Bài giảng môn học Vật lý lớp 6 - Tuần 17 - Tiết 17: Ôn tập

A.MỤC TIÊU: Qua hệ thống câu hỏi, bài tập HS được ôn lại kiến thức cơ bản về cơ học đã học ở học kỳ I.

-Củng cố đánh giá sự nắm kiến thức và kỹ năng của HS.

-Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức và tư duy trong mỗi HS.

B.CHUẨN BỊ: -Thầy: Hệ thống câu hỏi.

 -Trò: Trả lời câu hỏi ôn tập.

C.PHƯƠNG PHÁP: Hệ thống hoá kiến thức.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 6 - Tuần 17 - Tiết 17: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/12/2012 Ngày dạy : 11/12/2012 TUẦN: 17 TIẾT17: ÔN TẬP A.MỤC TIÊU: Qua hệ thống câu hỏi, bài tập HS được ôn lại kiến thức cơ bản về cơ học đã học ở học kỳ I. -Củng cố đánh giá sự nắm kiến thức và kỹ năng của HS. -Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức và tư duy trong mỗi HS. B.CHUẨN BỊ: -Thầy: Hệ thống câu hỏi. -Trò: Trả lời câu hỏi ôn tập. C.PHƯƠNG PHÁP: Hệ thống hoá kiến thức. D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. *HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP LÝ THUYẾT(20 phút) 1.Đơn vị đo chiều dài là gì? -Khi đo chiều dài, em dùng dụng cụ gì? - Cách đo thế nào? 2. Để đo thể tích chất lỏng, em dùng dụng cụ gì? -Trình bày cách đo thể tích vật rắn không thấm nước có hình dạng bất kỳ? - Đo thể tích vật rắn có hình dạng xác định: Hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình cầu, hình trụ? 3. Đơn vị đo khối lượng là gì? -Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng? -Nêu cách dùng cân Rôbécvan để cân một vật. 4.-Lực là gì? -Thế nào là hai lực cân bằng? -Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực. 5. Trọng lực là gì? -Trọng lực có phương, chiều thế nào? -Đơn vị lực là gì? 6. Lực đàn hồi là gì? -Đặc điểm của lực đàn hồi? 7.Lực kế là gì? Cách đo một lực bằng lực kế? -Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật. 8.- Khối lượng riêng của một chất là gì? -Được xác định thế nào? -Đơn vị khối lượng riêng là gì? -Trọng lượng riêng của một chất là gì? Được xác định thế nào?Đơn vị trọng lượng riêng là gì? -Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng. 9 -Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng bao nhiêu? -Hãy kể tên các máy cơ đơn giản thường dùng? 10. Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì? Vận dụng nó vào cuộc sống như thế nào? 11. Nêu cấu tạo của đòn bẩy? Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm như thế nào? 1. Đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu : m. -Khi đo chiều dài, em dùng thước. -Cách đo độ dài: Khi đo độ dài cần: +Ước lượng độ dài cần đo. +Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. +Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. + Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. +Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. 2. Đo thể tích chất lỏng. em dùng bình chia độ. -Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước có hình dạng bất kỳ: +Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. + Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. -Thể tích hình hộp lập phương cạnh a: V = a3 = a.a.a. -Thể tích hình hộp chữ nhật có các kích thước a, b, c là: V = a.b.c. -Thể tích hình cầu có bán kính R là: V =πR3. -Thể tích hình trụ có bán kính đáy R, chiều cao h là:V = π. R2.h. 3. Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg. -Dùng cân để đo khối lượng. -Cách dùng cân Rôbécvan để cân một vật: +Thoạt tiên, phải điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp +điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân + số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân. 4.- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. -Nếu chỉ có hai lực cùng tác dụng vào một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. -Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. 5. -Trọng lực là lực hút của Trái Đất. -Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. -Đơn vị lực là Niutơn. 6.-Lực do lò xo hoặc bất kì một vật nào đó khi biến dạng sinh ra gọi là lực đàn hồi. -Đặc điểm của lực đàn hồi: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng. 7.Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực -Cách đo một lực bằng lực kế: Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0. Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo. -Với cùng một vật: P = 10m, trong đó: P là trọng lượng (đơn vị Niutơn), m là khối lượng (đơn vị kilôgam). 8. -Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó. -Khối lượng riêng: D = (kg/m3). -Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một mét khối chất đó. -Trọng lượng riêng: d = (N/m3). -Hệ thức liên hệ: d = 10.D. 9. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. -Các máy cơ đơn giản thường dùng: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 10. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo hoặc đẩy vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. -Trong cuộc sống: +Làm mặt phẳng nghiêng để dắt xe máy từ sân lên nhà. +Làm những con đường mòn men theo triền núi 11. Mỗi đòn bẩy đều có: +Điểm tựa là 0. +Điểm tác dụng của lực F1 là 01. +Điểm tác dụng của lực F2 là 02. Khi 002 > 001 thì F2 < F1. Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. *H.Đ.2: ÔN CÁC DẠNG BÀI TẬP (24 phút) 1. Đổi đơn vị đo chiều dài. 2. Đổi đơn vị đo thể tích . 3. Đổi đơn vị đo khối lượng. 4.Biết khối lượng của một vật, tìm trọng lượng của vật đó như thế nào? 5. Biết trọng lượng của một vật, tìm khối lượng của vật đó như hế nào? 6. Đo khối lượng riêng của sỏi. 7. Đo trọng lượng riêng của sỏi. 1. 1km =? m. 1m = ? dm; 2.1m3 =lít; 1ml = lít; 1 lít = m3;1ml = m3; 3. 1g = kg; 1tấn = kg; 4. Biết khối lượng m (kg) của một vật, tìm trọng lượng P (N) của vật đó theo hệ thức: P = 10.m. 5.Biết trọng lượng P (N) của một vật, tìm khối lượng m (kg) của vật đó theo hệ thức: P = 10.m → m = 6. Đo khối lượng m của sỏi bằng cân. Đo thể tích V của sỏi bằng bình chia độ. Tính khối lượng riêng của sỏi bằng công thức D = . 7. Đo trọng lượng P của sỏi bằng lực kế. Đo thể tích V của sỏi bằng bình chia độ . Tính trọng lượng riêng của sỏi bằng công thức d = . Về nhà (1 ph): Ôn tập tốt chuẩn bị cho thi học kỳ. E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGA lí 6.doc