Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 16 - Tiết 29 - Bài 27: Thực hành kinh tế biển bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ

I. Mục tiêu bài học:

1.Về kiến thức :

Sau bài học, học sinh cần:

- Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (gọi chung là Duyên hải Miền Trung) bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển.

2.Về kĩ năng :

- Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê liên kết không gian kinh tế BTB và Duyên hải NTB.

 

doc129 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 16 - Tiết 29 - Bài 27: Thực hành kinh tế biển bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Tiết : 29 Bài 27: THỰC HÀNH KINH TẾ BIỂN BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ. I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức : Sau bài học, học sinh cần: - Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (gọi chung là Duyên hải Miền Trung) bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. 2.Về kĩ năng : - Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê liên kết không gian kinh tế BTB và Duyên hải NTB. II. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Học sinh: thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu, vở thực hành, At lat địa lý Việt Nam. - Giáo viên: + Bản đồ treo tường, địa lý tự nhiên Việt Nam. + Bản đồ kinh tế Việt Nam. + Sơ đồ bảng số liệu so sánh sản lượng thuỷ sản ở BTB và DHNTB. III.Các hoạt động: 1.Ổn định lớp học: 2.Kiểm tra bài cũ: - Trình bày hình thành phát triển kinh tế Nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? Xác định vùng chăn nuôi bò đàn, vùng đánh bắt thuỷ sản trên bản đồ? - Ngành công nghiệp và dịch vụ của vùng Duyên hải Nam Trung bộ phát triển như thế nào? Xác định một số cơ sở khai thác khoáng sản và một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng?. - Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên?. 3. Giới thiệu bài mới: - Như vậy các em đã tìm hiểu song hai vùng kinh tế ở Miền Trung đó là vùng BTB và vùng duyên hải NTB, cả hai vùng kinh tế Miền Trung đều có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Trong tiết hôm nay cô cùng các em tìm hiểu kỹ hơn, nghiên cứu sâu hơn về kinh tế biển của cả hai vùng. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay đó là: Bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung và và duyên hải Nam Trung Bộ. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY Hoạt động 1: bài tập 1: - Học sinh làm việc theo nhóm. - giáo viên chia lớp làm 04 nhóm. - Giáo viên sử dụng bản đồ trống. CHN1: Hãy gắn tên các cảng biển lên bản đồ trống (vùng BTB và DH.NTB). CHN2: Hãy gắn tên các bãi tôm, bãi cá của vùng Duyên Hải Miền Trung. CHN3: Hãy gắn tên các cơ sở sản xuất muối của vùng và một số đảo khai thác chim yến của vùng DH Miền Trung. CHN4: Hãy gắn tên các bãi biển du lịch nổi tiếng và các điểm du lịch của vùng Duyên hải Miền Trung (động Phong Nha, Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội an, di tích Mỹ Sơn, các vườn quốc gia...). H: Hãy rút ra nhận xét về tiềm năng phát triển KT biển ở Duyên hải Miền Trung? Hoạt Động 2: Bài tập 2: GV: Sử dụng bảng 27.1 đã chuẩn bị sẵn. HOẠT ĐỘNG HỌC - Nhóm 1 trình bày: - Học sinh lên gắn tên các cảng biển (học sinh đã chuẩn bị sẵn). - Nhóm 2 trình bày: - Đại diện học sinh của nhóm 2 lên gắn tên các bãi tôm, bãi cá trên bản đồ trống. - Nhóm 3 trình bày: - Đại diện nhóm 3 lên gắn tên các cơ sở sản xuất muối lớn của vùng và một số đảo khai thác nhiều tổ chim yến. - Nhóm 4 trình bày: - Đại diện học sinh lên gắn trên bản đồ trống các bãi biển có giá trị du lịch và một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng. HS: - Có đường bờ biển kéo dài từ Thanh Hoá đến tỉnh Bình Thuận - Tài nguyên phong phú, đa dạng: Tài nguyên Biển, Tài nguyên du lịch. - Quần đảo Hoàng Sa có ý nghĩa về an ninh, ý nghĩa về kinh tế biển. NỘi DUNG 1. Bài tập 1: - Xác định các cảng biển. - Xác định các bãi tôm, cá. - Các cơ sở sản xuất muối. - Những bãi biển có giá trị du lịch. * Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Duyên Hải Miền Trung: .- Là vùng có tài nguyên thiên nhiên biển phong phú, đa dạng để Khai thác ,nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và phát triển du lịch. biển - Quần đảo Hoàng Sa có ý nghĩa về an ninh quốc phòng, ý nghĩa về kinh tế biển. 2. Bài tập 2: Căn cứ vào bảng số liệu 27.1: BẢNG: SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (NGHÌN TẤN) NGÀNH BẮC TRUNG BỘ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NGUÔI TRỒNG 38,8 27,6 KHAI THÁC 153,7 493,5 * Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xử lý số liệu. - Toàn vùng duyên hải là 100% - Giáo viên hướng dẫn học sinh tính % cho từng vùng và điền kết quả vào ô tương ứng. - Giáo viên hướng dẫn HS sử dụng từ hoặc cụm từ: nhiều, ít hơn, kém để so sánh sản lượng thuỷ sản của hai vùng. - GV đưa ra bảng số liệu đã xử lý. HS: - Tổng nuôi trồng thuỷ sản của toàn vùng là: 38,8 nghìn tấn + 27,6 nghìn tấn = 66,4 nghìn tấn. + Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản vùng Bắc Trung Bộ là (%): 38,8 x 100: 66,4 = 58,4%. + Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản vùng duyên hải NTB là: (27,6 x 100): 66,4 = 41,6 % Tổng khai thác thuỷ sản toàn vùng Duyên hải Miền Trung là: 153,7 nghìn tấn + 493,5 nghìn tấn. = 647,2 nghìn tấn + Sản lượng khai thác thuỷ sản vùng Bắc Trung bộ là: (%) 153,7x100 : 647,2=23,7%. + Sản lượng khai thác thuỷ sản vùng Duyên hải Miền Trung là: 493,5 x 100 : 647,2 = 76,3%. + Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản vùng Bắc Trung Bộ là (%): 38,8 x 100: 66,4=58,4%. + Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản vùng duyên hải Nam Trung Bộ là: (27,6 x 100): 66,4 = 41,6 % + Sản lượng khai thác thuỷ sản vùng Bắc Trung bộ là: (%) 153,7x100:647,2= 23,7%. + Sản lượng khai thác thuỷ sản vùng Duyên hải Miền Trung là: 493,5 x 100 : 647,2 = 76,3%. SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2002 (%) NGÀNH TOÀN VÙNG BẮC TRUNG BỘ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Thuỷ sản nuôi trồng 100% 58,4% 41,6% Thuỷ sản khai thác 100% 23,7% 76,3% H: Qua bảng số liệu trên em hãy nhận xét so sánh sản lượng nuôi trồng và khai thác của hai vùng BTB và DHNTB? H: Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng về sản lượng nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng. - GV gợi ý HS ôn lại các bài trong SGK, nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 8. HS: - Khai thác thuỷ sản vùng duyên hải nam Trung Bộ phát triển mạnh chiếm tỷ lệ khá cao 76,3%, trong khi đó Bắc Trung Bộ chỉ chiếm 23,7%. Như vậy duyên hải Nam Trung Bộ nhiều hơn Bắc Trung Bộ 52,6%. - Nuôi trồng thuỷ sản vùng BTB phát triển chiếm 58,4% trong khi đó Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ chiếm 41,6%. Như vậy Bắc Trung bộ nhiều hơn Duyên hải Nam Trung Bộ 16,8%. HS: Có sự chênh lệch về thuỷ sản lượng là do: Tiềm năng kinh tế biển Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản và vùng nước trồi vùng biển cực nam Trung Bộ có nguồn hải sản phong phú. * Nhận xét: - Khai thác thuỷ sản vùng duyên hải Nam Trung Bộ nhiều hơn vùng Bắc Trung bộ 52,6%. - Nuôi trồng thuỷ sản vùng Bắc Trung bộ nhiều hơn Duyên hải Nam Trung Bộ 16,8%. *Giải thích : - Sản lượng về thuỷ sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng có sự chênh lệch là do: Tiềm năng kinh tế biển Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản và vùng nước trồi vùng biển cực nam Trung Bộ có nguồn hải sản phong phú. 5. Củng cố: 1. Hãy xác định trên bản đồ treo tường các bãi cá, bãi tôm của vùng? 2. Xác định các cảng biển, các bãi tắm nổi trống, các điểm du lịch của vùng. 3. Hãy nêu nhận xét tiềm năng PTKT biển ở BTB và DH. NTB? 4. So sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác hai vùng BTB và DH.NTB? Giải thích tại sao có sự chênh lệch đó? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 1) Vùng Bắc Trung Bộ có những cảng biển lớn đó là: a. Vinh, Đà Nẵng, Huế. c. Huế, Đà Nẵng, Nha Trang b. Vinh, Đồng Hới, Huế d. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. 2) Ba cảng biển lớn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: a. Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn. c) Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang b) Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết d) Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết.. 3. Tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất trong năm 2002 của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là: a. Đà Nẵng c. Quảng Ngãi. b. Quảng Nam d. Khánh Hoà. 4. Cảng Quy Nhơn thuộc tỉnh nào của vùng Duyên hải Miền Trung? a. Nghệ An c. Quảng Ngãi b. Quảng Nam d. Khánh Hoà 5. Quần đảo Trường Sa thưộc tỉnh nào: a. Thừa Thiên Huế c) Khánh Hoà b.Khánh Hoà d. Quảng Nam 6. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào? a Đà Nẵng c. Quảng Nam b. Khánh Hoà d. Nghệ An. 6. Dặn dò: - Học kỹ bài. - Chuẩn bị bài 28 theo câu hỏi sau: + Nhóm 1,2: kẻ bảng 28.1. + Nhóm 3,4: kẻ bảng 28.2. 1. Nêu vị trí, giới hạn của vùng Tây Nguyên? 2. Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? 3. Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư của Tây Nguyên? nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên qua bảng 28.2. Tuần: 16 Tiết : 30 Bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức : Sau bài học, học sinh cần: -Nhận biết vị trí địa lý,giới hạn lãnh thổvà ý nghĩa cỉa chúng đối với sự phát triển kinh tế,xã hội -Trình bày được đặc điểm tự nhiên ,tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư xã hội của vùng đối với sự phát triển kinh tế ,xã hội - Tây Nguyên có vị trí địa lý quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đồng thời có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế - xã hội, Tây Nguyên là vùng sản xuất hàng hoá, nông sản xuất khẩu lớn của cả nước chỉ sau Đồng bằng Sông Cửu Long. 2.Về kĩ năng : - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng xác định được trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích một số vấn đề tự nhiên và dân cư, xã hội của vùng. -Phân tích số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên dân cư xã hội của vùng II. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên. - Một số tranh ảnh về Tây Nguyên. II. Các hoạt động: 1. Ổn định lớp học: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ?. - Xác định các bãi cá, bãi tôm, các điểm du lịch nổi tiếng của vùng duyên hải Miền Trung? - Xác định gới hạn, vị trí vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng? - Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên?. 3. Giới thiệu bài mới: - Như vậy các em đã tìm hiểu được mấy vùng kinh tế? Đó là những vùng nào? Như vậy trong tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp vùng kinh tế thứ 5 của nước ta: Đó là vùng Tây Nguyên. Vậy Tây Nguyên có vị trí địa lý quan trọng như thế nào? có điều kiện tự nhiện, tài nguyên thiên nhiên và dân cư xã hội ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 28: Vùng Tây Nguyên. 4. Giảng bài mới: Trọng tâm của bài là mục II. HOẠT ĐỘNG DẠY( GV Hoạt động 1: tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ. * GV yêu cầu học sinh nêu nhanhvề diện tích, dân số và các tỉnh của Tây Nguyên. H: Dựa vào hình 28.1 kết hợp bản đồ treo tường hãy xác định ranh gới của vùng? (Bắc, Nam, Đông, Tây). H: Hãy xác định các tỉnh của vùng trên bản đồ. * GV yêu cầu cả lớp thảo luận theo bàn: 2’. H: Nêu ý nghĩa về vị trí địa lý của vùng? GV: Việc phát triển Tây Nguyên thành vùng động lực kinh tế có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp, hiện đại hoá đất nước. GV: Tây Nguyên có mối liên hệ bền chặt với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ nhờ mạng lưới đường bộ và các mối liên hệ kinh tế - xã hội truyền thống. GV: Yêu cầu học sinh xác định đường quốc lộ 19, 24, 25, 14, 26, 27, 20, đường Hồ Chí Minh. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. H: Hãy nhận xét về địa hình Tây Nguyên? H: Quan sát hình 28.1 kết hợp bản đồ treo tường hãy xác định các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông bắc Cam Pu Chia. * Thảo luận: cặp (thời gian 2’). Câu hỏi: nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn của Tây Nguyên? H: quan sát bảng 28.1 hãy nhận xét tiềm năng kinh tế, TNTN vùng Tây Nguyên. *GV: Cho lớp thảo luận nhóm: 04 nhóm. CHN1,2: quan sát hình 28.1 hãy nhận xét sự phân bố các vùng đất Bandan, các mở Biô xít. Xác định trên bản đồ treo tường. CHN3,4: Dựa vào bảng 28.1 hãy cho biết Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế gì? Tại sao? GV: khí hậu cao nguyên mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên đẹp của thành phố Đà Lạt, Hồ Lắc, Biển Hồ, Núi Lang Biang huyền thoại vườn quốc gia Yokđôn, Chủ Yangxin, KonKakinh, Chủmơmrây. Đã đem lại cho Tây Nguyên thế mạnh về du lịch, sinh thái. H: Hãy nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên? H: Hãy nêu một số biện pháp cụ thể để hạn chế bớt những khó khăn trên? Hoạt động 3: Đặc đểm dân cư, xã hội. * Thảo luận: cặp 3’. H: Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư Tây Nguyên? - H: căn cứ vào bảng 28.2 hãy nhận xét tình hình dân cư - xã hội cả nước? - H: Qua các tiêu chí trên hãy rút ra nhận xét về sự phát triển về dân cư- xã hội cở Tây Nguyên? - GV: Nhờ những thành tựu của công cuộc đổi mới, điều kiện sống của các dân tộc ở Tây Nguyên được cải thiện đáng kể. H:Nêu một số khó khăn về dân cư xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ,xã hội của vùng ? - H: Em hãy kể những công trình lớn ở Tây Nguyên mà em biết. - H: Đảng và Nhà nước đã làm gì để phát triển kinh tế Tây Nguyên? HOẠT ĐỘNG HỌC ( HS) HS: - Diện tích: 54.475 Km2 - dân số: 4,4 triệu người - Các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. HS: Lên xác định trên bản đồ treo tường. + Phía Bắc,phía Đông : Duyên hải NTB. + Phía Nam: Đông Nam Bộ + Phía Tây: Hạ Lào và Đông Bắc CPC. - HS lên xác định - Là vùng duy nhất trong nước ta không giáp biển - HS: - Vùng Tây Nguyên có vị trí quan trọng về quốc phòng vì nằm ở ngã 3 biên giới 3 nước: Việt Nam, Lào, CPC...có cơ hội liên kết với các nước trong khu vực. -Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và thị trường tiêu thụ sản phẩm,có mối liên hệ với Duyên Hải Nam Trung Bộ ,mở rộng quan hệ với Lào và Cam-pu-chia - Có nhiều điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong tiểu vùng Mê Kông. - Học sinh lên bảng xác định trên bản đồ treo tường. - HS: - Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận. - HS: - Xác định các dòng sông: Xê Xan, Xrê –PôK, Đồng Nai, Sông Ba. - Học sinh trình bày: - Bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước cho chính Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và nước sinh hoạt cho dân cư. - Bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng lãnh thổ rộng lớn phía nam đất nước và một phần lưu vực sông Mê Kông. - HS dựa vào bảng 28.1 để trả lời. → Tây Nguyên có nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. - Nhóm 1,2: - Đất đỏ Ba dan được phân bổ khá đều trên các cao nguyên của vùng:CN PlâyKu, CN Đắc Lắc, CN Mơ Nông, CN Di Linh. - HS xác định các cao nguyên trên ở trên bản đồ treo tường. - Các mỏ Bô xít tập trung chủ yếu ở phía Bắc va phía Nam của vùng: Tỉnh Kon Tum, Gia lai, Đắc Nông, Lâm Đồng hầu như tỉnh nào cũng có trừ Đắc lắc. - HS xác định các mỏ Bô xít. Nhóm 3,4: - Trồng cây công nghiệp: nhờ vào diện tích lớn đất đỏ Ba dan của vùng. - Khai thác khoáng sản: Nhờ có các mỏ Bô xít có trữ lượng lớn hơn 3 tỷ tấn. - Phát triển ngành lâm nghiệp: nhờ vào vùng có diện tích rừng tự nhiên gồm 3 triệu ha (chiếm 29% diện tích rừng tự nhiên cả nước. - Phát triển thuỷ năng: Vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn, chiếm 21% trữ năng thuỷ điện cả nước: Thuỷ điện Ialy, Đrây Hơlinh, Đa Nhim. - HS: - Mùa khô kéo dài gây hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng. - Chặt phá rừng để làm nương rẫy, khai phá rừng quá mức, cháy rừng, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư. - HS: - Bảo vệ môi trường tự nhiên. - Khai thác hợp lý tài nguyên đặc biệt là thảm thực vật rừng có ý nghĩa không chỉ đối với Tây Nguyên mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía Nam đất nước và các nước láng giềng. HS trả lời: - Tây Nguyên có gần 4,4 triệu dân (2002) dân tộc ít người chiếm khoảng 30% bao gồm các dân tộc Gia Lai, Ê- đê, Ba na, M nông, Cơ ho... + Dân tộc kinh phần lớn sống ở các đô thị, ven đường giao thông và các nông dân lâm trường. + Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở các vùng núi cao. - Các dân tộc có truyền thống đoàn kết, đấu tranh cách mạng kiên cường, có bản sắc văn hoá phong phú với nhiều nét đặc thù. - Mật độ dân số 81 người/km2 (2002) Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước ta nhưng phân bố không đều, các đô thị, ven trục đường giao thông có mật độ cao hơn. - HS trả lời: - Tây Nguyên có gần 4,4 triệu dân (2002) dân tộc ít người chiếm khoảng 30% bao gồm các dân tộc: Gia gia, Ê- Đê, Ba Na, M. Nông, Cơ Ho... + Dân tộc kinh phần lớn sinh sống ở các độ thị, ven đường giao thông và các nông, lâm trường. + Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở các vùng núi cao. - Các dân tộc có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, có bản sắc văn hoá, phong phú với nhiều nét đặc thù. - Mật độ dân số 81 người/km2 (2002). Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước ta, nhưng phân bố không đều, các độ thị ven trục đường giao thông có mật độ cao hơn. - HS: - Mật độ dân số thấp hơn cả nước 158 người/km2. - Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên co hơn cả nước 0,7%. - Tỷ lệ hộ nghoè cao hơn cả nước 7,9%. - Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước 49,7 nghìn đồng. - Tỷ lệ người lớn biết chữ thấp hơn cả nước là 7,3%. - Tuổi thọ trung bình thấp hơn cả nước 7,4 năm. - Tỷ lệ dân số thành thị cao hơn cả nước 3,2%. - HS: - Trong nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội, Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước. HS : *Khó khăn : -Thiếu lao động,trình độ lao động chưa cao -Là vùng khó khăn của đất nước. - HS: + Thuỷ điện Ialy, ĐRây Hơlinh, đường dây cao thế 500KV, nâng cấp đường sá, đặc biệt là việc triển khai sự án đường Hồ Chí Minh và nhiều công trình khác. - HS trả lời trong SGK. - Tăng cường đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của dân cư đặc biệt là các dân tộc ít người và ổn định chính trị, xã hội là mục tiêu hàng đầu trong các dự án phát triển ở Tây Nguyên. NỘi DUNG IVị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ : - Diện Tích: 54.475 Km2 - Gồm: 5 Tỉnh. -Vị trí tiếp giáp : +Phía Bắc ,phía Đông :giáp vùng kinh tế duyên hải nam Trung Bộ + Phía Nam: Đông Nam Bộ + Phía Tây:Giáp Hạ Lào và Đông Bắc :Căm Pu Chia - Là vùng duy nhất trong nước ta không giáp biển -Ý nghĩa : - Vùng Tây nguyên có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. -Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và thị trường tiêu thụ sản phẩm,có mối liên hệ với Duyên Hải Nam Trung Bộ ,mở rộng quan hệ với Lào và Cam-pu-chia II) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: *Đặc điểm : - Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng (Kon tum,Plâyku,đắclắc,Mơ nông,lâm viên,Di linh ).Là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông.chảy về các vùng lãnh thổ lân cận. + Nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế *Thuận lợi : -Có tài nguyên thiên nhiên phong phú ,thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành (đất ba dan nhiều nhất cả nước ,rừng tự nhiên còn khá nhiều ,khí hậu cận xích đạo,trữ năng thuỷ điện khá lớn ,khoáng sản có bô xít có trữ lượng lớn ) - Khí hậu cao nguyên mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên đẹp đã đem lại cho Tây Nguyên thế mạnh về du lịch, sinh thái. * Khó Khăn: - Mùa khô kéo dài gây hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng * Biện pháp: Bảo vệ rừng tự nhiên, khai thác hợp lý tài nguyên. III/Đặc điểm dân cư,xã hội : *Đặc điểm : - Dân số 4,4 triệu người (2002) là vùng thưa dân nhất nước ta. - Dân tộc ít người chiếm 30% Gồm: Gia Lai, Ê- Đê, Ba Na, M.Nông, Cơ Ho.. - Dân tộc Kinh phần lớn sống ở các đô thị, ven đường giao thông,các nông,lâm trường *Thuận lợi : -Nền văn hoá giàu bản sắc thuận lợi cho phát triển du lịch - Hiện nay đời sống của các dân tộc Tây Nguyên được cải thiện đáng kể *Khó khăn : -Thiếu lao động,trình độ lao động chưa cao 5. Củng cố: 1) Hãy xác định vị trí địa lý, ranh giới của Tây Nguyên? 2) Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 1. Vùng Tây Nguyên có chiều dài đường biên giới giáp với Lào và Cam Pu Chia là: a. 450 km c) 520 km b. 500 km d) 550 km. 2. Tây Nguyên có diện tích là bao nhiêu Km2: a) 54.475 km2 c) 54.574 km2 b) 54.745 km2 d) 54.470km2 4. Diện tích rừng tự nhiện ở Tây Nguyên chiếm bao nhiêu % với diện tích rừng cả nước? a. 26,5% c. 28,8% b. 28,5% d. 29%. 6. Dặn dò: - Học bài kỹ. - Làm bài tập 3 SGK. * GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3: Bài tập 3: Dựa vào bảng số liệu sau: BẢNG 28.3: ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN NĂM 2003. CÁC TỈNH KON TUM GIA LAI ĐẮC LẮC LÂM ĐỒNG Độ che phủ rừng (%) 64,0 49,2 50,2 63,5 Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng và nhận xét: * Chuẩn bị bài 29 theo câu hỏi sau: + Nhóm 1, 2,: Vẽ sơ đồ hình 29.1. + Nhóm 3: kẻ bảng số liệu 29.1. + Nhóm 4: kẻ bảng 29.2 – tính tốc độ phát triển kinh tế Tây Nguyên. 1. Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất Nông lâm nghiệp? 2. Nêu tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên? 3. Nêu tình hình phát tiển dịch vụ ở Tây Nguyên? Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch? 4. Vùng Tây nguyên có các trung tâm kinh tế lớn nào? 5. Sưu tầm tư liệu về Thành phố Đà Lạt. Tuần: 16 Tiết :31 Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN ( Tiếp theo ) I.Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức : Sau bài học, học sinh cần: -Trình bày được tình hình phát triển một số ngành kinh tế phổ biến -Nêu được các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm - Hiểu được nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế – xã hội, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhiều. - Nhận biết được vai trò trung tâm kinh tế vùng của một số thành phối PlâyKu, Buôn Ma Thuật, Đà Lạt... 2.về kĩ năng : -Xác định được các trung tâm kinh tế,sự phân bố một số cây công nghiệp (cà phê,cao su,chè ) -Phân tích số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng - Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để nhận xét và giải thích một số vấn đề bức xúc của Tây Nguyên. - Đọc biểu đồ, lược đồ để khai thác thông tin theo câu hỏi dẫn dắt. II. các phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ kinh tế Tây Nguyên. -Lược đồ các bảng số liệu - Một số tranh ảnh. III. Các hoạt động: 1.Ổn định lớp học: 2.Kiểm tra bài cũ: - Nêu và xác định vị trí địa lý và giới hạn của Tây Nguyên? - Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội? - Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên? 3. Giới thiệu bài mới: - Chúng ta đã nắm được vị trí địa lý cũng như những điều kiện tự nhiên tìa nguyên thiên nhiên và dân cư – xã hội của Tây nguyên, với những đặc điểm đó Tây Nguyên đã phát triển kinh tế như thế nào?. hôm nay chúng ta tìm hiểu Bài 29: Tây Nguyên.(tiếp theo ) 4.Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY (giáo viên) - Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế. HĐ 1.1: Nông nghiệp: GV: yêu cầu học sinh đọc phần đầu của mục 1 (nông nghiệp). H: Hãy nêu nhận xét về ngành Nông nghiệp của Tây nguyên trong những năm gần đây? * Thảo luận: 4 nhóm: CHN1: dựa vào hình 29.1 hãy nhận xét tỷ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước?. - CHN2: Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? - NHN3: Dựa vào hình 29.2 kết hợp lược đồ treo tường xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên. - CHN4: Dựa vào bảng 29.1 nhận xét tình hình phát triển Nông nghiệp ở Tây Nguyên? Tại sao hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp?. - H: Hãy rút ra nhận xét về khó khăn sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên? - GV: Hiện nay nhiều địa phương đã chú trọng phát triển thuỷ lợi và áo dụng kỹ thuật canh tác mới để thâm canh lúa, cây lương thực khác cây CN ngắn ngày, chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh. Đặc biệt TP Đà lạt, Lâm Đồng nổi tiếng trồng hoa và rau quả ôn đới. - H: Hãy nhận xét về ngành lâm nghiệp? GV:Chuyển ý sang mục 2. HĐ: 1, 2: Công nghiệp. - H: Hãy nhận xét tình hình phát triển cây công nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên? - H: Dựa vào bảng 29.2 tính tốc độ phát triển CN của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 = 100%) nhận xét tình hình phát triển CN ở Tây Nguyên? - H: Hiện nay ở Tây Nguyên các ngành này đang PT nhanh? Tại sao? H: Ngoài các ngành trên ở Tây Nguyên ngnàh nào hiện nay đang có tiềm năng rất lớn? H: Hãy xác định vị trí nhà máy thuỷ điện Ialy trên sông Xêxan. Nêu ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên? GV: Giới thiệu hình 29.3 phong cảnh nhà máy thuỷ điện Ialy. - HĐ 1.3: Dịch vụ: - GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 3. - GV: Trong những năm đổi mới các hoạt động, dịch vụ của Tây Nguyên đã có bước tiến đáng kể nhờ đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, lâm sản và du lịch. H: Xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên như thế nào? mặt hàng xuất khẩu lớn nhất đó là mặt hàng nào? H: Hãy nêu các tiềm năng du lịch, sinh thái, nhân văn? Xác định toàn bản đồ? Rút ra nhận xét về du lịch của vùng. GV: Diện mạo kinh tế - xã hội của Tây Nguyên sẽ thay đổi sâu sắc nhờ xây dựng thuỷ điện, khai thác bô xít, xây dựng đường Hồ Chí Minh đồng thời với việc nâng cấp mạng lưới đường nganh nối với các thành phố duyên hải Nam Trung Bộ,

File đính kèm:

  • docgiao an dia 9 2013 2014.doc