Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 8 - Tiết 13 - Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và sự phân bố của dịch vụ

1. Kiến Thức:

- Nắm được cơ cấu ngành dịch vụ.

- Hiểu được ngành dịch vụ ngày càng có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự phát triển các ngành kinh tế khác .Biết được sự phân bố của ngành dịch vụ nước ta phụ thuộc vào sự phân bố dân cư, phân bố các ngành kinh tế khác.

- Nắm được một số trung tâm dịch vụ lớn ở Việt Nam.

2.Kỹ năng: Có kĩ năng phân tích sơ đồ, xác lập mối liên hệ địa lý.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 8 - Tiết 13 - Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và sự phân bố của dịch vụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần8 –Tiết 13 Soạn : 30/9/2009 Dạy:2/10/2009 Bài 13 VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến Thức: - Nắm được cơ cấu ngành dịch vụ.. - Hiểu được ngành dịch vụ ngày càng có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự phát triển các ngành kinh tế khác..Biết được sự phân bố của ngành dịch vụ nước ta phụ thuộc vào sự phân bố dân cư, phân bố các ngành kinh tế khác. - Nắm được một số trung tâm dịch vụ lớn ở Việt Nam. 2.Kỹ năng: Có kĩ năng phân tích sơ đồ, xác lập mối liên hệ địa lý. II.PTDH: - Biểu đồ cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta năm 2002. - Bản đồ kinh tế Việt Nam.Tranh ảnh về các hoạt động dịch vụ hiện ở Việt Nam. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Oån định 2. KTBC Đánh dấu kí hiệu mức độ quan trọng phù hợp vào các ô trống trong bảng sau: Phát triển dựa trên thế mạnh Công nghiệp khai thác nhiên liệu Công nghiệp cơ khí điện tử Công nghiệp chế biến LT- TP + Tài nguyên thiên nhiên + Nguồn lao động + Thị trường trong nước, xuất khẩu Quan trọng nhất: + + + Quan trọng: + + Ít quan trọng: + 3. Bài mới : GTBM: Phần mở đầu bài học trong SGK. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cơ cấu ngành dịch vụ * Mục tiêu : HS - Nắm được cơ cấu ngành dịch vụ. * Hình thức hoạt động : Cá nhân * Thời gian : 7 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: HS dựa vào H 13.1, kết hợp vốn hiểu biết: (?) Như thế nào l2 hoạt động dịch vụ ? (?) Nêu cơ cấu ngành dịch vụ nước ta năm 2002? (?) Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng? Bước 2: HS phát biểu- Bước 3: GV chuẩn kiến thức Kết luận Chuyển ý: HĐ 2: Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống * Mục tiêu : HS hiểu được ngành dịch vụ ngày càng có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự phát triển các ngành kinh tế khác. * Hình thức hoạt động : Cá nhân/ cặp * Thời gian : 10 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi ? (?) Nêu vai trò của các ngành dịch vụ khác trong sản xuất và đời sống?. GV. Tóm tắt cho HS ghi bài Bước 2 : Thảo luận cặp đôi (?) Phân tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông, GTVT trong đời sống và sản xuất? Gợi ý : - Nếu ngành BCVT không chuyển kịp thời thư, điện báo thì điều gì sẽ xảy ra? - Nếu ngành BCVT không hoạt động hoặc hoạt động không tốt thì điều gì xảy ra? Bước 3: HS phát biểu, Bước 4 : GV chuẩn kiến thức, kết luận Chuyển ý: HĐ 3: Đặc điểm phát triển * Mục tiêu: HS biết được đặc đểm phát triển ngành dịch vụ * Hình thức hoạt động : Cá nhân/ cặp * Thời gian : 10 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: HS dựa vào H 13.1, kết hợp bảng số liệu tỉ trọng dịch vụ trong GDP của một số quốc gia châu Á và thế giới (phụ lục) (?) So sánh tỉ trọng dịch vụ GDP của Việt Nam so với các nước phát triển và các nước trong khu vực? (?) Dựa vào hình 13.1, tính ttỷ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ SX, dịch vụ công công cộng và nêu nhận xét về cơ cấu GDP của các nhóm dịch vụ? Bước 2: HS phát biểu, Bước 3 :GV chuẩn kiến thức Chuyển ý: HĐ 4: Đặc điểm phân bố * Mục tiêu: HS biết được đặc đểm phân bố ngành dịch vụ * Hình thức hoạt động : Cá nhân/ cặp * Thời gian :10 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: HS nghiên cứu bản đồ kinh tế Việt Nam (?) Trình bày tình hình phân bố của ngành dịch vụ? (?) Tại sao các ngành dịch vụ ở nước ta phân bố không đều? (các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là dân cư phân bố không đều) (?) Nêu dẫn chứng thể hiện: Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất. Giải thích vì sao 2 Tp này là những trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước? Bước 2: HS phát biểu, Bước 3 :GV chuẩn kiến thức, Kết luận I. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế 1. Cơ cấu ngành dịch vụ - Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người . - Gồm : + Dịch vụ sản xuất + Dịch vụ tiêu dùng + Dịch vụ công cộng. - Kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng đa dạng. 2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống - Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành kinh tế . - Tiêu thụ sản phẩm ,tạo mối liên hệ giữa các ngành sx trong và ngoài nước - Tạo việc làm, nâng cao đời sống, đem lại nguồn thu nhập lớn . II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta 1. Đặc điểm phát triển - Chiếm 25% lao động, 38,5% GDP (năm 2002). - Ngày càng phát triển đa dạng, nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm với các nước trong khu vực và quốc tế . 2. Đặc điểm phân bố - Tập trung ở nhưỡng nơi đông dân cư, kinh tế phát triển . 4.. củng cố Điền từ thích hợp vào chỗ trong các câu sau: Ngành dịch vụ nước ta có đặc điểm là: phát triển . ngày càng Tuy chỉ chiếm .. lao động nhưng chiến tới .. trong GDP (2002). So với các nước phát triển và 1 số nước trong khu vực , ngành dịch vụ nước ta .Hoạt động dịch vụ có nhiều . để phát triển và thu hút IV. HDVN 1. Bài vừa học - Làm bài tập 1, 2 trang 50 SGK - Địa phương em có những ngành dịch vụ gì? 2. Chuẩn bị bài mới : Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Các loại hình GTVT, vai trò của các loại hình GTVT, loại hình nào quan trọng nhất/? vì sao? - Vai trò và đặc điểm phát triển của bưu chính viễn thông ? PHỤ LỤC Tỉ trọng dịch vụ trong GDP của Việt Nam và 1 số nước trên thế giới năm 2001. Quốc gia Tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP (%) Quốc gia Tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP (%) Việt Nam Hoa Kỳ Pháp Nhật Bản Hàn Quốc 38,6 72,0 76,0 66,4 54,1 Malaisia Trung Quốc Lào Cô oét 41,9 33,0 24,3 41,8 Tuần9 –Tiết 14 Soạn : 6/10/2009 Dạy: 8/10/2009 BÀI 14 GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức: - Hiểu và trình bày được những bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải (GTVT), đặc điểm phân bố của mạng lưới và các đầu mối giao thông quan trọng. - Biết được những thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của nó đến đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. 2.KN - Đọc và phân tích lược đồ GTVT của nước ta. - Phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới GTVT với sự phân bố các ngành kinh tế khác. II. PTDH: - Bản đồ GTVT Việt Nam. - Một số ảnh về các công trình GTVT hiện đại mới XD, hoạt động của ngành giao thông. - Một số tư liệu về sự phát triển tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông.Atlat địa lý Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định 2. KTBC - Dịch vụ có vai trò như thế nào trong SX và đời sống? Dựa vào hình 13.1, hãy nêu nhận xét về cơ cấu ngành dịch vụ nước ta năm 2002? - Trình bày tình hình phân bố của ngành dịch vụ? Cho ví dụ cm rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng? 3. Bài mới. GTBM: Phần mở đầu bài học trong SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Ý nghĩa của giao thông vận tải * Mục tiêu : HS biết được ý ngĩa của ngành GTVT . * Hình thức hoạt động : Cá nhân * Thời gian : 5 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: Hs dựa vào thực tế và kênh chữ ở mục 1.I, (?) Trình bày ý nghĩa của ngành GTVT? (?) Tại sao khi chuyển sang kinh tế thị trường, GTVT phải đi trước một bước? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Kết luận -Chuyển ý: HĐ 2: Cơ cấu ngành GTVT * Mục tiêu : HS biết cơ cấu và phân tích được bảng 14.1 để biết được tỉ trọng cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển theo các loại hình vận tải. * Hình thức hoạt động : Cá nhân/ cặp * Thời gian : 5 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: HS dựa vào sơ đồ, bảng 14.1 trang 51 SGK (?) Nước ta có những loại hình GTVT nào? (?) Loại hình vận tải nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong vận chuyển hàng hóa? Tại sao? (?) Ngành nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức Kết luận –chuyển ý HĐ 3: Phân bố và tình hình phát triển của các loại hình vận tải * Mục tiêu : HS chỉ được trên bản đồ một số tuyến đường chính, biết vai trò và tình hình phát triển của các loại hình vận tải . * Hình thức hoạt động : Nhóm * Thời gian : 15 phút Bước 1:Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một số loại hình vận tải theo gợi ý: Xác định các tuyến đường chính, vai trò, những thuận lợi, khó khăn, tình hình phát triển). Nhóm 1: Đường bộ. Nhóm 2: Đường sông, đường biển Nhóm 3: Đường sắt Nhóm 4: Đường hàng không, đường ống Bước 2: HS phát biểu, Bước 3 :- GV chuẩn kiến thức. - Liên hệ thực tế địa phương. Kết luận-Chuyển ý: HĐ 4: Bưu chính viễn thông Cá nhân/ cặp * Mục tiêu : HS biết được vai trò và sự phát triển của ngành BCVT * Hình thức hoạt động : Cá nhân/ cặp * Thời gian : 10 phút Bước 1: HS dựa vào kênh chữ mục II, H 14.3, kết hợp vốn hiểu biết: (?) Nêu ý nghĩa của ngành bưu chính, viễn thông (?) Trình bày những thành tựu của ngành bưu chính, viễn thông (?) Thử hình dung sự phát triển của ngành trong những năm tới sẽ làm thay đổi đời sống xã hội ở địa phương như thế nào? Bước 2: HS phát biểu, Bước 3 : GV chuẩn kiến thức.- Liên hệ thực tế I. Giao thông vận tải 1. Ý nghĩa - Rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. 2. Giao thông vận tải nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình - Có đủ loại hình vận tải. - Đường bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất. - Đường hàng không có tỉ trọng tăng nhanh nhất. - Ngành GTVT đang được đầu tư lớn và hiệu quả: Nâng cấp các các tuyến đường, cảng biển, cảng hàng không, bắc cầu mới thay cho phà, ngành hàng không được hiện đại hóa nhanh, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa. II. Bưu chính viễn thông - Ý nghĩa: đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hội nhập nền kinh tế thế giới. - Số người dùng điện thoại tăng vọt, số thuê bao Internet tăng rất nhanh. 4. Củng cố: 1. Chỉ trên bản đồ các đường quốc lộ: 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 5, 18, 28, 51; đường sắt thống nhất, các cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn; các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. 2.Tại sao nói “Hà Nội và Tp. HCM là 2 đầu mối giao thông quan trọng nhất của Việt Nam”? IV. HDVN 1. Làm BT 4 trang 55 SGK. 2. Chuẩn bị bài mới : Bài 15. Thương mại và du lịch (?) Trình bày tình hình phát triển, phân bố của hoạt động nội thương ở nước ta từ khi đổi mới? (?) Trình bày cơ cấu giá trị xuất khẩu của nước ta? Giải thích? (?) Tình hình phát triển ngành du lịch nước ta . Tuần9 –Tiết 15 Soạn : 7/10/2009 Dạy: 9/10/2009 BÀI 15 THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: HS - Nắm được tình hình phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch ở nước ta. - Thấy được nước ta có nhiều tiềm năng du lịch và ngành này đang trở thành ngành kinh tế quan trọng. - Chứng minh và giải thích tại sao Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất của Việt Nam. 2.Kỹ năng: HS - Biết phân tích bảng số liệu, đọc và phân tích biểu đồ, tìm các mối liên hệ địa lý. - Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch. II. PTDH: - Bản đồ du lịch Việt Nam, bản đồ chính trị thế giới, biểu đồ H 15.1 (phóng to). - Một số hình ảnh về hoạt động thương mại, du lịch của Việt Nam. - Atlat địa lý Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định 2. KTBC - Trình bày ý nghĩa của ngành GTVT? Nước ta có những loại hình GTVT nào? 3. Bài mới: GTBM: Phần mở đầu bài học trong SGK. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nội thương * Mục tiêu : HS Nắm được tình hình phát triển và phân bố các HD nội thương . * Hình thức hoạt động : Cá nhân/ cặp * Thời gian : 10 phút Bước 1: HS dựa vào H 15.1, (?) Cho biết tình hình phát triển nội thương từ khi đổi mới? (?) Nhận xét sự khác nhau về hoạt động nội thương giữa các vùng và giải thích? (?) Chứng minh và giải thích tại sao tại sao Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất và đa dạng của Việt Nam? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Kết luận - Chuyển ý: HĐ 2: Ngoại thương * Mục tiêu : HS Nắm được vai trò tình hình phát triển HĐ ngoại thương . * Hình thức hoạt động : Cá nhân/ cặp * Thời gian : 15 phút Bước 1: HS dựa vào H 15.6, (?) Nêu vai trò của ngành Ngoại thương? (?) Nhận xét cơ cấu giá trị xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực? (?) Các mặt hàng nhập khẩu? (?) Thị trường chủ yếu? Tình hình xuất nhập khẩu? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Kết luận - Chuyển ý: HĐ 3: Du lịch * Mục tiêu : HS Nắm được vai trò tình hình phát triển HĐ ngoại thương . * Hình thức hoạt động : Cá nhân/ cặp * Thời gian : 20 phút Bước 1: HS dựa vào kiến thức đã học, tranh ảnh hoàn thành phiếu học tập (phần phụ lục) Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Kết luận - Chuyển ý: I. Thương mại 1. Nội thương - NT phát triển với hàng hóa phng phú ,đa dạng. - Mạng lưới lưu thông hàng hóa có khắp các địa phương. - Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất, đa dạng nhất cả nước. 2. Ngoại thương - Có vai trò quan trọng lớn trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta. - Xuất: hàng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp . - Nhập: máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu. - Buôn bán nhiều nhất với khu vực châu Á- Thái Bình Dương. II. Du lịch - Vai trò: nguồn lợi thu nhập lớn, mở rộng giao lưu, cải thiện đời sống nhân dân. - Tiềm năng phong phú. - Phát triển nhanh. - Tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 4. Củng cố (?) Làm bài tập trắc nghiệm sách bài tập. (?) Trình bày tình hình phát triển, phân bố của hoạt động nội thương ở nước ta từ khi đổi mới? (?) Trình bày cơ cấu giá trị xuất khẩu của nước ta? Giải thích? IV.HDVN - Làm bài số 2, 3 trang 60 SGK. - Chuẩn bị bài 16:THỰC HÀNH * PHỤ LỤC Nhóm tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Du lịch tự nhiên + Phong cảnh đẹp + Bãi tắm tốt + Khí hậu tốt + Sinh vật quý hiếm Du lịch nhân văn + Các công trình kiến trúc + Di tích lịch sử + Lễ hội dân gian + Làng nghề truyền thống + Văn hóa dân gian Phiếu bài tập (tổ 1,2) Nhóm tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Du lịch tự nhiên + Phong cảnh đẹp + Bãi tắm tốt + Khí hậu tốt + Sinh vật quý hiếm .. .. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Phiếu bài tập (tổ 1,2) Nhóm tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Du lịch tự nhiên + Phong cảnh đẹp + Bãi tắm tốt + Khí hậu tốt + Sinh vật quý hiếm .. .. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Phiếu bài tập (tổ 1,2) Nhóm tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Du lịch tự nhiên + Phong cảnh đẹp + Bãi tắm tốt + Khí hậu tốt + Sinh vật quý hiếm .. .. Phiếu bài tập (tổ 3,4) Nhóm tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Du lịch nhân văn + Các công trình kiến trúc + Di tích lịch sử + Lễ hội dân gian + Làng nghề truyền thống + Văn hóa dân gian Phiếu bài tập (tổ 3,4) Nhóm tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Du lịch nhân văn + Các công trình kiến trúc + Di tích lịch sử + Lễ hội dân gian + Làng nghề truyền thống + Văn hóa dân gian Phiếu bài tập (tổ 3,4) Nhóm tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Du lịch nhân văn + Các công trình kiến trúc + Di tích lịch sử + Lễ hội dân gian + Làng nghề truyền thống + Văn hóa dân gian Tuần9 –Tiết 16, PĐ6 Soạn : 9/10/2009 Dạy:10, 15/10/2009 BÀI 16 THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức : Biết vẽ biểu đồ miền để thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế. - Củng cố các kiến thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta. 2. Kỹ năng : Biết cách phân tích biểu đồ miền. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - HS chuẩn bị thước kẻ, bút chì, máy tính cá nhân. - GV vẽ trước biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Oån định 2. KTBC 1/ Trình bày tình hình phát triển, phân bố của hoạt động nội thương ở nước ta từ khi đổi mới? 2/ Trình bày cơ cấu giá trị xuất khẩu của nước ta? Giải thích? 3. Bài mới GV nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành: - Vẽ xong biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002 - Nhận xét biểu đồ. Cách thức tiến hành: - Cả lớp nghe GV hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền. - Cá nhân vẽ xong cùng nhóm trao đổi, kiểm tra lẫn nhau. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ miền * Mục tiêu : HS nắm được cách vẽ biểu đồ miền * Hình thức : Cá nhân * Thời gian : 10 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: Nhận biết khi nào vẽ biểu đồ miền (khi thể hiện cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng trong nhiều năm). Bước 2: GV hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền + Khung biểu đồ là 1 hình chữ nhật hoặc hình vuông trong đó cạnh đứng bên trái (trục tung) thể hiện tỉ lệ (100%), cạnh ngang bên dưới (trục hoành) thể hiện khoảng cách từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ (khoảng cách giữa các năm phải chính xác.) + Vẽ lần lượt từng đối tượng, chứ không vẽ lần lượt theo năm. Ở đây: đối tượng 1 (miền 1)là khu vực nông- lâm- ngư nghiệp; đối tượng 2 (miền 2) là khu vực công nghiệp và xây dựng; đối tượng 3 (miền 3) là khu vực dịch vụ. + Thứ tự vẽ bắt đầu từ đối tượng 1 (miền 1): tính từ dưới lên (vẽ như khi vẽ biểu đồ đường). Sau đó vẽ đối tượng 3 (miền 3) tính từ trên xuống cho dễ. Nằm giữa 2 miền 1 và 3 sẽ là miền 2. Làm như vậy thì dễ hơn khi tính các số lẻ. + Vẽ xong miền nào thì làm kí hiệu và lập bảng chú giải ngay miền đó. + Ghi tên biểu đồ. HĐ 2: Vẽ biểu đồ miền * Mục tiêu : HS vẽ được biểu đồ miền * Hình thức : Cá nhân * Thời gian : 15 phút * Các bước tiến hành : HS tự vẽ biểu đồ: Chú ý: + Cách chọn tỉ lệ sao cho thích hợp. + Dùng bút chì dóng các cạnh đường (kẻ mờ). + Vẽ từng miền. HĐ 3: Nhận xét biểu đồ miền * Mục tiêu : HS bết cách nhận xét biểu đồ miền * Hình thức : Nhóm * Thời gian : 10 phút * Các bước tiến hành : Bước 1: Cả nhóm trao đổi bổ sung lẫn nhau về vẽ biểu đồ. Bước 2: Thảo luận phần b SGK/60 Bước 3: HS báo cáo kết quả, GV kiểm tra và chuẩn kiến thức. BÀI TẬP 1 Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002 theo bảng 16.1 BÀI TẬP 2 Nhận xét biẻu đồ : sự chuyển dịch cơ cấu GDP thời kì 1991-2002 theo bảng 16.1 - Sự thay đổi trong cơ cấu: + Tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp giảm từ 40,5% còn 23,0%. Chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. + Công nghiệp - xây dựng tăng nhanh liên tục từ 23,8% lên 38,5%. Chứng tỏ quá trình CNH, HĐH đang tiến triển + Dịch vụ tuy chiếm tỉ lệ cao nhưng có nhiều biến động do nước ta đang đẩy mạnh quá trình CNH đất nước. 4. CỦNG CỐ : GV chấm một số bài của HS, sau đó rút ra những vấn đề còn tồn tại, yêu cầu Hs tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. IV. HDVN + HS tiếp tục hoàn thiện những phần chưa làm xong của bài thực hành. + Xem lại các bài 1 đến 16 và chuẩn bị đề cương theo câu hỏi để tiết sau ôn tập. ÔN TẬP Tuần10 –Tiết 17 +TC 10, Soạn : 12/10/2009 Dạy: 15, 16/10/2009 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiền thức : hệ thống hoá và bổ sung kiến thức đã học : - Tình hình gia tăng dân số, ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số nước ta. - Thực trạng vấn đề phân bố dân cư, dân tộc, sử dụng lao động. Những giải pháp cơ bản. - Các nhân tố ảnh hưỡng đến phát triển, phân bố ngành nông nghiệp, công nghiệp. - Đặc điểm phát triển, phân bố, xu hướng phát triển các ngành kinh tế khác ở nước ta. 2. Kỹ năng : - Củng cố các kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế, phân tích các bảng, biểu. - Biết hệ thống hóa kiến thức, củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học. II. PTDH: - Atlat địa lý Việt Nam. - Các bản đồ: dân cư, tự nhiên, kinh tế Việt Nam. - Các phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Oån định 2. Kiểm Tra: GV kiểm tra việc chuẩn bị đề cương ôn tập của HS. 3. Bài mới Mở bài: GV nêu nhiệm vụ giờ học: ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và kĩ năng đã học từ bài 1 đến 16. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * GV chia nhóm theo như đã huớng dẫn chuẩn bị ở nhà . - Tổ 1,2 : Từ bài 1- 5, từ bài 11-bài 13, bài16 - Tổ 3,4: Từ bài 6 -bài 10, từ bài 14 đến bài 16, bài 3 * GV hướng dẫn Lần lượt các nhóm trả lời các câu hỏi được phân công (thảo luận chuẩn bị trước ở nhà) - GV nêu câu hỏi, gọi dại diện nhóm đã phân công trình bày, các nhóm, bạn khác bổ sung. - GV chốt ý, bổ sung kiế thức . * Hệ thống câu hỏi : Câu 1: Nêu sự bố các các dân tộc Việt Nam. Dân tộc nào có số dân đông nhất trong cộng đồng các dân tộc VN? Câu 2:Dựa vào hình 2.1, hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta? Câu 3: Dựa vào bảng 2.2 nhận xét cơ cấu dân số theo giới tính và theo nhóm tuổi thời kỳ 1979-1999 Câu 4: Quan sát hình 3.1 cho hiết dân cư tập trung đông đúc ở vùng nào? Thưa thới ở vùng nào? Vìsao? Câu 5: Trình bày chất lượng và cơ cấu lực lượng lao động ở nước ta? Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nước ta cần phải có những giải pháp nào? Câu 6: Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển KT-XH? Cần phải có những biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này? Câu 7 :Dựa vào hình 6.1, phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành KT nước ta? Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực KT nào? Câu 8: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế và kinh tế trọng điểm. Vùng KT nào giáp biển, vùng KT nào không giáp biển? Câu 9: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Nhân tố nào quyết định sự phát triển nông nghiệp nuớc ta? Câu 9:Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta? Câu 10: Dựa bảng 8.4 (SGK-trang 33) vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi . Bài 9: Làm các bài tập 1,2,3 trang 37 SGK Bài 10: Làm BT 2 trang 38 SGK Câu 11: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp . Nhân tố nào quyết định đến việc phát triển công nghiệp nước ta? Bài 12: Câu 12: Thế nào là nghành CN trọng điểm? Dựa vào hình 12.1, hãy sắp xếp thứ tự các ngành CN trọng điểm theo tỉ trọng từ nhỏ đến lớn . Câu 13: Dựa vào hình 12.3, hã

File đính kèm:

  • docTuan 811.doc