Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 22)

Cho HS đọc phần I trong SGK.

H. Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Đó là những dân tộc nào ?

GV hướng dẫn HS đọc bảng 1.1 trang 6 SGK để trả lời.

HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.

 

doc93 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 22), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần I Tiết 1 Ngày dạy: 18/08/09 ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo) ĐỊA LÍ DÂN CƯ BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HS đọc phần I trong SGK. H. Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Đó là những dân tộc nào ? GV hướng dẫn HS đọc bảng 1.1 trang 6 SGK để trả lời. HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. GV giảng thêm về một số nét văn hoá tiêu biểu của một số dân tộc và tổng hợp kiến thức cho HS. Cho HS quan sát bảng 1.1 và hình 1.1 SGK. H. Cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất, chiếm khoảng bao nhiêu %. Dân tộc nào có số dân ít nhất ? HS trả lời, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. H. Nêu một số nét khái quát về dân tộc Kinh và các dân tộc ít người ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. + Dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86% dân số cả nước, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật. + Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực kinh tế, nhưng đều tham gia vào các hoạt động kinh tế của nước ta. H. Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết ? HS trả lời, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác. GV lấy ví dụ và giảng thêm về Người Việt định cư ở nước ngoài. GV. Cho HS quan sát hình 1.2 SGK. GV phân tích và chứng minh về sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động 2: H. Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức trên bản đồ. Thảo luận nhóm (3’) ND: “Cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu ?” HS thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. GV tổng kết bài học. 18/ 20/ I. Các dân tộc ở Việt Nam. - Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. - Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quánlàm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc. - Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, dân tộc Brâu và Ơ-đu có số dân ít nhất. - Ngoài ra còn có người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. II. Phân bố các dân tộc. 1. Dân tộc Việt (Kinh). - Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. 2. Các dân tộc ít người. - Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du: - Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi, tình trạng du canh, du cư được hạn chế, đời sống được nâng cao, môi trường được cải thiện 4. Củng cố:(4/) Cho HS nêu các dân tộc và sự phân bố của các dân tộc ở Việt Nam. Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị trước bài 2. ...............¯¯¯ Tuần I Tiết 2 Ngày dạy: 19/08/09 BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: GV giới thiệu về dân số nước ta năm 2002 và diện tích so với thế giới. GV chuẩn xác kiến thức cho HS. Hiện nay, dân số nước ta khoảng 86,5 triệu người. H: Em có suy nghĩ gì về thứ hạng diện tích và dân số của Việt Nam so với các nước trên thế giới ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức: diện tích trung bình, dân số đông Þ mật độ dân số caonguồn nhân lực dồi dào. Hoạt động 2: Cho HS quan sát hình 2.1. GV hướng dẫn kí hiệu biểu đồ. GV cho HS thảo luận nhóm với yêu cầu: “Nêu nhận xét về tình hình gia tăng dân số ở nước ta ? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ?” HS thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. GV giảng về việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhưng dân số vẫn tăng nhanh là do dân số đông nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhỏ nhưng thực chất số dân lại lớn Cho HS đọc bảng 2.1 SGK. H: Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình của cả nước ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. H: Các số liệu trên nói lên điều gì ? HS. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn ở mức cao. Gv. Hàng năm dân số nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu người. HS thảo luận nhóm:(3’) + Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra nhưng hậu qủa gì ? + Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta ? HS trả lời, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3: Cho HS đọc bảng 2.2. H: Cơ cấu dân số nước ta thời kì 1979 – 1999 như thế nào? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức: Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm % lớn, nhóm tuổi trên 60 chiếm % nhỏ=> Cơ cấu dân số trẻ. H. Cơ câu dân số trẻ có thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển đất nước? H: Nhận xét về tỉ lệ hai nhóm dân số nam , nữ thời kì 1979 – 1999 ? GV cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi trên. GV quan sát, hướng dẫn, bổ sung. Gv. Tuy nhiên tỉ lệ nam có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tỉ lệ sinh: !00 nữ, trên 110 nam => Mất cân bằng giới tính. Nhấn mạnh sự nguy hiểm của mất cân bằng giới tính. Gv. Tổng kết bài học. 5/ 18/ 12/ I. Số dân. - Năm 2002, số dân nước ta là 79,9 triệu người. II. Gia tăng dân số. Dân số nước ta tăng nhanh (bùng nổ dân số), trong vòng 50 năm (1954 – 2003), dân số tăng lên 57 triệu người. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ngày càng giảm nhưng có sự khác nhau giữa các vùng miền. - Dân số đông và tăng nhanh gây ra tình trạng thất nghiệp, chất lượng cuộc sống thấp, tài nguyên môi trường bị huỷ hoại - Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số sẽ làm giảm áp lực của dân số tới các mặt đời sống xã hội III. Cơ cấu dân số. - Hiện nay, nước ta có cơ cấu dân số trẻ. - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thay đổi: + Nhóm tuổi từ 0 – 14 xu hướng ngày càng giảm + Các nhóm tuổi trên 15 tăng lên. - Tỉ số giới tính ở nước ta ngày càng tiến tới cân bằng hơn giữa nam và nữ. Đồng thời có sự khác biệt giữa các địa phương. 4. Củng cố:(4/) Cho HS nêu số dân, gia tăng dân số và cơ cấu dân số của Việt Nam. Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị trước bài 3. ..........................¯¯¯ Tuần II Ngày soạn: 22/8/2009 Tiết 3 Ngày dạy: 25/8/2009 BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HS đọc phần I trong SGK. GV giới thiệu về mật độ dân số của nước ta theo SGK. Năm 2003 nước ta có mật độ dân số là 246 người/km2, thế giới là 47 người/km2. Cho HS quan sát hình 3.1 SGK kết hợp với bản đồ. GV giải thích kí hiệu. H: Cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào ? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung trên bản đồ. GV tổng hợp và chuẩn xác. - Bên cạnh đó dân cư phân bố không đều nông thôn giữa nông thôn và thành thị: nông thôn chiếm khoảng 74%, thành thị khoảng 26% (2003). GV giới thiệu về một số vùng, đô thị ở Việt Nam có mật độ dân số cao theo SGK. Hoạt động 2: Cho HS đọc mục 1 trang 12 SGK. H: Quần cư nông thôn là gì ? Quần cư nông thôn ở Việt Nam được gọi như thế nào ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. H: Nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác. GV cho HS đọc khái niệm quần cư thành thị ở bảng tra cứu thuật ngữ cuối sách. H: Quần cư thành thị có đặc điểm gì ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. H: Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta ? Giải thích ? HS trả lời, bổ sung. GV tổng hợp, chuẩn xác. Hoạt động 3: KN Đô thị hoá: Xuất hiện đô thị mới hoặc phát triển, mở rộng các đô thị. Cho HS quan sát bảng 3.1 trang 13 SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung: “Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta ? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào ?” HS thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp, bổ sung, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. H: Hãy lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng quy mô các thành phố ? HS trả lời. GV lấy ví dụ: Tp Hà Nội đang mở rộng các khu công nghiệp, đô thị ra phía Nam sông Hồng GV tổng kết bài học. 12/ 12/ 11/ I. Mật độ dân số và phân bố dân cư. - Việt Nam là một nước có mật độ dân số cao trên thế giới. (246 người/km2 – 2003) - Dân cư phân bố không đều + Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. + Thưa thớt ở vùng miền núi, nông thôn II. Các loại hình quần cư. 1. Quần cư nông thôn. - Dân cư sống tập trung thành các điểm ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. - Đô thị hoá nông thôn diễn ra nhiều nơi, tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng. 2. Quần cư thành thị. - Có mật độ dân số rất cao, cảnh quan phổ biến là kiểu nhà ống, chung cư cao tầng, biệt thự, nhà vườn - Các đô thị ở nước ta có nhiều chức năng: trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng - Các đô thị phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển. III. Đô thị hoá. - Dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục nhưng không đều qua các giai đoạn. - Tỉ lệ dân đô thị của nước ta có tăng nhưng còn thấp. Chứng tỏ trình độ đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp chiếm vị trí khá cao. - Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. 4. Củng cố:(4/) Cho HS nêu mật độ dân số, các loại hình quần cư và quá trình đô thị hoá ở Việt Nam. Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị trước bài 4. Tuần II Ngày soạn: 25/8/2009 Tiết 4 Ngày dạy: 28/8/2009 BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động, việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. - Biết nhận xét các biểu đồ. II. Thiết bị dạy học: - Các biểu đồ cơ cấu lao động, bảng thống kê về sử dụng lao động. - Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống. III. Tiến trình thực hiện bài học: 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC:(4/). Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta. 3. Các hoạt động dạy và học: Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: H: Lao động của nước ta có đặc điểm gì ? HS trả lời. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. Cho HS quan sát hình 4.1 SGK. GV giới thiệu kí hiệu. H: Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân ? Chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta ? Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Cho HS quan sát hình 4.2 SGK. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung: “Hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta ?” HS thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3: Cho HS đọc phần II trong SGK. H: Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay như thế nào ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. H: Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp và chuẩn xác: phát triển các nghề thủ công truyền thống để thu hút lao động nhàn rỗi, thu hút đầu tư nước ngoài để giải quyết lao động trong nước Hoạt động 4: Cho HS đọc phần III trong SGK. H: Cho biết chất lượng cuộc sống ở Việt Nam trong thời gian qua như thế nào ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. -Trong thời gian qua, đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện về mọi mặt. tỉ lệ người biết chữ đạt 90,3%, tuổi thọ bình quân nam là 67,4, nữ là 70 tuổi (1999). Thu nhập bình quân đầu người tăng, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm H: Chất lượng cuộc sống của dân cư giữa các vùng như thế nào ? Liên hệ thực tế tại địa phương em. HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. Cho HS quan sát hình 4.3 SGK. GV tổng kết bài học. 12/ 8/ 7/ 8/ I. Nguồn lao động và sử dụng lao động. 1. Nguồn lao động. - Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh, bình quân mỗi năm có thêm 1 triệu lao động. - Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. - Lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn và phần lớn không qua đào tạo. Þ Cần hướng nghiệp, dạy nghề bằng nhiều hình thức cho người dân 2. Sử dụng lao động. - Số lao động có việc làm ngày càng tăng, năm 2003 có 41,3 triệu người hoạt động trong các ngành kinh tế. - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tăng số lao động trong các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm số lao động trong nông nghiệp. II. Vấn đề việc làm. - Nguồn lao động dồi dào, điều kiện kinh tế chưa phát triển tạo sức ép rất lớn đến giải quyết việc làm ở nước ta. - Ở khu vực nông thôn, tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến, lao động còn mang tính thời vụ. - Ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp cao, khoảng 6%. III. Chất lượng cuộc sống. - Trong thời gian qua, đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện về mọi mặt. - Tuy nhiên chất lượng cuộc sống còn chênh lệnh giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư Þ Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4. Củng cố:(4/) Cho HS nêu nguồn lao động, sử dụng lao động, vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam. Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài. Chuẩn bị trước bài 5. ...............¯¯¯ Tuần III Ngày soạn: Tiết 5 Ngày dạy: BÀI 5: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: - Biết cách phân tích, so sánh tháp dân số. - Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta. - Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. II. Thiết bị dạy học: - Tháp dân số năm 1989 và 1999. III. Tiến trình thực hiện bài học: 1. Ổn định tổ chức KTBC:(4/) 2. Giới thiệu:(1/) GV nêu mục tiêu bài thực hành. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HS quan sát hình 5.1 SGK. GV tổ chức HS thảo luận nhóm với yêu cầu : “Quan sát hình 5.1 SGK và phân tích, so sánh hai tháp dân số về các mặt: hình dạng của tháp, cơ cấu dân số theo độ tuổi và tỉ lệ dân số phụ thuộc ?” HS thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi 2 và 3 trang 18 SGK. GV hướng dẫn HS tìm hiểu. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. GV tổng kết bài thực hành. 20/ 15/ 1. Phân tích và so sánh tháp dân số. - Hình dạng: đều có đáy rộng, đỉnh nhọn nhưng chân của đáy ở nhóm 0 – 4 tuổi của năm 1999 đã thu hẹp hơn so với năm 1989. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi: tuổi dưới và trong lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. độ tuổi lao động và trên lao động năm 1999 cao hơn năm 1989. - Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao và cùng có thay đổi giữa 2 tháp dân số. 2. Nhận xét và giải thích. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có sự thay đổi: tăng độ tuổi lao động và trên lao động, giảm độ tuổi dưới lao động (0 – 14 tuổi). Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của đất nước. - Nguyên nhân: do ý thức được vấn đề dân số của người dân, thành công trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ suất sinh giảm. Chất lượng cuộc sống tăng, tuổi thọ được nâng cao, tỉ lệ tử giảm - Thuận lợi cho phát triển kinh tế: nguồn lao động dồi dào, trẻ - Khó khăn cho phát triển kinh tế: sức ép tới vấn đề việc làm, chất lượng cuộc sống chậm nâng cao, ảnh hưởng tới môi trường Þ Giải pháp: hạn chế tỉ suất sinh, tăng cường đào tạo nghề, tranh thủ đầu tư trong và ngoài nước, phát triển các nghề thủ công truyền thống 4. Củng cố:(4/) Cho HS nêu lại cách phân tích, so sánh tháp tuổi, nhận xét về thay đổi cơ cấu dân số, thuận lợi, khó khăn của cơ cấu dân số tới sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, chuẩn bị trước bài 6. ĐỊA LÍ KINH TẾ Tuần 3/Tiết 6 Ngày soạn: 18/09/2005 BÀI 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây. Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển. Có kĩ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ. Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và nhận xét biểu đồ. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam. Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991 đến năm 2002. Một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong quá trình Đổi mới. III. Tiến trình thực hiện bài học: Ổn định tổ chức:(1/) 2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài. 3. Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI GIAN NỘI DUNG Hoạt động 1: Cho HS đọc phần I trong SGK. H: Cho biết những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới ? HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. GV giới thiệu về công cuộc Đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng và từng bước ổn định và phát triển. Hoạt động 2: GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở bảng tra cứu thuật ngữ cuối sách. Cho HS nghiên cứu SGK, lưu ý 3 mặt của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cho HS quan sát hình 6.1 SGK. H: Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào ? HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. H: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ diễn ra như thế nào ? HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. H: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế diễn ra như thế nào ? HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. GV giảng về việc hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn theo SGK và chuẩn xác kiến thức cho HS. Cho HS quan sát hình 6.2. H: Xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm? Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển ? HS xác định trên bản đồ, nhận xét, bổ xung. GV xác định lại và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3: Cho HS đọc mục 2 trong SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung: “Nêu những thành tựu và khó khăn, thách thức của nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới ?” HS thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. GV tổng kết bài học. 8/ 20/ 10/ I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới. - Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập, tự do cho đất nước và nhân dân. - Từ năm 1946 – 1954 là thời kì chống thực dân Pháp. - Từ 1954 – 30/4/1975, là thời kì miền Bắc vừa chống đế quốc Mĩ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam. Miền Nam dưới chế độ của chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế chỉ phát triển ở một số thành phố lớn. - Khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến những năm cuối thập kỉ 80, nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng, tình trạng lạm phát cao, sản xuất đình trệ, lạc hậu. II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới. 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp–xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động. - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. - Bên cạnh chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành 7 vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp, vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam. 2. Những thành tựu và thách thức. - Thành tựu: + Tăng trưởng kinh tế vững chắc. + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá: hình thành một số ngành kinh tế trọng điểm + Sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. - Khó khăn và thách thức: + Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng

File đính kèm:

  • docdia li I.doc
Giáo án liên quan