Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết năng lượng và sự thay đổi năng lượng

1. Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng?

A. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.

B. Đơn vị của nội năng là Jun (J).

C. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế.

D. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết năng lượng và sự thay đổi năng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾ NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ THAY ĐỔI NĂNGLƯỢNG 1. Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng? A. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng. B. Đơn vị của nội năng là Jun (J). C. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế. D. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. 2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cách làm thay đổi nội năng của một vật? A. Nội năng của một vật có thể biến đổi bằng 2 cách: thực hiện công và sự truyền nhiệt. B. Quá trình làm thay đổi nội năng có liên quan đến sự chuyển dời của vật khác tác dụng lực lên vật đang xét gọi là sự thực hiện công. C. Quá trình làm thay đổi nội năng không bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. 3. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt lượng? A. Số đo độ biến thiênnội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. B. Nhiệt lượng đo bằng nhiệt kế. C. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J). D. Khi vật nhận nhiệt lượng từ vật khác hay tỏa nhiệt ra cho vật khác thì nhiệt độ của vật thay đổi. 4. Gọi Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hay toả ra (J); m là khối lượng vật (kg); c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K); là độ biến thiên nhiệt độ (oC hoặc K). Khi nhiệt độ của vật thay đổi, nhiệt lượng mà vật nhận được (hay mất đi) được tính bởi biểu thức nào sau đây: A. Q = mC B. Q = mC2 C. Q = D. Q = m2C NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 5. Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học là sự vận dụng của định luật bảo toàn nào sau đây? A. Định luật bảo toàn cơ năng. B. Định luật bảo toàn động lượng. C. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. D. Định luật II Niutơn. 6. Phát biểu nào sau đây đúng với nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học? A. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng công mà vật nhận được. B. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng nhiệt lượng mà vật nhận được. C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được. D. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. 7. Biểu thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học viết dưới dạng Q. Quy ước về dấu nào sau đây là đúng? A. Q > 0: Vật nhận nhiệt lượng của các vật khác. Q > 0: Vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác. B. A > 0: Vật thực hiện công; A < 0: Vật nhận công lên các vật khác. C. > 0: Vật sinh công; < 0: Vật nhận công. D. Các quy ước trên đều đúng. 8. Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về biểu thức tính công của khí lí tưởng? A. Công của khí dãn nở khi áp suất không đổi có độ lớn bằng tích của áp suất (p) và độ lớn của biến thiên thể tích (). B. Khi > 0 thì khí sinh công. C. Khi < 0 thì khí nhận công. D. Các thông tin A, B, C đều đúng. 9. “Nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng để làm tăng nội năng của khí” điều đ1o đúng với quá trình nào sau đây? A. Đẳng tích B. Đẳng nhiệt C. Đẳng áp D. Quá trình khép kín (chu trình) 10. Khi áp dụng nguyên lí thứ nhất cho quá trình đẳng áp, kết quả nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình đẳng áp, phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí. B. Trong quá trình đẳng áp, một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra. C. Trong quá trình đẳng áp, phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để biến thành công mà khí sinh ra. D. Trong quá trình đẳng áp, một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm giảm nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra. 11. Điều nào sau đây là đúng khi áp dụng nguyên lí thứ nhất cho quá trình đẳng nhiệt? A. Trong quá trình đẳng nhiệt, toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công mà khí sinh ra. B. Trong quá trình đẳng nhiệt toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành nội năng của khí. C. Trong quá trình đẳng nhiệt toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển thành công mà khí sinh ra và làm tăng nội năng của khí. D. Trong quá trình đẳng nhiệt toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển thành công mà khí sinh ra. 12. Biểu thức nào sau đây (suy từ biểu thức của nguyên li thứ nhất của nhiệt động lực học) ứng vời quá trình đẳng áp? A. Q = B. Q = + A C. Q = A D. Một biểu thức khác. 13. Điều nào sau đây là đúng khi nói về chu trình? A. Chu trình là một quá trình khép kín, trong đó trạng thái cuối và trạng thái đầu trùng nhau. B. Biểu thức nguyên lí thứ nhất áp dụng cho chu trình là Q = A. C. Nhiệt lượng mà hệ nhận được (trừ đi nhiệt nhả ra) trong cả chu trình chuyển hết thành công trong chu trình đó. D. Cả A, B, C đều đúng. Chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ sau: A. Đẳng nhiệt B. Đẳng áp C. Đẳng tích D. Khép kín (chu trình) Điều vào chỗ trống của các câu 14, 15, 16, 17 và 18 cho đúng ý nghĩa vật lí. 14. Trong quá trình , toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công mà khí sinh ra. 15. Khi áp dụng nguyên lí thứ nhất cho quá trình ,ta thu được biểu thức = A + Q 16. Q = lá kết quả thu được khi áp dụng nguyên lí thứ nhất cho quá trình 17. Quá trình là quá trình trong đó trạng thái đầu và trạng thái cuối trùng nhau. 18. Trong quá trình , toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng để làm tăng nội năng của khí. Theo các quy ước sau: (I) và (II) là các mệnh đề. A. (I) đúng, (II) đúng, hai mệnh đề có tương quan. B. (I) đúng, (II) đúng, hai mệnh đề không tương quan. C.Mệnh đề I đúng, mệnh đề II sai. D. Mệnh đề I sai, mệnh đề II đúng. Trả lời các câu 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 30. 19. (I) Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ. Vì (II) Khi nhiệt độ thay đổi thì động năng của các phân tử cấu tạo nên vật cũng thay đổi theo. 20. (I) Gọi U là nội năng, T là nhiệt độ và V và thể tích, nội năng là hàm của nhiệt độ và thể tích, có thể viết U = f(T, V). 21. (I) Nội năng có thể bị biến đổi do thực hiện công. Vì (II) Giữa công và nhiệt lượng có sự tương đương. 22. (I) Có hai cách làm biến đổi nội năng, đó là sự thực hiện công và sự truyền nhiệt. Vi (II) Nội năng có cùng đơn vị với công và nhiệt lượng. 23. (I) Nội năng của một vật là tổng động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa các phân tử đó. Vì (II) Nội năng (U) là một hàm của áp suất (p). 24. (I) Với khí lí tưởng, nội năng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Vì (II) Các phân tử của khí lí tưởng chỉ tương tác đáng kể khi chúng va chạm nhau. 25. (I) Trong quá trình thực hiện công, có sự chuyển hoá từ một dạng năng lượng nào đó sang nội năng. Vì (II) Nội năng cũng là một dạng năng lượng. 26. (I) Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học là sự vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng vào các hiện tượng nhiệt. Vì (II) Nội dung nguyên lí thứ nhất cho biết mối liên hệ giữa độ biến thiên nội năng, công và nhiệt lượng, đó chính là sự chuyển hoá năng lượng. 27. (I) Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học không thể áp dụng cho một chu trình khép kín. Vì (II) Chu trình là một quá trình khép kín, trong đó trạng thái cuối trùng với trạng thái đầu. 28. (I) Trong quá trình đẳng nhiệt, biểu thức của nguyên lí thứ nhất được viết là Q = A Vì (II) Trong quá trình đẳng nhiệt, toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công mà khí sinh ra. 29. (I) Trong quá trình đẳng áp, nhiệt lượng được dúng vào việc tăng nội năng của hệ. Vì (II) Quá trình đẳng áp là quá trình trong đó áp suất của hệ không đổi. 30. (I) Trong quá trình đằng tích, biểu thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học được viết là Q = . Vì (II) Quá trình đẳng tích có độ biến thiên thể tích = 0. NGUYÊN LÍ THỨ HAI CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 31. Điều nào sau đây là đúng khi nói về quá trình thuận nghịch? A. Quá trình thuận nghịch là quá trình có thể diễn ra theo hai chiều. B. Quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó vật có thể quay về trạng thái ban đầu. C. Quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó vật có thể tự quay về trạng thái ban đầu với điều kiện có sự can thiệp của các vật khác. D. Quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó vật (hay hệ) có thể tự quay về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của các vật khác. 32. Cách phát biểu nào sau đây phù hợp với nguyên lí thứ hai của nhiệt động lực học? Chọn phương án trả lời đúng nhất. A. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. B. Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng thành công cơ học. C. Không thể có động cơ vĩnh cửu loại một, nhưng có thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại hai. D. Chỉ có phương án A và B là không phù hợp. 33. Điều nào sau đây là đúng khi nói về động cơ nhiệt? A. Động cơ nhiệt là thiết bị mà nhờ nó mà nội năng có thể chuyển hoá thành cơ năng. B. Động cơ nhiệt hoạt động liên tục nhờlặp đi lặp lại chu trình dãn và nén khí. C. Bất kì động cơ nhiệt nào cũng có ba bộ phận chính là nguồn nóng, bộ phận phát động và nguồn lạnh. D. Cả A, B, C đều đúng. 34. Điều nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của nguồn nóngtrong động cơ nhiệt? A. Sinh công. B. Cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân để tăng nhiệt độ. C. Cung cấp nhiệt lượng trực tiếp cho nguồn lạnh. D. Lấy nhiệt của bộ phận phát động. 35. Khi nói về nguyên tắc cấu tạo của động cơ nhiệt, thông tin nào sau đây là sai? A. Động cơ nhiệt có ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận phát động và nguồn lạnh. B. Nguồn nóng có tác dụng duy trì nhiệt cho động cơ nhiệt. C. Trong bộ phận phát động, tác nhân dãn nở, sinh công. D. Lấy nhiệt của bộ phận phát động. 36. Điều nào sau đây là sai khi nói về hiệu suất của động cơ nhiệt? A. Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số phần trăm giữa nhiệt lượng có ích và nhiệt lượng lấy từ nguồn nóng. B. Gọi Q1 và Q2 lần lượt là nhiệt lượng do nguồn nóng cung cấp và nhiệt lượng mà nguồn lạnh thu vào, hiệu suất của động cơ nhiệt được tính bằng biểu thức: H = % C. Thông thường, hiệu suất của động cơ nhiệt là 100%. D. Khi hiệu suất của động cơ nhiệt càng cao, ta có thể nói động cơ nhiệt ấy càng tốt. 37. Gọi T1 và T2 lần lượt là nhiệt độ tuyệt đối của nguồn nóng và của nguồn lạnh, biểu thức nào sau đây đúng với công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt lí tưởng? A. Hmax = B. Hmax = C. Hmax = D. Hmax = 38. Phương án nào sau đây là đúng nhất để nâng cao hiệu suất động cơ nhiệt? A. Nâng cao nhiệt độ của nguồn nóng. B. Hạ thấp nhiệt độ của nguồn lạnh. C. Vừa nâng cao nhiệt độ của nguồn nóng vừa hạ thấp nhiệt độ của nguồn lạnh. D. Vừa nâng cao nhiệt độ của nguồn nóng vừa hạ thấp nhiệt độ của nguồn lạnh sao cho T1 = 2T2. 39. Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về máy làm lạnh? A. Máy là lạnh là thiết bị cho phép truyền nhiệt từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. B. Trong máy làm lạnh, tác nhân làm lạnh nhận công để toả nhiệt. C. Hiệu suất của máy làm lạnh nhỏ hơn 100%. D. Các thông tin A, B, C đều đúng. Theo các quy ước sau: (I) và (II) là các mệnh đề. A. (I) đúng, (II) đúng, hai mệnh đề có tương quan. B. (I) đúng, (II) đúng, hai mệnh đề không tương quan. C. Mệnh đề I đúng, mệnh đề II sai. D. Mệnh đề I sai, mệnh đề II đúng. Trả lời các câu 40, 41, 42, 43, 44 và 45. 40. (I) Không thể chế tạo được động cơ nhiệt chỉ có một nguồn nóng và một nguồn lạnh. Vì (II) Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt là: Tác nhân nhận nhiệt lượng Q1 từ nguồn nóng biến một phần thành công A và toả phần nhiệt còn lại Q2 cho nguồn lạnh. 41. (I) Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn. Vì (II) Nhiệt có thể truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. 42. (I) Không thể có động cơ nhiệt mà hiệu suất của nó 100%. Vì (II) Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết nhiệt lượng truyền từ nguồn nóng sang nguồn lạnh nhiều hay ít. 43. (I) Trong động cơ nhiệt, nguồn lạnh dùng để nhận nhiệt lượng của tác nhân để tác nhân giảm nhiệt độ. Vì (II) Tác nhân chính của nguồn lạnh trong động cơ nhiệt là làm mát cho động cơ. 44. (I) Quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịch. Vì (II) Quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó vật (hay hệ) có thể tự quay về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của các vật khác. 45. (I) Máy làm lạnh là thiết bị cho pháp lấy nhiệt từ vật này truyền sang vật khác nóng hơn nhờ nhận công từ các vật ngoài. Vì (II) Máy làm lạnh hoạt động theo quá trình truyền và chuyển hoá năng lượng ngược với động cơ nhiệt. II- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 46. Thả một thỏi đồng có khối lượng 0,4kg ở nhiệt độ 80oC vào 0,25kg nước ở nhiệt độ 18oC. Cho nhiệt dung của đồng và của nước lần lượt là C1 = 400J/kg.độ và C2 = 4200J/kg.độ. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là giá trị nào sau đây: A. t = 80oC B. t = 18oC C. t = 49oC D. t = 26,2oC 47. Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20g nước ở nhiệt độ 100oC. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp có nước là 37,5oC, khối lượng hỗn hợp là 140g. Biết rằng nhiệt độ ban đầu của nó là 20oC, nhiệt dung riêng của nước C2 = 4200J/kg.độ. Nhiệt dung riêng của chất lỏng đó nhận giá trị nào sau đây: A. 2000 J/kg.độ B. 2500 J/kg.độ C. 3000 J/kg.độ. D. 5500 J/kg.độ. 48. Trộn lẫn rượu vào nước, ta thu được một hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ t = 36oC. Biết nhiệt độ ban đầu của rượu và nước lần lượt là 19oC và 100oC, nhiệt dung riêng của rượu và nước là 2500J/kg.độ, 4200J/kg.độ. Khối lượng nước và rượu đã pha lần lượt là những giá trị nào sau đây: A. 110,82g và 99,18g. B. 120g và 20g. C. 120,82g và 19,18g D. Một cặp giá trị khác. 49. Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 15oC và 450g đồng ở nhiệt độ 25oC vào 150g nước ở nhiệt độ 80oC. Cho nhiệt dung riêng của sắt C1 = 460J/kg.độ và của đồng C2 = 400j/kg.độ và nước C3 = 4200J/kg.độ. Nhiệt độ khi cần bằng nhiệt là giá trị nào sau đây: A. t = 62,4oC B. t = 40oC C. t = 65oC D. t = 61oC 50. Một vật có khối lượng 0,1kg ở nhiệt độ 100oC được bỏ vào nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 0,1kg chứa nước có nhiệt độ ban đầu là 20oC. Nhiệt độ của hệ khi có cân bằng nhiệt là 24oC. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau và nước lần lượt là 3,8.102J/kg.độ và 4,2.103J/kg.độ. Nhiệt dung riêng của vật nhận giá trị nào sau đây: A. 4,6.102 J/kg.độ. B. 4,6.103 J/kg.độ. C. 4,6.104 J/kg.độ. D. Một giá trị khác. 51. Một thùng nhom có khối lượng 1,2kg đựng 4kg nước ở nhiệt độ 90oC. Cho biết: nhom có c1 = 0,92 kJ/kg.độ, nước có c2 = 4,186kJ/kg.độ. Nhiệt lượng đã toả ra khi nhiệt độ hạ còn 30oC là gí trị nào sau đây: A. Q = 1,07.104 J B. Q = 1,07.105 J C. D. Q = 1,07.107 J 52. Hai bình nước giống nhau, chứa hai lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t1, bình thứ hai có nhiệt độ t2 = t1. Sau khi trộn lẫn với nhau, nhiệt độ khi cần bằng nhiệt là 25oC. Nhiệt độ ban đầu của mỗi bình là giá trị nào sau đây? A. t1 = 25oC và t2 = 37,5oC. B. t1 = 30oC và t2 = 45oC. C. t1 = 42oC và t2 = 63oC. D. t1 = 20oC và t2 = 30oC. 53. Một bình cách nhiệt được ngăn làm hai phần bằng một vách ngăn cách nhiệt. Hai phần bình chứa hai chất lỏng có nhiệt dung riêng c1, c2 và nhiệt độ t1, t2 khác nhau. Bỏ vách ngăn đi để hai khối chất lỏng trộng vào nhau và có nhiệt độ cân bằng là t. Biết hai chất lỏng không có tác dụng hoá học và nếu (t1 – t2) = (t1 – t2) thì tỉ số thoả mãn đẳng thức nào sau đây: A. = B. = C. = D. = 1 54. Một nhiệt lượng kế khối lượng m1 = 100g, chứa m2 = 500g nước ở cùng nhiệt độ t1 = 15oC. Người ta thả vào đó m = 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc đã được đun nóng tới t2 = 100oC. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ là 17oC. Khối lượng m3 của nhom, m4 của thiết có trong hỗn hợp là giá trị nào sau đây: A. m3 = 25g và m4 = 125g. B. m3 = 125g và m4 = 25g. C. m3 = 40g và m4 = 110g. D. Một cặp giá trị khác. 55. Một hệ gồm n vật, khối lượng mỗi vật là m1, m2, mn ở nhiệt độ ban đầu t1, t1, tn làm bằng các chất có nhiệt dung riêng C1, C2, Cn trao đổi nhiệt với nhau. Biểu thức nào sau đây cho pháp xác định nhiệt độ chúng của hệ khi có cân bằng nhiệt: A. t = B. t = . C. t = D. Một biểu thức khác. Sử dụng dữ kiện sau: Trộn lẫn hai chất lỏng có nhiệt dung riêng, khối lượng và nhiệt độ ban đầu của chúng lần lượt là C1, m1, t1 và C2, m2, t2. Trả lời các câu hỏi 56 và 57. 56. Nếu độ biến thiên nhiệt độ của chất lỏng thứ hai gấp đôi so với độ biến thiên nhiệt độ của chất lỏng thứ nhất thì tỷ số khối lượng của hai chất lỏng phải thoả mãn điều kiện nào sau đây: A. = 4 B. = C. = 2 D. Một kết quả khác. 57. Nếu hiệu nhiệt độ ban đầu của hai chất lỏng so với hiệu nhiệt độ cân bằng và nhiệt độ đầu của chất lỏng thu nhiệt bằng tỷ số thì tỷ số khối lượng của hai chất lỏng phải thoả mãn điều kiện nào sau đây: A. = B. = C. = D. = 58. Một quả bóng khối lượng 100g rơi từ độ cao 1,5m xuống đất và nảy lên đến độ cao 1,2m. Cho g = 10m/s2. Độ tăng nội năng của bóng, đất và không khí nhận giá trị nào sau đây: A. 03J B. 3J C. 30J D. Một giá trị khác. 59. Một viên đạn làm bằng chất có nhiệt dung riêng c = 0,13kJ/kg.độ rơi tự do từ độ cao 130m xuống và va chạm mềm với đất. Cho rằng khi chạm đất có 50% độ tăng nội năng của đạn được biến thành nhiệt làm nóng viên đạng và lấy g = 10m/s2. Nhiệt độ mà đạn đã tăng thêm có thể nhận giá trị nào sau đây: A. = 25oC B. = 50oC C. = 75oC D. = 90oC Sử dụng dữ kiện sau: Một viên đạn có khối lượng m = 50g, làm bằng chất có nhiệt dung riêng là c = 0,12kJ/kg.độ, bay với vận tốc v0 = 100m/s. Sau khi xuyên qua một tấm thép, vận tốc của viên đạn giảm còn 20m/s. Trả lời các câu hỏi 60 và 61 60. Lượng nội năng tăng thêm của đạn và tấm thép là giá trị nào sau đây: A. 180J B. 200J C. 240J D. 280J 61. Nếu 60% lượng nội năng trên biến thành nhiệt làm nóng đạn thì độ tăng nhiệt độ của đạn là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. = 24oC B. = 48oC C. = 28oC D. = 58oC 62. Một búa máy có khối lượng 10 tấn rơi từ độ cao h = 2,3m xuống một cọc sắt có khối lượng m = 200kg, làm bằng chất có nhiệt dung riêng c = 0,46KJ/kg.độ. Nếu 40% động năng của búa biến thành nhiệt làm nóng cọc và cho rằng cọc không toả nhiệt cho môi trường thì búaphải rơi bao nhiêu lần, nhiệt độ của cọc mới tăng thêm 20oC? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. 46 lần B. 20 lần C. 10 lần D. 6 lần 63. Một khối khí CO2 có khối lượng m = 200g chứa trong một xilanh dưới một pitông nặng. Pitông có thể duy chuyển thẳng đứng theo thành xilanh. Đun nóng xilanh cho nhiệt độ tăng dần từ t1 = 20oC cho đến t2 = 180oC. Công do khí thực hiện là giá trị nào sau đây: A. A = 33,24J B. A = 332,4J C. A = 3324J D. Một giá trị khác Sử dụng dữ kiện sau: Có 6,5g H2 ở 27oC được đun nóng đẳng áp để thể tích tăng gấp đôi. Cho nhiệt dung riêng đẳng áp của H2 là cp = 14,3kJ/kg.độ. Trả lời các câu hỏi 64, 65 và 66. 64. Công do khí thực hiện nhận giá trị nào sau đây: A. A = 8,1.103J B. A = 8,1.104J C. A = 8,1.105J D. Một giá trị khác 65. Nhiệt lượng đã truyền cho khí là: A. Q = 27,9.102J B. Q = 27,9.103J C. Q = 27,9.104J D. Q = 27,9.105J 66. Độ biến thiên nội năng của khí là giá trị nào sau đây: A. = 198J B. = 19.8.102J C. = 19.8.103J D. Một giá trị khác. 67. Một khối khí có áp suất p = 1atm, thể tích V1 = 10lít được dãn nở đẳng áp sao cho thể tích tăng gấp hai lần. Công do khí thực hiện nhận giá trị nào sau đây: A. A = 981J B. A = 98,1J C. A = 9,81J D. Một giá trị khác 68. Một khối khí có áp suất 1atm, thể tích 12 lít và ở nhiệt độ 27oC được đun nóng đ8ảng áp đến nhiệt độ 77oC. Công của khí thực hiện là: A. A = 22J B. A = 202J C. A = 220J D. Một giá trị khác Sử dụng dữ kiện sau: Có 2,2 kg khí CO2 giãn nở đẳng áp và nhiệt độ tăng thêm = 200oC. Trả lời các câu hỏi 69 và 70. 69. Công khí đã thực hiện nhận giá trị nào sau đây: A. A = 83,1.102J B. A = 83,1.103J C. A = 83,1.104J D. A = 83,1.105J 70. Độ biến thiên nội năng của khí là: A. = 246,9.102J B. = 246,9.103J C. = 246,9.104J D. = 246,9.105J Sử dụng dữ kiện sau: Có 10g khí oxy ở áp suất p = 3at, nhiệt độ t = 10oC. Người ta đốt nóng và cho khí dãn nở đẳng áp đến thể tích 10 lít. Biết nhiệt dung riêng của oxy trong quá trình đẳng áp là Cp = 0,91.103 . Lấy 1at = 9,81.104N/m2. Trả lời câu hỏi 71, 72 và 73. 71. Nhiệt độ cuối của khối khí là giá trị nào sau đây: A. T = 113,32oK B. T = 1133,2oK C. T = 11332oK D. Một giá trị khác. 72. Công do khí sinh ra khi dãn nở là: A. A = 2208J B. A = 2408J C. A = 2808J D. A = 2204J 73. Độ biến thiên nội năng của khí nhận giá trị nào sau đây: A. = 8525,82J B. = 5258,82J C. = 5528,82J D. = Một giá trị khác. Sử dụng dữ kiện sau: Một khối khí có thể tích 3 lít, áp suất 2.105N/m2, nhiệt độ 27oC được đun nóng đ8ảng tích đến nhiệt độ 327oC và sau đó dãn đ8ảng áp. Nhiệt độ cuối của khí là 627oC. Trả lời các câu hỏi 74 và 75. 74. Thể thích sau khi dãn đẳng áp là: A. V = 1,5 lít B. V = 2,5 lít C. V = 3,5 lít D. V = 4,5 lít 75. Công của khí khi thực hiện biến đổi trên là giá trị nào sau đây: A. 800J B. 600J C. 400J D. Một giá trị khác. 76. Trên đồ thị hình 50 biểu diễn quá trình dãn khí của một khối khí lý tưởng. Biết P1 = 3at, V1 = 2 lít, P2 = 1at, V2 = 5lít và khí đã nhận được nhiệt lượng Q = 488,6J. Thông tin nào sau đây là đúng A. Thể tích khí tăng. B. Nội năng của khí giảm một lượng là 100J. C. Công mà khí đã thực hiện có giá trị là A = 588,6J. D. Cả A, B, C đều đúng. Sử dụng dữ kiện sau: Có 5 mol khí oxy được nung nóng để nhiệt độ tăng thêm 10oC. Độ biến thiên nội năng của khí O2 tính bởi = R(T2 – T1) Trả lời các câu hỏi 77 và 78. 77. Nếu quá trình biến đổi là đẳng tích thì nhiệt lượng mà khí nhận được là giá trị nào sau đây: A. Q = 1038,75J B. Q = 10387,5J C. Q = 103875J D. Một giá trị khác. 78. Nếu quá trình biến đổi là đẳng áp thì nhiệt lượng mà khí nhận được là giá trị nào sau đây: A. Q = 145452J B. Q = 14545,2J C. Q = 1454,52J D. Một giá trị khác. 79. Một động cơ nhiệt lý tưởng thực hiện được một công 5kJ, đồng thời truyền cho nguồn lạnh nhiệt lượng 15kJ. Hiệu suất của động cơ nhiệt này là giá trị nào sau đây: A. H = 5% B. H = 15% C. H = 25% D. H = 7% 80. Một động cơ nhiệt lý tưởng có nhiệt độ nguồn nóng là t1 = 150oC, nguồn lạnh là t2 = 20oC. Hiệu suất động cơ nhận giá trị nào sau đây: A. H = 1,13% B. H = 7,5% C. H = 30,7% D. Một giá trị khác. Sử dụng dữ kiện sau: Một động cơ nhiệt lí tưởng hoạt động giữa hai nguyồn nhiệt 100oC và 25,4oC, công mà động cơ thực hiện là 2kJ. Trả lời các câu hỏi 81 và 82. 81. Hiệu suất của động cơ là giá trị nào sau đây: A. H = 74,6% B. H = 20% C. H = 12,54% D. Một giá trị khác. 82. Để hiệu suất của động cơ đạt 25% thí phải tăng nhiệt độ của nguồn nóng lên bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. t = 12,5oC B. t = 125oC C. t = 1250oC D. Một giá trị khác 83. Một động cơ hoạt động theo chu trình Cacnô thuận nghịch, nguồn lạnh hoạt động ở nhiệt độ t2 = 22oC và hiệu suất H = 21%. Nếu giữ nguyên nhiệt độ của nguồn nóng và muốn hiệu suất của động cơ tăng lên đến 25% thì phải thay đổi nhiệt độ của nguồn lạnh như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau: A. Nhiệt độ nguồn lạnh giảm đi 7oC. B. Nhiệt độ nguồn lạnh giảm còn 7oC. C. Nhiệt độ nguồn lạnh tăng thêm 7oC. D. Một phương án khác. Sử dụng dữ kiện sau: một máy lạnh thực hiện công A = 200J để chuyển một nhiệt lượng 110J từ trong máy lạnh ra ngoài. Trả lời các câu hỏi 84 và 85. 84. Nhiệt lượng truyền ra ngoài là giá trị nào sau đây: A. Q = 310J B. Q = 90J C. Q = 155J D. Một giá trị khác 85. Hiệu suất của máy lạnh là: A. H = 35% B. H = 64,5% C. H = 55% D. Một giá trị khác. Sử dụng dữ kiện sau: Một động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Cacnô thuận nghịch. Trong mỗi chu trình, tác nhân nhận nhiệt lượng 1500J từ nguồn nóng và sinh một công là 600J. Trả lời các câu hỏi 86, 87 và 88. 86. Hiệu suất của chu trình là gia 1trị nào sau đây: A. H = 2,5% B. H = 40% C. H = 25% D. Một giá trị khác. 87. Trong một chu trình, tác nhân truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là: A. Q = 1500J B. Q = 600J. C. Q = 2100J D. Q = 900J 88. Tỉ số giữa nhiệt độ nguồn nóng và nhiệt độ của nguồn lạnh nhận giá trị nào sau đây: A. = B. = C. = D. = 89. Một động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Cacnô thuận nghịch. Biết hiệu suất của động cơ là 20%, độ chênh lệch nhiệt độ giữa nguồnnóng và nguồn lạnh là 75oC. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Nhiệt độ của nguồn nóng là 375oK. B. Nhiệt độ của nguồn lạnh là 300oK. C. Hiệu suất của động cơ được tính bởi công thức H = , trong đó T1 và T2 lần lượt là nhiệt độ của nguồn nóng và nguồn lạnh. D. Cả A, B, C đều đúng.

File đính kèm:

  • docnang luong.doc