Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 4: Lao động và việc làm chất lượng cuộc sống (Tiếp)

1.Kiến thức : Sau bài học HS có thể :

- Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động ở nước ta .

- Hiểu môi trường sống cũng là 1 trong những tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam còn chưa cao. Một phần do môi trường sống còn nhiều hạn chế

- Biết môi trường sống ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 4: Lao động và việc làm chất lượng cuộc sống (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: Thứ 2 ngày 3 tháng 9 năm 2012 Tiết 5: BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến thức : Sau bài học HS có thể : - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động ở nước ta . - Hiểu môi trường sống cũng là 1 trong những tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam còn chưa cao. Một phần do môi trường sống còn nhiều hạn chế - Biết môi trường sống ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. 2. Kỹ năng : - Biết nhận xét các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và chất lượng cuộc sống - Phân tích mối quan hệ giữa môi trường sống và chất lượng cuộc sống 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi đang sống và các nơi công cộng khác tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Các biểu đồ về cơ cấu lao động - Bảng số liệu thống kê về sử dụng lao động, chất lượng cuộc sống - Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ nâng cao chất lượng cuộc sống III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Kiểm tra bài cũ: - Dựa vào bản đồ dân cư trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta và giải thích? - Nên đặc điểm , chức năng của các loại hình quần cư? 2. bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1 CH: Nhận xét về nguồn lao động nước ta ? Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động ở nước ta (nam từ 16-60 nữ 16-55) CH: Dựa vào biểu đồ hình 4.1: - Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân? CH: Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động ở nước ta. (thấp) Để nâng cao chất lượng nguồn lao động, cần có những giải pháp gì? CH: Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và những hạn chế nào? CH: Quan sát biểu đồ hình 4.2, nêu nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. Hoạt động 2 CH: Tại sao nói Việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta CH: Để giải quyết việc làm theo em cần phải có những biện pháp gì? Hoạt động 3 GV cho HS đọc SGK nêu dẫn chứng nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang được cải thiện. CH: Chất lượng cuộc sống của dân cư như thế nào giữa các vùng nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội ? (chênh lệch) CH: Hình 4.3 nói lên điều gì? I. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1. Nguồn lao động - Nguồn lao động nước ta rất dồi dào và có tốc độ tăng nhanh. Trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động - Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. - Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn 2. Sử dụng lao động - Số lao động có việc làm ngày càng tăng - Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực II. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM - Lực lượng lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước khá cao khoảng 6% III. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG: - Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và đang giảm dần chênh lệch giữa các vùng 3. Củng cố: - Trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta ? - Tại sao nói việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta ? - Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân? 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, đọc bài 5 ----------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 3: Thứ 3 ngày 4 tháng 9 năm 2012 Tiết 6: BÀI 5:THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - HS biết cách phân tích, so sánh tháp dân số - Tìm được sự thay đổi và xu thế thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta 2. Kĩ năng - Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội của đất nước II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tư duy: + Phân tích, so sánh tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 để rút ra kết luận về xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta + Phân tích được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội. - Giải quyết vấn đề: Quyết định các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng về quy mô gia đình hợp lí. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp. - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi trình bày thông tin. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG Động não; thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề; suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ; bản đồ tư duy. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - GV: chuẩn bi đồ dùng dạy học - Tháp tuổi hình 5.1 - HS: chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Khám phá: - Trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta ? - Tại sao nói việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta 2. Kết nối. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1 HS Làm việc theo nhóm Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999, so sánh hai tháp dân số về các mặt - Hình dạng của tháp - Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính - Tỉ lệ dân số phụ thuộc - GV yêu cầu HS phân tích từng tháp sau đó tìm sự khác biệt về các mặt của từng tháp GV nói về tỉ số phụ thuộc Tỉ số phụ thuộc = Tổng số người dưới tuổi lao động cộng Tổng số người trên tuổi lao động chia cho số người trong độ tuổi lao động Hoạt động 2 Từ những phân tích và so sánh trên nêu nhận xét về sự thay đổi và xu hướng thay đổi của cơ cấu dân số nước ta . Giải thích nguyên nhân. HĐ3: Cơ cấu dân dân số trên có thuận lợi khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội ? Chúng ta cần phải có những biện pháp gì để từng bước khắc phục những khó khăn này? I. SO SÁNH 2 THÁP TUỔI: - Hình dạng: đều có đáy rộng, đỉnh nhọn nhưng chân của đáy ở nhóm 0-4 tuổi ở năm 1999 đã thu hẹp hơn năm 1989 - Cơ cấu dân số : + Theo độ tuổi: Tuổi dưới và trong tuổi lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. + Giới tính: cũng thay đổi - Tỉ lệ dân phụ thuộc còn cao và cũng có thay đổi giữa 2 tháp dân số II. NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, song dân số đang có xu hướng “già đi”. - Nguyên nhân: Do thực hiện tốt kế hoạch hoá dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Thuận lợi:Lực lượng lao động và dự trữ lao động dồi dào. - Khó khăn: + Nhóm 0-14 tuổi đông đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế. + Tỉ lệ và dự trữ lao động cao gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm + Tỉ lệ người cao tuổi cũng là vấn đề quan tâm chăm sóc sức khoẻ. - Biện pháp khắc phục: * Cần có chính sách dân số hợp lí. * Tạo việc làm *Cần có chính sách trong việc chăm sóc sức khoẻ người già 3. Thực hành / luyện tập: - Giáo viên nhận xét giờ thực hành, công bố điểm của các nhóm học sinh. 4. Vận dụng: - Học bài, đọc bài 6

File đính kèm:

  • docTuan 3(1).doc
Giáo án liên quan