Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 43 : Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (Tiếp)

. Mục tiêu :

* Kiến thức : Nêu được trường hợp nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật, cho ảnh lớn hay nhỏ, cùng chiều hay ngược chiều với vật.

* Kỷ năng : Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của vật qua thấu kính khi vật ở xa, gần thấu kính.

· Tình cảm - Thái độ : Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, thảo luận về tính chất ảnh của vật cho bởi thấu kính.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 43 : Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV : Nguyễn Thị Thùy Trang Võ Lưu Thủy Nguyễn Thị Thanh Hà Trường: THPT Tư Thục Khai Trí GDTX Quận 5 - TPHCM Bài 43 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ I. Mục tiêu : * Kiến thức : Nêu được trường hợp nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật, cho ảnh lớn hay nhỏ, cùng chiều hay ngược chiều với vật. * Kỷ năng : Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của vật qua thấu kính khi vật ở xa, gần thấu kính. Tình cảm - Thái độ : Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, thảo luận về tính chất ảnh của vật cho bởi thấu kính. II. Chuẩn bị : * Mỗi nhóm học sinh : - 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12 cm. - 1 giá quang học - 1 cây nến cao khoảng 5 cm. - 1 màn để hứng ảnh - 1 bật lửa. * Giáo Viên : - Phiếu học tập. Phiếu kiểm tra đầu giờ. III. Hoạt động dạy và học : Kiểm tra bài cũ : (5’) phát biểu kiểm tra bài cũ. GV: sữa tại lớp 3 bài ngẫu nhiên. Bài mới : Hoạt động của học sinh Hoạt động hổ trợ của giáo viên Hoạt động 1 : Đặc vấn đề (3’) * Ảnh cùng chiều với vật, to hơn vật * Qua bài kiểm tra các em đã nhớ là đường truyền của 3 tia sáng khi qua thấu kính hội tụ. Vậy ảnh của vật qua thấu kính hội tụ ntn? Gợi ý: các em hãy quan sát hình 43.1 trang116 SGK. * Vậy có khi nào ảnh của vật qua thấu kính hội tu ïngược chiều với vật không? Ta hãy vào bài mới để hiểu rõ ảnh của vật qua thấu kính. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ảnh, của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. (10’) * Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 43.2 SGK và thực hiện các yêu cầu của C1, C2. Điền kết quả quan sát vào phiếu học tập. Nhóm thảo luận rút ra câu trả lời cho C3. * Các nhóm thảo luận với nhau sau đó ghi nhận xét vào bảng 1 trang 117 SGK. * C1: Ảnh thật ngược chiều với vật . * C2. Vẫn thu được ảnh của vật ở trên màn, đó là ảnh thật ngược chiều vật * C3. Ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật * Hướng dẫn học sinh thí nghiệm. + Lưu ý : * Hướng dẫn các em chỉnh màn chắn để cho ảnh rõ hơn. * Hướng dẫn học sinh quay thấu kính về phía cửa sổ lớp để hứng ảnh của cửa sổ lớp lên màn nhằm chỉnh thấu kính để có thể hứng ảnh ở tiêu điểm. * Cho các nhóm thảo luận và ghi nhận xét đặc điểm của ảnh vào bảng 1 trang 117 SGK. * Mở rộng : ở C3, các em làm sao quan sát được ảnh của vật ? Hoạt động 3 : Dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ(15’) * 2 đường truyền ánh sáng từ vật đến gương. * 3 đường truyền ( vì thấu kính hội tụ phức tạp hơn , cho cả ảnh thật, ảnh ảo, cùng chiều và ngược chiều vật) 2 đường truyền giống gương phẳng . => tranh luận : rút KL : 2 đường truyền * 2 trong 3 tia đặc biệt đã học . * Mỗi học sinh thực hiện câu C4. * Thực hiện câu C5. * Vậy qua quan sát thì người ta đã tìm hiểu được đặc điểm của ảnh , của vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Vậy làm sao ta dựng được ảnh đó? * ở lớp 7 các em đã học vẽ ảnh của 1 vật qua gương phẳng vậy ta cần vẽ mấy đường truyền của ánh sáng để xác định được ảnh của vật qua gương phẳng? * Các em thử đoán ở thấu kính hội tụ cần mấy đường truyền ánh sáng? Gợi ý : 2 đường thẳng phân biệt cắt nhau tại mấy điểm ? 3 đường thẳng phân biệt cắt nhau tại mấy điểm ? vật qua thấu kính hội tụ cho mấy ảnh ? * Ta nên chọn 2 tia tới như thế nào ? * Hãy dựng ảnh S’ của S trên hình 43.3 SGK . * Thông báo khái niệm ảnh của điểm sáng * Giúp các học sinh yếu vẽ hình. * Các em hãy vẽ ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ Gợi ý : Vẽ ảnh B’ của B sau đó hạ đường vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A. * Nếu thấu kính qua ngắn so với vật, ta nên hình dung thấu kính có hai đầu kéo dài Hoạt động 3 Vận dụng (10’) * dùng khả năng hình học, trả lời C6. * Hãy nhìn hình đã vẽ ở câu C5. hãy trả lời câu C6. Gợi ý : xét hai cạnh tam giác đồng dạng suy ra các suy ra các cặp cạnh tỉ lệ các cạnh bằng nhau. * Tương tự cho câu b. Hoạt động 4 : Cũng cố dặn dò (2’) * Tuần tự trả lời câu hỏi * Hãy nêu đặc điểm của ảnh , của vật tạo bởi thấu kính hội tụ? * Nêu cách dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ. * Làm các bài tập trong SBT. 3. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docB43-ANH CUA MOT VAT TAO BOI TKPK.doc
Giáo án liên quan