Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 9 - Tiết 17: Ôn tập (Tiếp theo)

. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm vững:

1- Kiến thức :

- Học sinh hệ thống hoá toàn bộ kiến thức cơ bản, trọng tâm từ bài 1-16, đồng thời khắc sâu các kiến thức đó.

2- Kĩ năng :

- Tiếp tục rèn luyện, cũng cố một số kỹ năng thực hành bộ môn: Phân tích, nhận xét biểu đồ, lược đồ, sơ đồ so sánh tổng hợp các kiến thức Địa Lý.

- Nắm vững mối quan hệ, tác động, chi phối lẫn nhau giữa các nhân tự nhiên và kinh tế- xã hội với dân số, kinh tế.

3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích và học tập nghiêm túc.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 9 - Tiết 17: Ôn tập (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17 / 10/ 2009 Ngày dạy: / 10 /2009 Tuần: 9 Tiết 17 ôn tập ( Từ bài 1-16) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần nắm vững: 1- Kiến thức : - Học sinh hệ thống hoá toàn bộ kiến thức cơ bản, trọng tâm từ bài 1-16, đồng thời khắc sâu các kiến thức đó. 2- Kĩ năng : - Tiếp tục rèn luyện, cũng cố một số kỹ năng thực hành bộ môn: Phân tích, nhận xét biểu đồ, lược đồ, sơ đồso sánh tổng hợp các kiến thức Địa Lý. - Nắm vững mối quan hệ, tác động, chi phối lẫn nhau giữa các nhân tự nhiên và kinh tế- xã hội với dân số, kinh tế. 3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích và học tập nghiêm túc. II. Chuẩn bị của thầy và trò: -Thầy: Soạn hệ thống câu hỏi và bài tập. -Trò: ôn tập theo hướng dẫn. iII. phương tiện dạy-học: 1. Bản đồ Dân cư, Kinh tế, Giao thông, át lát Việt Nam. 2. SGK,SGV, tài liệu tham khảo, tập bản đồ, vở bài tập, đề cương. IV. Hoạt động của thầy và trò: 1. Bài cũ : ( Kết hợp giờ ôn tập) 2. Giới thiệu bài: Gv: nêu yeu cầu của tiết ôn tập. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Nêu những nét văn hoá riêng của các dân tộc? ? Các dân tộc đó phân bố như thế nào? 2. Phân tích sự biến đổi của Dân số nước ta thời kỳ 1995- 2003 qua biểu đồ H2.1 SGK trang 7 ? 3. Trình bày đặc điểm phân bố Dân cư nước ta? Giải thích? ? Nêu đặc điểm chính các loại hình quần cư? 4. Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? ? Để giải quyết vấn đề này cần có những giải pháp nào? ( Lưu ý bài thực hành số 5) 5. Trình bày sự chuyển biến trong nền kinh tế nước ta? 6. Phân tích những thuận lợi của tự nhiên – xã hội để phát triển Nông nghiệp? 7. Trình bày sự phát triển và phân bố Nông nghiệp Việt Nam ? 8.Trình bày sự phát triển ngành Lâm nghiệp? 9. Chứng minh: Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng Thuỷ sản? 10. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển Nông- Lâm- Ngư nghiệp đối với ngành Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ? 11. Chứng minh rằng cơ cấu Công nghiệp nước ta đa dạng? 12. Trình bày sự phát triển của giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ? 13. Vì sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ lớn nhất? - Việt Nam có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm đa số, sôngs ở đồng bằng, trung du, ven biển. - Các dân tộc ít người sống ở miền núi => Các dân tộc có văn hoá khác nhau. -Học sinh trình bày. - Dân số đông, phân bố không đồng đều ( do điều kiện tự nhiên chi phối) - Học sinh trình bày hai loại quần cư Nông thôn và Đô thị. * Thực trạng: - Lực lượng lao động dồi dào và ngày càng tăng. - Chất lượng lao động chưa cao. - Nền kinh tế chưa phát triển. * Giải pháp: - Phân bố lại dân cư lao động. - Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. - Phát triển Công nghiệp, Dịch vụ ở đô thị. - Thay đổi kết cấu hạ tầng, xây dựng nhà máy. - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo - Xuất khảu lao động hợp lý. - Học sinh trình bày. - Học sinh trình bày các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển Nông nghiệp Việt Nam. - Học sinh trình bày trên hai phương diện Trồng trọt và Chăn nuôi. - Diện tích biển hơn 1 triệu Km2 - Bãi bồi ven sông, ven biển. - Hồ, đầm => Tạo nguyên liệu cho phát triển ngành Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. ( Học sinh chứng minh cơ cấu ngành) - Học sinh trình bày. v. Đánh giá: - Giáo viên nhận xét cho điểm một số em làm tốt. - Giáo viên kết luận lại một số trọng tâm cơ bản. VI. Hoạt động nối tiếp: - HD học sinh tiếp tục ôn tập để tiết sau kiển tra 45 phút. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : 18/ 10/ 2009 Ngày dạy: / 10 /2009 Tuần: 9 Tiết 18 Kiểm tra một tiết I. Mục tiêu bài học: - Kiểm tra kiến thức cơ bản trọng tâm cảu chương trình. Qua đó đánh giá được một cách chính xác khách quan mức độ nắm kiến thức và kỹ năng của HS. - Trên cơ sở đó đúc rút được kinh nghiệm trong quá trình dạy- học tiếp theo. - Đánh giá được kết quả dạy - học của thầy và trò trong thời gian qua. - Bồi dưỡng cho HS cách làm bài tự giác, độc lập và tích cực, lấy điểm vào sổ. II.Chuẩn bị của thầy và trò: -Thầy: ra đề, đáp án và biểu điểm. -Trò: Ôn tập III. Các phương tiện dạy học: -Đề bài đã soạn sẵn. IV. Hoạt động của thầy và trò: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra: 3. Bài mới: *Đề bài: I. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Hãy khoanh tròn vào chữ đầu câu trả lời mà em cho là đúng: 1. Tính đến năm 2002 thì số dân của nước ta đạt: A. 79,7 triệu người C. 75,4 triệu người B. 77,5 triệu người D. 80,9 triệu người 2. Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng vì có ưu thế về: A. Vị trí địa lý và tài nguyên C. Cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh B. Lao động và thị trường D. Tất cả các ưu thế trên 3.Dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở đâu? A. Vùng đồng bằng, ven biển, các đô thị C. Hải đảo B. Vùng trung du và miền núi D. Thành thị 4. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: A. Đông Nam Bộ C. Cả A và B đều đúng B.Đồng bằng sông Cửu Long D. Cả A và B đều sai 5. Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm? A. Ba vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ miền Trung và phía Namv) B. Hai vùng kinh tế trọng điểm(Bắc Bộ, Nam Bộ) C. Bốn vùng kinh tế trọng điểm ( ĐBSH, ĐBSCL, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) 6 Câu sau đúng hay sai? Hãy đánh dấu (x) vào ô trống mà em chọn “Các ngành dịch vụ nước ta phát triển chủ yếu ở các khu vực đông dân, các trung tâm kinh tế lớn A. Đúng B. Sai II. Phần tự luận: ( 7 điểm ) Câu 1: ( 2,5 điểm ) Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Để giải quyết việc làm cần phải có các biện pháp nào? Câu 2: ( 1,0 điểm ) Nêu tên các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta? Câu 3: ( 3,5 điểm ) Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy vẽ biểu đồ thê rhiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta. Nêu nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành năm 1989 và 2003 (%) Năm Ngành 1989 2003 Nông lâm, ngư nghiệp 71,5 59,6 Công nghiệp-xây dựng 11,2 16,4 Dịch vụ 17,3 24,0 *Đáp án và biểu điểm: I. (3 điểm) 1. A 3. A 5. A 2. D 4. C 6. A II.Tự luận 1. (2,5 điểm ) -Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn phổ biến.Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị còn cao (năm 2003 là 6%).Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta. *Biện pháp: -Phân bố lại dân cư và lao động. Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn. -Phát triển hoạt động công nghiẹp và dịch vụ ở thành thị. -Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề. 2. (1 điểm)các nhân tố tự nhiên.. nông nghiệp: -Tài nguyên đất,tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật. 3. (3,5 điểm) -Vẽ 2 biểu đồ tròn, một cho năm 1989 và một năm 2003(Biểu đồ năm 1989 nhỏ hơn năm 2003) -Vẽ dúng, chính xác, có kí hiệu đầy đủ. -Nhận xét: + Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành có sự chuyển dịch. +Tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp-xây dựng tăng. + Số lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm. -Mặc dù cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm.( Công nghiệp-xây dựng và dịch vụ vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ.) V. Đánh giá: - GV thu bài , nhận xét tinh thần, thái độ làm bài của HS VI. Hoạt động nối tiếp: - Dặn dò chuẩn bị cho bài 17. * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 17 18 On tapKiem tra Dia li 9.doc
Giáo án liên quan