Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 5 – Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Biết phân tích, so sánh tháp dân số trong hai năm.

2. Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta.

3. Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

B. CHUẨN BỊ

1. GV: biểu đồ tháp dân số năm 1989 và 1999

2. HS: phiếu hoạt động nhóm

C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc77 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 5 – Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Tiết 5. Bài 5 – Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 A. Mục tiêu bài học. 1. Biết phân tích, so sánh tháp dân số trong hai năm. 2. Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta. 3. Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước B. Chuẩn bị 1. GV: biểu đồ tháp dân số năm 1989 và 1999 2. HS: phiếu hoạt động nhóm C. Tiến trình các hoạt động dạy học * Kiểm tra bài cũ ? Để giải quyết việc làm theo em cần có giải pháp nào. GV; gọi học sinh trả lời miệng * Dạy bài mới Giới thiệu bài: kết cấu dân số theo tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động. Kết cấu dân số theo độ tuổi và theo giới được thể hiện trực quan bằng tháp dân số. Để hiểu rõ hơn đặc điểm cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta có chuyển biến gì, ảnh hưởng tới sự phát triển kt- xh như thế nào? Ta cùng phân tích, so sánh tháp dân số trong hai năm Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐ1: Tìm hiểu bài tập 1 ? Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 HS: hãy phân tích và so sánh tháp dân số về các mặt - Hình dạng của tháp - Cơ cấu dân số theo độ tuổi - Tỉ lệ dân số phụ thuộc GV: giới thiệu khái niệm tỉ lệ dân số phụ thuộc hay còn gọi là tỉ số phụ thuộc. Là tỉ số giữa tổng số người chưa đến tuổi LĐ và số người quá tuổi LĐ với số người đang trong tuổi LĐ của dân cư một vùng, một nước. ( hoặc: tương quan giữa tông số người dưới độ tuổi LĐ và trên độ tuổi LĐ, so với số người ở tuổi LĐ, tạo nên mối quan hệ trong dân số gọi là tỉ lệ phụ thuộc) GV: chia lớp làm 6 nhóm Nhóm 1,2 thảo luận yêu cầu 1 của bài tập 1 Nhóm 3,4 thảo luận yêu cầu 2 của bài tập1 Nhóm 5,6 thảo luận yêu cầu 3 của bài tập 1 HS: hoạt động nhóm 1- 2 phút Cách tính tỉ lệ dân số phụ thuộc: Năm 1989= ( 39+ 7,2): 53,8 x100= 860/0 Năm 1999= ( 33,5+ 8,1): 58 x 100= 72,10/0 KL. giống nhau: cả hai tháp đều có đay rộng, đỉnh nhọn; dân số chủ yếu ở hai nhóm tuổi dưới TLĐ, trong TLĐ; tỉ lệ dân số phụ thuộc cao. . Khác nhau: tháp năm 1999 có đáy thu hẹp ở 0-4 tuổi, nhóm tuổi dưới TLĐ nhỏ hơn, nhóm tuổi trong TLĐ, trên T LĐ cao hơn; tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp hơn một chút. HĐ2. Tìm hiểu bài tập 2. ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 HS: đọc và nêu yêu cầu Từ những phân tích và so sánh ở bài tập, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi. Giải thích nguyên nhân. HS: hoạt động cả lớp HĐ3. tìm hiểu bài tập 3 ? Nêu những thuận lợi và khó khăn HS:hoạt động cá nhân GV: gợi ý về thuận lợi chú ý đến nguồn lao động; về khó khăn chú ý đến tỉ số phj thuộc, nguồn lao động quá đông. ? Hãy nêu các giải pháp để khắc phục khó khăn HS: hoạt động nhóm( thời gian từ 1- 2 phút) Mỗi bàn một nhóm I. Bài tập 1 1. Hình dạng - Tháp năm 1989: Đáy rộng, cạnh thoải, đỉnh nhọn - Tháp năm 1999: Đáy rộng, riêng lớp tuổi từ 0-4 Thu hẹp Cạnh dốc, đỉnh nhọn Giống nhau: đều có đáy rộng, đỉnh nhọn Khác nhau: năm 1999 có lớp tuổi từ 0-4 thu hẹp, cạnh tháp dốc hơn. 2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi - Năm 1989: chủ yếu ở độ tuổi dưới tuổi LĐ, trong tuổi LĐ. 0- 14= 20,1+ 18,9= 390/0 15-59= 25,6+ 28,2= 53,80/0 Trên tuổi LĐ có 7,20/0 - Năm 1999: chủ yếu ở độ tuổi dưới tuổi LĐ, trong tuổi LĐ. 0- 4= 33,50/0 , 15- 59= 58,40/0 , trên tuổi LĐ có 8,10/0 Giống nhau: đều chủ yếu ở hai nhóm tuổi là dưới tuổi LĐ, trong tuổi LĐ. Tỉ lệ LĐ trên tuổi LĐ thấp. Khác nhau: Năm 1999 tỉ lệ dưới TLĐ giảm, trong TLĐ, trên TLĐ tăng lên. 3. Tỉ lệ dân số phụ thuộc. Cả hai năm tỉ lệ dân số phụ thuộc đều cao. Năm 1989 là 860/0, năm 1999 là 72,10/0 II.Baì tập 2. a. Sự thay đổi - Giảm tỉ trọng nhóm tuổi 0- 14 - Tăng tỉ trọng của nhóm tuổi 15- 59 và 60 trở lên Như vậy dân số nước ta có xu hướng già đi b. Nguyên nhân - Do gia tăng tự nhiên của dân số giảm nên tỉ lệ trẻ em sinh ra được hạ thấp. - Do trước đây số trẻ em nhiều nên hiện nay tỉ lệ người trong độ tuổi LĐ tăng nhiều. - Chất lượng cuộc sống ngày cành được cải thiện nên tỉ lệ người trên độ tuổi LĐ tăng lên. III.Bài tập 3. 1. Những thuận lợi và khó khăn của kết cấu dân số theo độ tuổi đến sự phát triển kt- xh. a. Thuận lợi - Nguồn lao động dồi dào, nguồn bổ xung lớn tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế phát triển. - Thị trường tiêu thụ mạnh. b. Khó khăn - Tỉ số phụ thuộc lớn gần như một lao động phải nuôi thêm 1 người nên khó nâng cao chất lượng cuộc sống. - Tốc độ gia tăng nguồn lao động cao trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển gây khó khăn cho giải quyết việc làm. ( nhất là cho số lao động gia tăng) - Tài nguyên cạn kiệt môi trường bị ô nhiễm. 2. Giải pháp - Giảm tỉ lệ gia tăng dân số bằng việc thực hiện tốt chính sách DS KHH GĐ. - Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, mở rộng ngành nghề cho số lao động gia tăng. - Phân bố lại lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ. KL toàn bài: VN có cư cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi theo xu hướng giảm tỉ lệ nhóm tuổi 0-4, tăng tỉ lệ nhóm tuổi 15- 59 và trên 60. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn. D. Củng cố, dặn dò * Xác định đáp án đúng trong các câu sau. Câu 1. Tháp dân số nước ta năm 1999 thuộc kiểu: a. Tháp tuổi mở rộng b. Tháp tuổi bước đầu thu hẹp c. Tháp tuổi ổn định d. Tháp tuổi đang tiến tới ổn định. Câu 2. Thời kì 1989- 1999 tốc độ gia tăng dân số nước ta: a. Tăng nhanh hơn thời kì trước b. Giảm mạnh rõ rệt c. Đang tiến dần đến mức độ cao d. Vẫn không có gì thay đổi Câu 3. Tỉ số phụ thuộc là tỉ số giữa: a. Số người dưới tuổi lao động so với số người trong tuổi lao động. b. Số người trong tuổi lao động so với số người trên tuổi lao động. c. Tổng số người dưới tuổi lao động và trên tuổi lao động so với số người trong tuổi lao động. d. Tổng số người dưới tuổi lao động và trong độ tuổi lao động so với số người trên tuổi lao động. Câu 4. Hiện nay cơ cấu dân số nước ta trẻ có thuận lợi: a. Có nguần lao động dồi dào b. Dễ nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm. c. Cả a và b d. Tất cả đều sai. * Dặn dò Ôn tập lại chương dân cư: về kiến thức và kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu Gìơ học sau kiểm tra 15’ sau đó học bài 6. ___________________________________________________________________________________ địa lí kinh tế Tiết 6 Bài 6 Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam A. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây. - Hiểu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển. 2. Về kĩ năng - Phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí ( ở đây là sự diễn biến về tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GĐP) - Kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ về vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn, đường biểu diễn và nhận xét. B. Chuẩn bị 1. GV: lược đồ các vùnh kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991- 2002 2. HS: phiếu học tập C. Tiến trình các hoạt động ở trên lớp C-1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra 15’ về địa lí dân cư ( đề trắc ngiệm) C-2. Dạy bài mới * Giới thiệu: nền kinh tế nước ta trải qua quá trình phát triển lâu dài. Từ năm 1986 nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng CNH HĐH đã đã đạt nhiều thành tựu nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức. * Bài mới Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐ1: tìm hiểu nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới. ? Những mốc lịch sử nào tác động đến sự phát triển nền kinh tế nước ta. HS: làm việc cá nhân với SGK - CM tháng 8/ 1945 đã đem lại ĐLTD , 1946- 1954 chống TDP , Nền kinh tế kém phát triển. - 1954- 30/4/1975: miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam. - Sau năm 1975 cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội ? Cuối những năm 80 của thế kỉ 20 nền kinh tế nước ta ở tình trạng như thế nào. GV: khủng hoảng là tình trạn khó khăn của nền kt. Trong điều kiện nước ta lúc bấy giờ, hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng, đời sống công nhân viên chức gặp nhiều khó khăn. Lạm phát: biểu hiện đồng tiền mất giá. Sức mua của người dân ăn lương giảm đi, đs nhân dân khó khăn. HS: đọc thuật ngữ chuyển dịch cơ cấu nền kt HĐ2. tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu ngành GV: giới thiệu hình 6.1- biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991- 2002 HS: đọc thuật ngữ GDP ? Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kt. GV: yêu cầu hs hoạt động theo nhóm. Nhóm 1,2 phân tích về khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Nhóm 3,4 phân tích về khu vực công nghiệp và xây dựng Nhóm 5,6 phân tích về khu vực dịch vụ. HS: hoạt động theo nhóm trong thời gian 2’ GV gợi ý: phân tích gồm nhận xét và giải thích Sau 2’ gv yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo, bổ xung KL: Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp- xây dựng; Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. HĐ3. tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu TP kinh tế. GV: đọc thuật ngữ chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ- SGK trang 153 ? Vậy sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ hình thành các vùng như thế nào. HS: dựa vào hình 6.2 + nội dung sgk để trả lời ? Trước đây phát triển những thành phần kinh tế nào, hiện nay có những tp kinh tế nào. HS: trước đây có thành phần Nhà nước, tập thể. Hiện nay có nhiều thành phần: quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá thể. GV: Sự chuyển dịch cơ cấu tp kt đã đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. HĐ4. Tìm hiểu những thành tựu và thách thức trong công cuộc đổi mới. ? Nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu gì. HS: hoạt động cá nhân dựa vào sgk GV: trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GĐP khoảng 70/0 ? Hãy nêu những khó khăn HS: hoạt động cả lớp GV: khó khăn trong quá trình hội nhập là những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta gia nhập VVTO. I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới Nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, lạm phát cao, sản xuất đình trệ, lạc hậu. KL: Trước thời kì đổi mới , VN là nước nghèo, kinh tế khủng hoảng kéo dài, chịu nhiều tổn thất của chiến tranh. II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Chuyển dịch cơ cấu ngành - Về nông, lâm, ngư nghiệp: năm 1991 đạt mức cao nhất, sau đó giảm xuống đến năm 2002 đạt thấp nhất còn hơn 20% Do nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước nông nghiệp. - Về công nghiệp và xây dựng: Năm 1991 thấp nhất, sau đó tăng lên nhanh đến năm 1994 vượt NLNN, đến năm 2002 đạt cao nhất, ngang bằng với DV là 38% Do chủ trương CNH HĐH gắn với đường lối đổi mới, đây là ngành được khuyến khích phát triển, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. - Về dịch vụ: Năm 1991 là 35%, sau đó tăng lên tuy không ổn định nhưng luôn ở mức cao, năm 2002 đạt 38% Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào cuối năm 1997, nên các hoạt động đối ngoại tăng trưởng chậm. b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ - Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động. - Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: vùng kt trọng điểm Bắc Bộ, vùng kt trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước, tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. KL: cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực, thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu tpkt. 2. Những thành tựư và thách thức a. Thành tựu - Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng CNH. - Hoạt đông ngoại thương phát triển mạnh, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. - Hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. b. Khó khăn - Vẫn còn xã nghèo, vùng nghèo. - Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. - Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế chưa đáp ứng yêu cầu xã hội. - Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. KL toàn bài: Nhờ những thành tựu của công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ. Từ năm 1996, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới nước ta cũng còn gặp rất nhiều khó khăn thử thách cần phải vượt qua. D. Củng cố, dặn dò * Củng cố 1. Bài tập 2 trong tập bản đồ. Xếp các tỉnh và thành phố sau đây vào các vùng kinh tế trọng điểm tương ứng. GV: yêu cầu hs hoạt động cá nhân. 2. Câu 2 trong sgk trang 23 Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng cơ cấu GDP phân theo các thành phần kinh tế. a. GV: hướng dẫn cách vẽ, vẽ 1 biểu đồ hình tròn, chia tỉ lệ phải chính xác, có tên biểu đồ, có chú thích b. Nhận xét - cơ cấu thành phần kinh tế nước ta đa dạng gồm nhiều thành phần - Thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu GDP. * Dặn dò - Học bài và làm các bài tập còn lại - Xem lại đặc điểm của tài nguyên đất, khí hậu, sinh vật, nước ___________________________________________________________________________________ Tuần 4 Tiết 7 Bài 7 các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp Ngày soạn: Ngày dạy: A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Vai trò của các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế- xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta. - Các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội đã ảnh hưởng đến nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, đang phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hoá. 2. Kĩ năng - Biết đánh giá, giá trị kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên. - Sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Biết liên hệ thực tiễn địa phương. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ khí hậu Việt Nam. 2. Học sinh: phiếu học tập C. Tiến trình các hoạt động trên lớp * Kiểm tra bài cũ ? Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. HS lên bảng trả lời miệng * Dạy bài mới HS: đọc phần giới thiệu trong sgk Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐ1: tìm hiểu sự tác động của các nhân tố tự nhiên. ? Sự phát triển và phân bố của nông nghiệp phụ thuộc vào những nhân tố nào của tự nhiên. HS: trả lời ? Vì sao nói nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu GV: đối tượng của nông nghiệp là các sinh vật sống, cơ thể cần đủ 5 yếu tố cơ bản là nhiệt, nước, ánh sáng, không khí, chất dinh dưỡng ? Dựa vào nội dung sgk, bản đồ tự nhiên VN, cùng với những hiểu biết hãy: Nêu đặc điểm của mỗi loại tài nguyên và cho biết những thuận lợi, khó khăn của nó đối với sự phát triển và phân bố NN. HS: hoạt động nhóm ( hai bàn một nhóm) Thời gian : 3’ Nhóm1,2 tìm hiểu về tài nguyên đất. N hóm 3,4 tìm hiểu về khí hậu. Nhóm 5,6 tìm hiểu về nước, sinh vật. GV kẻ bảng, yêu cầu đại diện nhóm lên điền trên bảng, sau đó bổ xung Kết luận: tài nguyên đất đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá, nguần nước dồi dào, giới sinh vật phong phú đã tạo điều kiện để nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng HĐ2: tìm hiểu sự tác động của các nhân tố kinh tế- xã hội ? Dựa vào nội dung sgk phân tích nhân tố dân cư và lao động nông thôn tới sự phát triển và phân bố NN. HS: hoạt động cá nhân ? Dựa vào nội dung sgk- hình 7.2 cho biết hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật gồm những gì. Thực trạng đó ở nước ta? HS: hoạt động cả lớp GV: dịch vụ trồng trọt là các cơ sở lai tạo giống, cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, thu mua sản phẩm, tư vấn kĩ thuật Kết luận: cơ sở vckt ngày càng được hoàn thiện tạo thuận lợi cho phát triển nền NN nhiệt đới. Tuy nhiên cơ sở vckt của một số nơi còn thấp kém như ở TB, TN đã gây cản trở không nhỏ cho sự phát triển của NN. ? Nêu một số chính sách phát triển nông nghiệp. Những chính sách đó có vai trò gì? HS: hoạt động cả lớp Vai trò . Khơi dậy và pt những mặt mạnh trong con người LĐ. . Hoàn thiện cơ sở vckt . Tạo mô hình pt nn hợp lí . Mở rộng thị trường tiêu thụ, ổn định đầu ra cho sản phẩm. ? Thị trường được mở rộng đã tạo những thuận lợi và khó khăn như thế nào. HS: hoạt động cá nhân GV: sức mua của thị trường trong nước còn thấp do đời sống của nhân dân chưa cao. ? Theo em những thành tựu trong NN mà chúng ta đã đạt được là do tác động chủ yếu của nhân tố nào. HS: nhân tố kt- xh ? Đọc phần kết luận toàn bài trong sgk 1-2 hs đọc I. Các nhân tố tự nhiên Các tài nguyên: đất, khí hậu, nước, sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Tài nguyên Đặc điểm Thuận lợi Khó khăn Đất Có 2 nhóm đất chính: - Fe ra lít: 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi. - Đất phù sa: 3 triệu ha, tập trung ở ĐB sông Hồng, sông Cửu Long. - Thích hợp để trồng cây CN ( cao su, cà fê,..) cây ăn quả, cây CN ngắn ngày. - Cây lúa nước, cây ngắn ngày khác. Tài nguyên đất là có hạn nên cần sử dụng hợp lí. Khí hậu + có KH nhiệt đới ẩm gió mùa + Khí hậu có sự phân hoá.. + Các tai biến của thiên nhiên + Cây trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm, sx được nhiều vụ trong năm. + Sản phẩm nông nghiệp đa dạng cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. + Sâu bệnh nhiều. + Các tai biến: bão lũ, hạn hán, các đợt rét đậm, rét hại Nước Có nguần nước phong phú: . Mạng lưới sông ngòi dày đặc . Nguần nước ngầm khá dồi dào Cung cấp nước cho cây trồng, vật nuôi. Thuỷ chế của sông thất thường, cần làm thuỷ lợi. Sinh vật Giới SV phong phú, đa dang cả về hệ sinh thái ,cả về thành phần loài Là cơ sở để thuần dưỡng. Lai tạo nên các cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt thích nghi cao với điều kiện sinh thái. Nguần lợi SV đang bị suy giảm II. Các nhân tố kinh tế- xã hội 1. Dân cư và lao động nông thôn - Nguần LĐ dồi dào: 74% dân số sống ở vùng nông thôn và > 60% LĐ làm việc trong lĩnh vực NN. - Có nhiều kinh nghiệm sản xuất, gắn bó với đất đai. - Cần cù, sáng tạo 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật + Hệ thống thuỷ lợi: cơ bản đã hoàn thành nhất là ở ĐBSH, ĐBSCL và ĐNB. + Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi phát triển và mở rộng ở khắp các vùng trong cả nước tạo điều kiện cho việc thâm canh trong NN. + Cơ sở vật chất kĩ thuật khác: như công nghiệp chế biến sản phẩm của NN được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh 3. Chính sách phát triển nông nghiệp - Chính sách khoán sản phẩm. - Phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại - Phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. 4. Thị trường trong và ngoài nước - Thị trường mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi - Hạn chế: Sức mua của thị trường trong nước còn thấp, thị trường xuất khẩu có nhiều biến động. Kết luận: Điều kiện kt- xh là nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong NN. Trong các nhân tố kt- xh thì nhân tố chính sách có vai trò quan trọng nhất vì vừa tác động đàu vào, vừa tác động đầu ra của sp. D. Củng cố 1. Xác định đáp án đúng trong các câu sau Câu 1. Các nhân tố tự nhiên của nước ta được hiểu là: a. Hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật b. Tổng thể các nguần tài nguyên thiên nhiên c. Đường lối, chính sáchcủa đất nước d. Tất cả đều đúng Câu2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là: a. Đường lối chính sách, tài nguyên thiên nhiên, nguần vốn. b. Tài nguyên khoáng sản, dân cư và lao động. Cơ sở vật chất- kĩ thuật. c. Nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, thị trường d. Tài nguyên thiên nhiên, các nhân tố kinh tế- xã hội 2. Hướng dẫn làm câu hỏi trắc nghiệm trong tập bản đồ * Dặn dò: . Học bài và làm các bài còn lại . Tìm hiểu trước bảng 8.3, 8.2, 8.1 của bài 8 Tiết8 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp Ngày soạn: Ngày dạy : A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay. - Sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. 2. Kĩ năng - Phân tích bảng số liệu - Phân tích sơ đồ ma trận bảng 8.3 về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo các vùng - Đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam. B. Chẩn bị 1. GV: bản đồ nông lâm thuỷ sản. 2.HS : phiếu học tập, tập át lát địa lí VN C. Tiến trình các hoạt động ở trên lớp * Kiểm tra bài cũ ? Nêu các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp HS đứng tại chỗ trả lời, giáo viên ghi lên bảng * Dạy bài mới Giới thiệu bài: hs đọc phần giới thiệu trong sgk Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐ1: tìm hiểu ngành trồng trọt. ? Dựa và bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi đó nói lên điều gì? HS: hoạt động cá nhân. ? Dựa vào nội dung sgk và những kiến thức đã học hãy tình bày thành tựu, cơ cấu, phân bố cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả. HS: hoạt động theo nhóm (2 phút) . Nhóm 1 về cây lương thực. . Nhóm 2 về cây công nghiệp. . Nhóm 3 về cây ăn quả GV treo bản đồ nông, lâm, thuỷ sản. - Đại diện nhóm 1 báo cáo, bổ xung ? Chỉ trên bản đồ hai vùng trọng điểm lúa. HS chỉ, GV theo dõi và bổ xung khi cần. ? Tại sao ĐB sông CL trở thành vùng trọng điểm lúa lớn nhất. Do có diện tích rộng lớn nhất, khí hậu cận xích đạo.. - Đại diện nhóm 2 báo cáo, cả lớp bổ xung GV sơ đồ hình 8.3 ma trận . Đọc theo hàng ngang: sự phân bố từng loại cây . Đọc theo hàng dọc: mỗi vùng có những Cây CN nào. . Dấu xx chỉ vùng trồng nhiều nhất ? Chỉ trên bản đồ hai vùng trọng điểm cây CN. Tại sao hai vùng đó trở thành vùng trọng điểm. HS hoạt động cả lớp. ( ĐNB, TN có đất đỏ ba dan với diện tích rộng, khí hậu nhiệt đới, có nhiều cơ sở chế biến, hệ thống thuỷ lợi phát triển) ? Tại sao dừa được trồng nhiều nhất ở ĐB sông CL ( do có diện tích đất phù sa ngập mặn lớn, khí hậu nóng thích hợp với cây dừa) - Nhóm3 báo cáo, cả lớp bổ xung ? chỉ trên bản đồ hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất. HS chỉ BĐ SCL, ĐNB trên bản đồ. ? Tại sao cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Nam. Do có diện tích đất đai rộng, khí hậu mang tính chất cận xđ nóng quanh năm và mưa nhiều thích hợp cho các loại cây ăn quả đặc sản nhiệt đới có giá trị HĐ2: tìm hiểu ngành chăn nuôi GV: thực tế chăn nuôi chiếm tỉ trọng chưa cao, song đã đạt được những thành tựu đấng kể. ? Nước ta chủ yếu nuôi những con vật nào. HS nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm. ? Dựa vào nội dung sgk và những hiểu biết của bản thân hãy cho biết vai trò, số lượng, phân bố của gia súc lớn( trâu, bò) , gia súc nhỏ( lợn), gia cầm. HS: hoạt động cả lớp ? Chỉ trên bản đồ sự phân bố của trâu, bò, lợn, gia cầm HS: lên chỉ, gv hướng dẫn hs chỉ khoanh tròn theo vùng phân bố. ? Ngành chăn nuôi gặp phải những khó khăn gì. Kết luận: Chăn nuôi chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp. Gần đây đàn gia súc, gia cầm tăng nhanhchủ yếu do giải quyết tốt nguần thức ăn, nhu cầu của thị trường tăng. Nước ta đã hình thành các vùng chăn nuôi. I. Ngành trồng trọt - Cây lương thực có tỉ trọng giảm 6,3% - Cây công nghiệp có tỉ trọng tăng 9,2% à Phá thế độc canh cây lúa, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, nhất là đẩy mạnh sx nhiều loại cây công nghiệp. 1.Cây lương thực - Cơ cấu: lúa, cây lương thực hoa màu - Thành tựu: có năng suất, diện tích, sản lượng, bình quân lương thực theo đầu người liên tục tăng. VN đã xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. - Phân bố: trồng khắp trên cả nước, hai vùng trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 2. Cây công nghiệp a. Sự phát triển + Cơ cấu: cây công nghiệp lâu năm Cây công nghiệp hàng năm + Thành tựu Trong những năm gần đây cây công nghiệp đang được chú ý phát triển mạnh nhất là cây công nghiệp lâu năm đã: . Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản phẩm cho xuất khẩu. . Phá thế nông nghiệp độc canh. . Tỉ trọng tăng từ 13,5% lên 22,7% b. Phân bố . Cây CN lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi . Cây CN hàng năm phân bố chủ yếu ở đồng bằng 3. Cây ăn quả - Cơ cấu đa dạng nhiều loại như xoài, sầu riêng, chôm chôm, vải, nhãn, bưởi - Thành tựu đã đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. - Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐB SCL, ĐNB Kết luận: nhờ công cuộc đổi mới kt- xh mà ngành trồng trọt đã đạt được những thành tựu đáng kể. . Phá thế độc canh cây lúa, đa dạng hoá sản phẩm. . Sản phẩm đã đáp ứng nhu cầu trong nước, phục vụ cho xuất khẩu. . Hình thành các vùng trọng điểm về cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả. II. Ngành chăn nuôi 1. Chăn nuôi trâu, bò - Nuôi để lấy thịt, sữa, sức kéo, lấy phân bón ruộng - Số lượng, phân bố + Bò có > 4 triệu con, tăng nhanh. Được nuôi ở ven các thành phố, nuôi nhiều nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ. + Trâu gần 3 triệu con, tăng chậm. Nuôi nhiều ở trung du miền núi Bắc Bộ, ở Bắc Trung Bộ. 2. Chăn nuôi lợn - Nuôi để lấy thịt, lấy phân bón

File đính kèm:

  • docbai 5.doc
Giáo án liên quan