Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 13: Ôn tập

. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên:

1. Về kiến thức:

- Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do, chuyển động tròn, tính tương đối của chuyển động.

2. Về kĩ năng:

- Có khả năng giải một số bài tập đơn giản có liên quan.

3. Về thái độ:

- Trung thực trong khi giải bài bập.

II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Về phương pháp:

- Phân tích kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề.

 

docx3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 13: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..//2012 Ngày dạy: Tiết, Lớp 10BT, ., Ngày..Tháng..Năm 2012 Tiết 13: Ôn tập I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên: 1. Về kiến thức: - Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do, chuyển động tròn, tính tương đối của chuyển động. 2. Về kĩ năng: - Có khả năng giải một số bài tập đơn giản có liên quan. 3. Về thái độ: - Trung thực trong khi giải bài bập. II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Về phương pháp: - Phân tích kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề. 2. Về phương tiện dạy học – chuẩn bị của GV – chuẩn bị của HV: a. Về phương tiện dạy học: - Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học, b. Chuẩn bị của GV: - Một số bài tập về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, công thức cộng vận tốc. c. Chuẩn bị của HV: - Ôn lại toàn bộ kiến thức của các bài để phục vụ cho việc giải bài tập, giải trước các bài tập ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số của hv & ổn định trật tự lớp, ghi tên những hv vắng mặt vào SĐB: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Vào bài mới: b. Tiến trình tổ chức bài học và nội dung cần đạt: Hoạt động 1: Giải các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 11: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều v = v0 + at thì: A. v luôn luôn dương. C. a luôn luôn cùng dấu với v. B. a luôn luôn dương. D. a luôn luôn ngược dấu với v. Chọn đáp án đúng. Câu 12: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. v+v0=2as C.v2+v02=2as B. v-v0=2as D. v2-v02=2as Câu 13: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là tự do nếu được thả rơi? A. Một cái lá cây rụng. C. Một chiếc khăn tay. B. Một sợi chỉ. D. Một mẩu phấn. Câu 14: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động của một hòn sỏi được ném lên cao. B. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương nằm ngang. C. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương nằm ngang. D. Chuyển động của một hòn sỏi được thả rơi xuống. Câu 15: Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất B. Các hạt mưa nhỏ rơi gần tới mặt đất C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất D. Một viên bi bằng chì đang rơi trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không Câu 16: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của một con lắc đồng hồ. B. Chuyển động của một mắt xích xe đạp. C. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều. D. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều. Câu 17: Chuyển động của vật nào dưới đây không phải là chuyển động tròn đều? A. Ghế của chiếc đu quay khi đu quay hoạt động ổn định B. Một điểm nằm trên vành bánh đà của một động cơ đang hoạt động ổn định C. Đầu van của bánh xe máy khi xe đang hãm phanh D. Đầu cánh quạt khi quạt đang quay ổn định. Câu 18: Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau: A. Quỹ đạo là đường tròn. C. Tốc độ góc không đổi. B. Véctơ vận tốc không đổi. D. Véctơ gia tốc luôn hướng vào tâm. Câu 19: Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy? A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy. C. Cả hai tàu đều chạy B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên. D. Các câu A, B, C đều không đúng. Câu 20: Công thức liên hệ giữa tốc độ dài (v) và tốc độ góc (ω), công thức tính gia tốc hướng tâm (aht) trong chuyển động tròn đều là: A. v=r.ω; aht=v2r C. v=r.ω;aht=v2r B. v= ωr;aht=v2r D. v=ωr;aht=v2.r Hoạt động của HV Trợ giúp của GV Nội dung cần đạt Câu 11: Đáp án D Câu 12: Đáp án D Câu 13: Đáp án D Câu 14: Đáp án D Câu 15: Đáp án C Câu 16: Đáp án C Câu 17: Đáp án C Câu 18: Đáp án B Câu 19: Đáp án B Câu 20: Đáp án C Câu 11: Dựa vào CT vận tốc của CĐ thẳng BĐ đều để chọn đáp án. Câu 12: Dựa vào công thức liên hệ giữa v, a và s để chọn đáp án đúng. Câu 13: Dựa vào định nghĩa chuyển động rơi tự do để chọn đáp án. Câu 14: Dựa vào định nghĩa chuyển động rơi tự do để chọn đáp án. Câu 15: Dựa vào định nghĩa chuyển động rơi tự do để chọn đáp án. Câu 16: Dựa vào định nghĩa CĐ tròn đều để chọn đáp án. Câu 17: Dựa vào định nghĩa CĐ Tròn đều để chọn đáp án. Câu 18: Dựa vào định nghĩa CĐ Tròn đều để chọn đáp án. Câu 19: Dựa vào tính tương đối của CĐ để chọn đáp án. Câu 20: Dựa vào CT liên hệ giữa v, ω và CT tính aht để chọn đáp án. Câu 11: Đáp án D Câu 12: Đáp án D Câu 13: Đáp án D Câu 14: Đáp án D Câu 15: Đáp án C Câu 16: Đáp án C Câu 17: Đáp án C Câu 18: Đáp án B Câu 19: Đáp án B Câu 20: Đáp án C Hoạt động 2: Giải bài tập tự luận: Hoạt động của HV Trợ giúp của GV Nội dung cần đạt Tóm tắt: Tàu chuyển động thẳng nhanh dần đều; v0 = 0; t0 = 0 t = 3’ = 180s; v = 60 km/h = 16,67 m/s Tính: a. a = ? b. s = ? Bài giải: a. Tính gia tốc của đoàn tàu: a= v-v0t-t0=16,67180≈0,093 (m/s2) b. Tính quãng đường đi được: s = v0.t + 12a.t2 = 12a.t2 = 12.0,093.1802 = 1506,6 (m) Cho HV làm bài tập. Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 3 phút tàu đạt tốc độ 60 km/h. a. Tính gia tốc của đoàn tàu. b. Tính quãng đường mà tàu đi được trong 3 phút đó. +Gợi ý: Dựa vào công thức tính gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều để tính a. Dựa vào công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng biến đổi đều để tính s. Tóm tắt: Tàu chuyển động thẳng nhanh dần đều; v0 = 0; t0 = 0 t = 3’ = 180s; v = 60 km/h = 16,67 m/s Tính: a. a = ? b. s = ? Bài giải: a. Tính gia tốc của đoàn tàu: a= v-v0t-t0=16,67180≈0,093 (m/s2) b. Tính quãng đường đi được: s = v0.t + 12a.t2 = 12a.t2 = 12.0,093.1802 = 1506,6 (m) 4. Củng cố: Hoạt động của HV Trợ giúp của GV Hv về nhà làm theo dặn dò của giáo viên. Gv yêu cầu học viên về nhà làm lại những bài đã chữa trên lớp và làm những bài chưa chữa trong SGK. 5. Dặn dò: Hoạt động của GV Hoạt động của HV - Về nhà học bài, làm lại các bài tập đã chữa trong SGK, buổi sau kiểm tra 1 tiết. - Nhận xét buổi học và dặn dò rút kinh nghiệm. - Ghi những dặn dò của giáo viên và về nhà ôn tập để chuẩn bị cho làm bài kiểm tra 1 tiết. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Phê duyệt của BGĐ . . . . . . Hoàng Văn Tuyến

File đính kèm:

  • docxTiet 13 - On Tap.docx