Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ (tiếp)

MỤC TIÊU:

 1- Hs nắm vững:

 _ Anh của vật sáng tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh ảo.

 _ Đặc điểm ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.

 _ Phân biệt được ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kỳ.

 2- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 45: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KỲ I MỤC TIÊU: 1- Hs nắm vững: _ Aûnh của vật sáng tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh ảo. _ Đặc điểm ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. _ Phân biệt được ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kỳ. 2- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ II CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm: _ 1 thấu kính phân kỳ có tiêu cự khoảng 12cm. _ 1 giá quang học _ 1 cây nến cao khoảng 5 cm. _ 1 màn để hứng ảnh. III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH: Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ, song song với trục chính của thấu kính hội tụ, chùm tia ló có gì khác nhau? Vẽ đường truyền của hai tia sáng đã học qua thấu kính phân kỳ. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV B Hoạt động 1: (10 phút) Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. _ Trả lời câu hỏi của GV _ Kiểm tra lại dụng cụ. _ Tiến hành thí nghiệm từng bước . _ Nhận xét ảnh của ngọn nến trong các trường hợp: d > f d < f _ Rút ra kết luận: Vật sáng đặt tại mọi vị trí trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Hoạt động 2: (12phút) II- Cách dựng ảnh: A B B’ A’ F F’ O O I K Aûnh của một vật qua thấu kính phân kỳ luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. _ Vật đặt rất xa thấu kính ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. Hoạt động 3: (10 phút) III Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính: _ Từng HS dựng ảnh của một vật đặt trong khoảng tiêu cự đối với cả thấu kính hội tụ va phân kỳ. _ Rút ra kết luận: Aûnh tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật. Aûnh tạo bởi thấu kính phân kỳ nhỏ hơn vật Hoạt động 4: (5 phút) Vận dụng: HS vận dụng kiến thức hình học để giải bài tập theo yêu cầu GV. C1 + C2 _ Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ ta cần những dụng cụ gì và tiến hành thí nghiệm ra sao? _ Kiểm tra lại dụng cụ xem có đầy đủ và đúng yêu càu không? _ Đặt màn sát thấu kính, đặt vật vuông góc với trục chính, ở một vị trí bất kỳ trong khoảng d > 12cm. Dịch chuyển màn ra xa. Quan sát xem trên màn có nhận được ảnh không. Nếu không nhận được ảnh trên màn, làm thế nào để nhìn thấy ảnh của vật. Đó là ảnh gì? Nhận xét đặc điểm của ảnh. _ Lập lại thí nghiệm trên với d < 12cm. Quan sát và rút ra nhận xét về đặc điểm của ảnh. _ Đưa ra dự đoán và kiểm tra lại bằng cách đặt vật tại những điểm bất kỳ trên trục chính. _ Rút ra kết luận. C3 Nêu cách dựng ảnh của vật AB qua thấu kính phân kỳ với AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Nhắc lại: Cách dựng ảnh của một điểm sáng, của một vật sáng. C4 _ Yêu cầu HS dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính phân kỳđã cho. _ Khi AB di chuyển trên trục chính, tia tới BI có thay đổi không? => Tia ló IK có thay đổi không? _ Nhận xét vị trí ảnh B’ của B qua thấu kính. _ Khi vật AB đặt rất xa thấu kính ( tiến tới vô cùng) , ảnh B’ của B nằm ở đâu? C5 _ Theo dõi, giúp đở các học sinh yếu dựng ảnh. _ Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của ành tạo bởi hai loại thấu kính. C7 Hướng dẫn HS: _ Xét hai cặp tam giác đồng dạng. _ Trong từng trường hợp tính tỉ số hay Củng cố kiến thức – Dặn dò: (3phút) C6: Trả lời các câu hỏi: Nêu các đặc điểm giống nhau, khác nhau của ảnh một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, phân kỳ. Cách nhận biết một thấu kính hội tụ, phân kỳ trong thực tế. C8: Trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài. Dặn dò: Học kỹ giáo khoa. Làm các BT trang 52,53 (Sách BT) IV KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ BÀI HỌC: GV: Ngô Thị Ý Nhi KIỂM TRA VẬT LÝ Ngô Thị Minh Hiền TG: 15 phút Phạm Thị Anh Trường: THCS BA ĐÌNH Q5 Khi tia sáng chiếu vào thấu kính, tia tới nào sau đây sẽ cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng: Tia tới song song (không trùng) với trục chính. Tia tới qua tiêu điểm. Tia tới qua quang tâm. Tia tới cắt trục chính tại một điểm bất kỳ. Trước một thấu kính hội tụ, đặt một vật AB sao cho AB nằm ngoài tiêu cự của thấu kính. Hãy cho biết tính chất ảnh cho bởi thấu kính: Aûnh thật, cùng chiều. Aûnh ảo, ngược chiều. Aûnh thật, ngược chiều. Aûnh ảo, ngược chiều. Vật sáng đặt trước thấu kính phân kỳ sẽ cho ảnh thế nào? Aûnh ảo, ngược chiều nhỏ hơn vật. Aûnh ảo, cùng chiều nhỏ hơn vật. Aûnh thật, ngược chiều lớn hơn vật. Aûnh thật, cùng chiều lớn hơn vật. Tính chất giống nhau của ảnh ảo cho bởi thấu kính hội tụ và phân kỳ là: Cùng chiều với vật. Lớn hơn vật. Nhỏ hơn vật. Ngược chiều với vật. Phát biểu nào sau đây là sai: Thấu kính phân kỳ là thấu kính tạo bới 2 mặt cong Thấu kính phân kỳ là thấu kính tạo bởi 1 mặt phẳnh và một mặt cong. Thấu kính phân kỳ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Vật đặt rất xa thấu kính phân kỳ, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. Hãy cho biết phương pháp nào sau đây là đúng để dựng ảnh của một vật qua thấu kính: Dùng 1 tia qua quang tâm và 1 tia song song với trục chính. Dùng 1 tia qua quang tâm và 1 tia qua tiêu điểm. Dùng 1 tia qua tiêu điểm và 1 tia song song với trục chính. Cả A, B, C đều đúng. Một điểm sáng nằm ngay tên trục chính của thấu kính hội tụ, ở rất xa thấu kính, cho ảnh: Tại tiêu điểm. Tại quang tâm Ở rất xa thấu kính Không có ảnh của điểm sáng này. Một vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí: Tại quang tâm Cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. Cách thấu kính một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến thấu kính. Rất xa thấu kính. Aûnh của vật trên phim của máy ảnh là: Aûnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Aûnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật. Aûnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Aûnh thật , ngược chiều, nhỏ hơn vật. Diều gì xảy ra ở máy ảnh khi vật tiến lại gần máy ảnh? Aûnh to dần. Aûnh nhỏ dần. Aûnh không thay đổi về kích thước. Aûnh mờ dần. BÀI TẬP: Chụp ảnh của một vật cao 0,16m đặt cách máy 4m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 2cm. Tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh. ĐÁP ÁN c c b a c d a b d a Bài tập: ĐS: 5cm

File đính kèm:

  • docB45- ANH CUA 1 VAT TAO BOI TKPK.doc