiên là 1,01% ( cả nước1,43%) - Gia tăng cơ giới 0,79% năm - NN: Đã áp dụng tốt cuộc vận động dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Dân số tăng nhanh tạo ra một lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển kinh tế. 2. Kết cấu dân số: - Dân số trẻ- khó khăn cho công tác đào tạo và sắp xếp việc làm, bố trí nhà ở, vệ sinh môi trưòng. - Theo lao động: - Theo dân tộc: ngoài người kinh còn có 16 dân tộc hợp thành. 3. Phân bố dân cư: - MĐDS: 105 người/km2 (2006) - Xu hướng xây dựng nhiều khu CN và nhiều khu dân cư mới. IV. Kinh tế Đặc điểm chung - Tốc độ phát triển khá nhanh. - Chuyển dịch nền kinh tế theo hướng CN hoá và hiện đại hoá, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng. Giảm tương đối tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ. Củng cố (3p): - Dân cư - lao động của tỉnh có đặc điểm gì? Có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội? Các giải pháp lớn? - Nêu đặc điểm chung của nền kinh tế thành phố. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa gì trên con đường phát triển kinh tế của thành phố. IV. Hoạt động nối tiếp (2p) : - veà nhaứ hoùc baứi, chuaồn bũ trửụực baứi 42 tỡm hieàu veà caực hoaùt ủoọng kinh teỏ cuỷa tổnh. Tiết 50 - Bài 43 địa lí tỉnh quảng bình (tiếp theo) Ngaứy soaùn : 08 -04-2012 Ngaứy dạy : 16 -04-2012 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Hiểu và trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, xác định thế mạnh của ngành kinh tế ở địa phương được phát triển dựa trên tiềm năng gì. - Đánh giá được mức độ khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường được đặt ra như thế nào. - Thấy được xu huớng phát triển kinh tế của tỉnh. - Có ý thức trách nhiệm trong việc khái thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Có kỹ năng phân tích mối quan hệ địa lí, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương. II. Các thiết bị dạy học: Bản đồ kinh tế Việt Nam Bản đồ thành phố Quảng Bình. Các tranh ảnh về hoạt động các ngành kinh tế của tỉnh. III. Các hoạt động trên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ (4p): - Dân cư lao động của thành phố có đặc điểm gì? có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Các giải pháp lớn? - Nêu đặc điểm chung của kinh tế thành phố. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa gì trên con đường phát triển kinh tế tỉnh. 2. Bài mới (35p): Hoạt động của Gv và HS Nội dung chính HĐ1: Nhóm B1: Dựa vào kiến thức đã học cùng với sự hiểu biết: - Hãy có biết QB có những điều kiện nào để phát triển CN? - Dựa vào sự hiểu biết hãy kể tên các khu CN, các ngành CN, nhà máy mà em biết? B2: Sử dụng bảng thống kê- cho HS phân tích số liệu để rút ra xu hướng phát triển. HS trả lời Gv bổ sung - Ngành CN của tỉnh có cơ cấu khá đa dạng và phát triển nhanh, tuy nhiên và còn hạn chế: CN phát triển chưa thật bền vững, hiệu quả KT còn thấp thiếu sức cạnh tranh, tốc độ phát triền còn chậm. HĐ3: cá nhân B1: - Dựa vào tài liệu và kiến thức hiểu cho biết tỉ trọng, cơ cấu và phân bố của các ngành nông lâm, thủy sản? B2: - Em có nhận xét gì về các ngành DV của tỉnh? - Đề xuất một số giải pháp phát triển trong tương lai? HĐ4: Cặp B1: Dựa vào vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình: - Nêu thực trạng việc khai thác tài nguyên và môi trường của tỉnh. B2: - Nguyên nhân? biện pháp? HS trả lời, Gv bổ sung Quỷ đất NN bị cạn kiệt, môi trường nước và không khí bị ô nhiểm nặng ( ví dụ) GV: Trong công cuộc đổi mới đất nước để hoà nhập KT khu vực, địa phương em đã có những huớng đi như thế nào trong chiến lược phát triển kinh tế? Tóm lại: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu diễn biến rất thất thường, hằng năm thường chịu ảnh hưởng của bão, lũ, hạn hán, gió phơn tây nam. Nằm ở “khúc ruột miền Trung” của Việt Nam, có vị trí chiến lược rất quan trọng. trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, QB đã đóng góp đến mức tối đa sức người, sức của và chịu nhiều sự tàn phá nặng nề, man rợ nhất của kẻ thù. Song với sự cần cù lao động của người dân và nguồn tài nguyên khá đa dạng, phong phú, có truyền thống văn hiến lâu đời, non nước hữu tình, sản vật dồi dào, có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn. QB có điều kiện để phát triển toàn diện nền kinh tế theo định hướng chung của cả nước. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, trở ngại mà đến nay QB vẫn còn là một tỉnh nghèo của đất nước, tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao. IV- Kinh tế: 2. Các ngành kinh tế: a. Công nghiệp: - có nhiều điều kiện để phát triển: - Cơ cấu: khá đa dạng, nhiều ngành: vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến LTTP, may mặc, hoá chất... - Giá trị sản xuất: 1100,3 tỉ đồng. - Tốc độ phát triển khá nhanh. * Những tồi tại: Thiết bị lạc hậu, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thị trường hẹp và sức cạnh tranh còn yếu. - Khu CN Tây Bắc Đồng Hới, Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo. - Các ngành CN: CNCBTP, dệt, giày, may mặc, cơ khí, luỵện kim, hoá chất, VLXD và các ngành tiểu thủ công. + Phương hướng: Phát triển các ngành CN trong điểm, đổi mới thiết bị và công nghệ, thu hút vốn và kỹ thuật công nghệ hiện đại của nước ngoài, đẩy mạnh việc cổ phần hoá các xí nghiệp, phát triển các khu CN tập trung. b. Ngành nông, lâm, thuỷ sản. - Giá trị sản xuất: 730 tỉ đồng (2004) - QB có nhiều thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: + Nông nghiệp: Chiếm 29,7 % trong cơ cấu GDP, trồng trọt chiếm 65,7% (năm 2004), chăn nuôi 33,48%. - Chăn nuôi gồm trâu bò, lợn và gia cầm. + Lâm nghiệp: Chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng trồng và bão tồn thiên nhiên. c. Các ngành dịch vụ - Cầu nối GT bắc - Nam - Có nhều danh lam thắng cảnh và di tích văn hoá, lịch sử. V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường: - Khai thác phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường để đảm bảo sự phát triển bề vững kinh tế- xã hội của TP V. Phương hướng phát triển kinh tế: * Giai đoạn từ 2001 - 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH với cơ cấu GDP vào năm 2010 sẽ là: - Phát triển các ngành CN trọng điểm, đổi mới thiết bị và công nghệ, thu hút vốn và kỹ thuật công nghệ hiện đại của nước ngoài, đẩy mạnh việc cổ phần hoá các xí nghiệp, phát triển các khu CN tập trung. - Nâng cấp xây dựng các tuyến đường giao thông, cảng biển, sân bay, bê tông hoá đường nông thôn, - Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ và du lịch. năm vào khoảng 13,3% - 14,1% và GDP bình quân đầu người đạt từ 620 - 730 USD. - Phấn đấu tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm: 3,5% - 4,0% 4. Củng cố và đánh giá (4p): Nêu tình hình phát triển kinh tế của TP. Ngành nào chiếm vai trò quan trong nhất? dựa trên điều kiến gì? Tại sao vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường luôn đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. IV. Hoạt động nối tiếp (2p) : veà nhaứ hoùc baứi, chuaồn bũ trửụực baứi 43- Thực hành Tiết 51 Ôn tập học kì ii Ngaứy soaùn : 29-04-2012 Ngaứy dạy : 12-05-2012 I - Mục tiêu bài học * Sau bài học, HS cần hiểu và trình bày được: - Tiềm năng to lớn của biển, đảo VN, những thế mạnh của kinh tế biển - đảo. - Vấn đề cấp bách phải bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo để phát triển kinh tế bền vững kinh tế. - Khả năng phát triển kinh tế địa phương, thế mạnh kinh tế, những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn. - Có kỹ năng phân tích, so sánh các mối qua hệ địa lí, kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ. II - Các thiết bị dạy học Bản đồ tự nhiên, kinh tế Việt Nam Bản đồ tỉnh Quảng Bình Các phiếu học tập. III - Các hoạt động trên lớp 1. ổn định tổ chức (2p): 2. Bài mới (38p): * Gv kiểm tra việc chuẩn bị đề cương ôn tập của HS. HĐ1: Cá nhân Gv yêu cầu 5 HS xác định vị trí vùng biển - đảo, các tỉnh giáp biển. HĐ2: Theo nhóm B1: Gv chia lớp làm 4 nhóm: Nhóm 1: Ngành KT biển bao gồm ngành nào? Nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển kinh tế biển. - Tại sao cần phải ưu tiên phát triển khai thác xa bờ? CNCB thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản? - Sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển nước ta theo thứ tự từ Bắc vào nam Nhóm 2: - Vẽ sơ đồ xu hướng phát triển ngành dầu khí. - Xác định trên bản đồ các cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. Chung cần tiến hành biện pháp gì để phát triển giao thông vân tải biển? - Tại sao phải bảo vệ tài nguyên biển đảo? Các giải pháp. Nhóm 3: - Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội là gì. - Thế mạnh kinh tế của tỉnh là ngành gì? Dựa trên điều kiện nào? - Tỉnh ta có tiềm năng du lịch gì? Các giải pháp. Nhóm 4: - Nêu khái quát tình hình phát triển của ngành du lịch Quảng Bình và phương hướng phát triển trong những năm tới? - Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, giải pháp. - Dựa vào bài thực hành 40 đã học, hãy chuyển thành bảng số liệu và vẽ lại, rút ra nhận xét về dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu, xăng dầu nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn từ 1999 - 2002. B2: Các nhóm trao đổi, hoàn thành các phiếu học tập của mình, báo cáo kết quả. B3: Giáo viên bổ sung thêm, chuẩn kiến thức. 3. Củng cố và đánh giá (2p): Gv và HS cho điểm từng nhóm. 4. Nêu khái quát tình hình phát triển của ngành du lịch Quảng Bình và phương hướng phát triển trong những năm tới a) Tình hình phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình: - QB có ưu thế để phát triển các loại hình du lịch: du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch tham quan văn hoá - lịch sử. - trong những năm gần đây đã có nhiều đổi mới trong quảng bá, xây dựng cơ sở hạ tầng, có những khu nghỉ mát và tham quan nổi tiếng như Mĩ Cảnh, Phong Nha - Kẻ Bàng đã thu hút nhiều du khách đến Quảng Bình. b) Phương hướng phát triển: - Đa dạng hoá các loại hình và hình thức du lịch để phát huy tối đa thế mạnh. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, tiếp thị, quảng bá, nâng cao chất lượng phục vụ, sản xuất nhiều hàng lưu niệm... IV - Hoạt động nối tiếp (3p): Học sinh ôn tập kỹ nội dung đã hướng dẫn để kiểm tra học kỳ II * Phụ lục (Thông tin phản hồi cho các hoạt động chính): 1. Đáp án sơ đồ tiềm năng phát triển kinh tế biển: Kinh tế biển Giao tông vận tải biển Khai thác và chế biến khoáng sản biển Du lịch biển - đảo Nhiều bải tắm, phong cảnh đẹp. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh. Nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu khí Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Bờ biển dài, vùng biển rộng, biển ấm quanh năm. 2. Sơ đồ về xu hướng phát triển kinh tế biển: Dầu mỏ, khí đốt Xuất khẩu Khai thác dầu khí Công nghệ cao Điện Hoá chất cơ bản, phân đạm Chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su. 3. Sơ đồ hoá địa lý tỉnh: Thế mạnh của các ngành: + Công nghiệp - xây dựng + Nông nghiệp + Dịch vụ Tiềm năng phát triển kinh tế Dân cư - xã hội Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

File đính kèm:

  • docDia li tinh Quang Binh.doc
Giáo án liên quan