Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 50: Kính lúp (tiếp)

I. Mục tiêu :

1. Trả lời được câu hỏi : kính lúp dùng để làm gì ?

2. Nêu được hai đặc điểm của kính lúp

· Là thấu kính hội tụ

· Có tiêu cự ngắn.

3. Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.

4. Sử dụng đưỡc kính lúp để quan sát một vật nhỏ.

II. Chuẩn bị :

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 50: Kính lúp (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 50: KÍNH LÚP. Mục tiêu : Trả lời được câu hỏi : kính lúp dùng để làm gì ? Nêu được hai đặc điểm của kính lúp Là thấu kính hội tụ Có tiêu cự ngắn. Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. Sử dụng đưỡc kính lúp để quan sát một vật nhỏ. Chuẩn bị : Đối với học sinh. 3 kính lúp có số bội giác đã biết (có thể dùng thấu kính hội tụ có f £ 0,2 m hay D = ³ 5 diốp) Công thức tính số bội giác G = 0,25 D 3 thước nhựa có GHĐ : 30 mm, ĐCNN 1 mm. 3 vật nhỏ : tem, lá cây. Phương pháp : trực quan và diễn giải. Hoạt động dạy và học : * Ổn định lớp : * Kiểm tra bài cũ : Nếu có một kính đeo mắt, làm thế nào để biết đó là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kỳ ? * Bài giảng : Người thợ sửa đồng hồ đeo kính để làm gì ? Để hiểu rõ chúng ta cùng tìm hiểu bài “Kính lúp”. . Hoạt động 1 : (20 ph) Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp. Hoạt động học của HS Trợ giúp của GV a) Quan sát các kính lúp đã được trang bị trong bộ dụng cụ TN để nhận ra đó là các TKHT. - Dựa vào đặc điểm nào các em biết các kính lúp là các TKHT ? (mời vài em). - HS trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra. - GV bổ sung nếu cần. b) Đọc mục 1 phần I trong SGK trang 133 để tìm hiểu các thông tin về tiêu cự và số bội giác của kính lúp. HS trả lời cá nhân các câu hỏi do GV đặt ra. b) - Kính lúp là TKHT có tiêu cự ntn ? - Dùng kính lúp để làm gì ? - Số bội giác của kính lúp được ký hiệu ntn ? - Thảo luận các câu trả lời chưa chính xác. - Liên hệ giữa số bội giác và tiêu cự f của 1 kính lúp là hệ thức nào ? - Các nhóm xếp thứ tự các kính lúp sau khi quan sát cùng một vật nhỏ. . Yêu cầu các nhóm HS dùng các kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ. Từ đó đề nghị đại diện của một vài nhóm sắp xếp các kính lúp theo thứ tự cho ảnh từ nhỏ đến lớn khi quan sát cùng 1 vật nhỏ. - Học sinh trả lời câu hỏi của GV. - Các em có nhận xét gì về số bội giác của các kính lúp này ? c) Vận dụng các hiểu biết trên để thực hiện C1, C2. c) Cho HS làm C1 và C2 ? d) Rút ra kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. d) Đề nghị một vài HS nêu kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. Phần ghi của HS 1. Kính lúp là gì ? - Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ Hệ thức : Với G : Số bội giác f : Tiêu cự đv xentimét (cm) . Hoạt động 2 : (15 ph) Tìm hiểu cách quan sát một vật qua một kính lúp và sự tạo ảnh qua kính lúp. a) Các nhóm quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự đã biết để : - Đo khoảng cách từ vật đến kính lúp và so sánh khoảng cách này với tiêu cự của kính. - Vẽ ảnh của vật qua kính lúp. - HS trả lời câu hỏi của GV sử dụng tia qua quang tâm và tia song song với trục chính để vẽ ảnh. a) Nếu không có giá quang học thì GV hướng dẫn HS đặt vật trên mặt bàn, 1 HS giữ cố định kính lúp ở phía trên, trục chính của kính lúp song song với vật sao cho quan sát thấy ảnh của vật, 1 HS khác đo áng chừng (không cần quá chính xác) khoảng cách từ vật tới kính lúp. Ghi lại kết quả đo và so sánh với tiêu cự của kính. b) Thực hiện C3 và C4 b) Yêu cầu học sinh vẽ ảnh qua kính lúp và trả lời các câu hỏi : - Vị trí đặt vật như thế nào ? - Các em chỉ cần mấy tia để vẽ. - Yêu cầu học sinh trả lời C3, C4 c) Rút ra kết luận về vị trí của vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó. c) Đề nghị một vài HS nêu kết luận đã rút ra và cho các HS khác góp ý để có kết luận đúng cần có. . Hoạt động 3 : (5 ph) Củng cố kiến thức và kĩ năng thu được qua bài học. Trả lời từng câu hỏi của GV đặt ra. Phần ghi của HS 2. Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó. 3. Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn. - Kính lúp là thấu kính loại gì ? Có tiêu cự ntn ? Được dùng để làm gì ? - Để quan sát một vật qua kính lúp thì vật phải ở vị trí như thế nào so với kính. - Các em hãy nêu đặc điểm của ảnh được quan sát qua kính lúp ? - Số bội giác của kính lúp có ý nghĩa gì ? - Nếu dùng kính lúp để quan sát vật nhỏ nhưng ta vẫn chưa thấy rõ, thì nên dùng kính lúp khác có số bội giác như thế nào so với kính ban đầu ? * Dặn dò : làm bài tập trong sách bài tập trang 57 * Củng cố : Chọn câu trả lời đúng 1) Kính lúp là a. Thấu kính phân kỳ, có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ. b. Thấu kính hội tụ, có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ. c. Thấu kính hội tụ, có tiêu cự dài, dùng để quan sát các vật nhỏ. d. Thấu kính phân kỳ, có tiêu cự dài, dùng để quan sát các vật nhỏ. 2) Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy a) Ảnh càng nhỏ. b) Ảnh bình thường. c) Ảnh càng lớn. d) Không thấy được ảnh. 3) Thấu kính nào dưới đây có thể được dùng làm kính lúp ? a. Thấu kính phân kỳ có f = 8 cm. b. Thấu kính phân kỳ có f = 80 cm. c. Thấu kính hội tụ có f = 8 cm. d. Thấu kính hội tụ có f = 80 cm. * Kinh nghiệm rút ra từ bài học : Kính lúp rất có ích trong đời sống. Giúp người già đọc sách báo nếu không thích đeo kính lão. Giúp mọi người nhìn được các vật nhỏ hoặc đọc được các chi tiết trên máy móc : Kính lúp là dụng cụ quang học và là 01 ứng dụng rất phổ biến của vật lý.

File đính kèm:

  • docB50-KINH LUP.doc
Giáo án liên quan