Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 17, 18 - Tuần 19: Ba định luật Niutơn

Kiến thức

 - Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, ba định luật Niuton, định nghĩa khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.

 - Viết được công thức của định luật II, định luật III Newton và của trọng lực.

 - Nêu được những đặc điểm của cặp “lực và phản lực”.

2. Kỹ năng

 - Vận dụng được định luật I Newton và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài.

 - Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng

 - Vận dụng phối hợp định luật II và III Newton để giải các bài tập trong bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 17, 18 - Tuần 19: Ba định luật Niutơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 17, 18 Tuần: 09 Ngay soạn: 14/ 10/ 2013 VẬT LÍ 10 BA ĐỊNH LUẬT NIUTƠN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, ba định luật Niuton, định nghĩa khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng. - Viết được công thức của định luật II, định luật III Newton và của trọng lực. - Nêu được những đặc điểm của cặp “lực và phản lực”. 2. Kỹ năng - Vận dụng được định luật I Newton và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài. - Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng - Vận dụng phối hợp định luật II và III Newton để giải các bài tập trong bài. II. CHUẨN BỊ Giáo viên : Giáo viên: Chuẩn bị thêm một số vd minh họa ba định luật. Học sinh : - Ôn lại kiến thức đã được học về lực, cân bằng lực và quán tính. - Ôn lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC (Tiết 1) Hoạt động 1: Tìm hiểu định luật I Newton. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản * Trình bày thí nghiệm Galilê. * Trình bày dự đoán của Galilê. * Nêu và phân tích định luật I Newton. * Nêu khái niệm quán tính. * Yêu cầu hs trả lời C1. * Nhận xét về quãng đường hòn bi lăn được trên máng nghiêng 2 khi thay đổi độ nghiêng của máng này. * Đọc sgk, tìm hiểu định luật I. * Ghi nhận khái niệm. * Vận dụng khái niệm quán tính để trả lời C1. I. Định luật I Newton. 1. Thí ngihệm lịch sử của Galilê. (sgk) 2. Định luật I Newton. Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không. Thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. 3. Quán tính. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của về hướng và độ lớn. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật II Newton. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản * Nêu và phân tích định luật II Newton. * Cho ví dụ về trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực. * Nêu và phân tích định nghĩa khối lượng dựa trên mức quán tính. * Nêu và giải thích các tính chất của khối lượng. * Giới thiệu khái niệm trọng lực. * Giới thiệu khái niệm trọng tâm. * Giới thiệu khái niệm trọng lượng. * Yêu cầu hs phân biệt trọng lực và trọng lượng. * Suy ra từ bài toán vật rơi tự do. * Ghi nhận định luật II. * Viết biểu thức định luật II cho trường hợp có nhiều lực tác dụng lên vật. * Ghi nhận khái niệm. Trả lời C2, C3. * Nhận xét về các tính chất của khối lượng. * Ghi nhận khái niệm. * Ghi nhận khái niệm. * Ghi nhận khái niệm. * Nêu sự khác nhau của trọng lực và trọng lượng. * Xác định công thức tính trọng lực. II. Định luật II Newton. 1. Định luật . Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. hay Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụngthì là hợp lực của các lực đó : 2. Khối lượng và mức quán tính. a) Định nghĩa. Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. b) Tính chất của khối lượng. + Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật. + Khối lượng có tính chất cộng. 3. Trọng lực. Trọng lượng. a) Trọng lực. Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là . Trọng lực tác dụng lên vật đặt tại trọng tâm của vật. b) Trọng lượng. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế. c) Công thức của trọng lực. Hoạt động 3 : Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. Yêu cầu hs chuẩn bị bài sau. Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. Ghi những chuẩn bị cho bài sau. (Tiết 2) Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : Phát biểu định luật I Newton, nêu khái niệm quán tính. Giải thích tại sao khi đoàn tàu đang chạy nếu dừng lại đột ngột thì hành khách bị ngã về phía trước, nếu đột ngột rẽ trái thì hành khách bị ngã về phía phải. Phát biểu, viết viểu thức của định luật II Newton. Nêu định nghĩa và tính chất của khối lượng. Hãy cho biết trọng lực và trọng lượng khác nhau ở những điểm nào ? Hoạt động 2: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản * Giới thiệu 3 ví dụ sgk. *Nhấn mạnh tính chất hai chiều của sự tương tác. * Nêu và phân tích định luật III. * Yêu cầu hs viết biểu thức của định luật. * Nêu khái niệm lực tác dụng và phản lực. * Nêu các đặc điểm của lực và phản lực. * Yêu cầu hs cho ví dụ minh hoạ từng đặc điểm. * Phân tích ví dụ về cặp lực và phản lực ma sát. * Quan sát hình 10.1, 10.2, 10.3 và 10.4, nhận xét về lực tương tác giữa hai vật. * Ghi nhận định luật. * Viết biểu thức định luật. * Ghi nhận khái niệm. * Ghi nhận các đặc điểm. * Cho ví dụ minh hoạ cho từng đặc điểm. * Phân biệt cặp lực và phản lực với cặp lực cân bằng, * Trả lời C5. III. Định luật III Newton. 1. Sự tương tác giữa các vật. Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác. 2. Định luật. Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. 3. Lực và phản lực. Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực. Đặc điểm của lực và phản lực : + Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. + Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối. + Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. Hoạt động 3: Vận dụng, Củng cố. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu hs giải tại lớp các bài tập 11, 12 trang 62. Hướng dẫn hs áp dụng định luật II và III để giải. Giải các bài tập 11, 12 trang 62 sgk. Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. Yêu cầu hs chuẩn bị bài sau. Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. Ghi những chuẩn bị cho bài sau. * Chú ý: Đối tượng học sinh KHÁ – GIỎI TRUNG BÌNH YẾU - KÉM Từ nội dung, công thức định luật 2,3 Niu – tơn yêu cầu học sinh: biểu diễn lực tương tác, giải thích một số các hiện tượng lien quan Hướng dẫn học sinh trả lời các câu C1,2,3,4 Không yêu cầu học sinh trả lời các câu C3,5 IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Tổ trưởng kí duyệt 14/10/2013 HOÀNG ĐỨC DƯỠNG

File đính kèm:

  • docgiao an 10 tuan 9.doc
Giáo án liên quan