Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 24: Nam châm vĩnh cửu

Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Mô tả được từ tính của nam châm.

 - Biết cách xác định từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.

 - Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.

- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.

 2. Kĩ năng

 - Xác định từ cực của nam châm vĩnh cửu, giải thích sự hoạt động của la bàn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 24: Nam châm vĩnh cửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/11/2013 Ngày dạy: 7/11/2013 TIẾT 24: NAM CHÂM VĨNH CỬU I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được từ tính của nam châm. - Biết cách xác định từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.. - Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau. - Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn. 2. Kĩ năng - Xác định từ cực của nam châm vĩnh cửu, giải thích sự hoạt động của la bàn. 3. Thái độ - Yêu thích môn học II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên cho các nhóm HS: - 2 NC thẳng, 1 NC không ghi các từ cực, 1 kim NC đặt trên mũi kim thẳng đứng. - 1 la bàn, 1 giá TN, 1 sợi dây treo. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc và nghiên cứu trước bài 21_SGK III. Tiến trình giảng dạy 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Gọi 1 h/s đọc mục tiêu của chương II HS: Đọc SGK GV: Tổ chức tình huống học tập như phần mở bài trong SGK * Hoạt động 2: Tìm hiểu từ tính của nam châm. GV: Nam châm có đặc điểm gì ? Hãy nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp (sắt, gỗ) HS: Nhớ lại kiến thức ở lớp 5, 7 ® trả lời GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1 HS: Trả lời câu C1 GV: Phát dụng cụ TN cho các nhóm h/s ® yêu cầu h/s làm TN HS: HĐ nhóm làm TN ® nêu kết quả TN. GV: Cho h/s đọc và làm TN câu C2 - Dụng cụ: kim NC và mũi kim HS: HĐ nhóm làm TN ® nêu hiện tượng xảy ra. GV: Từ kết quả TN trên em rút ra KL gì ? HS: Rút ra KL GV: Yêu cầu h/s đọc thông báo SGK ® nêu tên, kí hiệu và màu sắc của các từ cực ? HS: Đọc thông báo SGK® nêu quy ước các từ cực GV: Cho h/s quan sát hình 21.2 ® nêu các loại NC ? HS: Quan sát và nêu tên gọi. * Hoạt động 3: Tìm hiểu tương tác giữa hai nam châm. GV: Phát dụng cụ TN cho các nhóm h/s ® yêu cầu h/s làm TN câu C3, C4 , nêu nhận xét HS: HĐ nhóm làm TN ® nêu nhận xét. GV: Hai NC đặt gần nhau thì chúng tương tác với nhau ntn ? HS: Trả lời GV: Yêu cầu h/s rút ra kết luận về sự tương tác của NC HS: Rút ra kết luận * Hoạt động 4: Vận dụng GV: Hướng dẫn h/s trả lời câu C5 HS: Trả lời câu C5 GV: - Phát la bàn cho các nhóm h/s - Yêu cầu h/s quan sát nêu cấu tạo và hoạt động của la bàn ? HS: Quan sát la bàn ® Trả lời câu C6 GV: Hướng dẫn h/s trả lời câu C7, C8 HS: Trả lời câu C7, C8. I. Từ tính của nam châm. 1. Thí nghiệm. C1: Đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt trộn vụn gỗ Nếu thanh kim loại hút vun sắt thì đó là NC C2: - Khi đã đứng cân bằng kim NC nằm dọc theo hướng Bắc – Nam - Khi đã đứng cân bằng trở lại kim NC chỉ theo hướng Bắc – Nam như cũ. 2. Kết luận - Bất kì NC cũng có hai từ cực. Khi để tự do cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam. * Quy ước các từ cực: - Cực Bắc: kí hiệu N (sơn màu đỏ) - Cực Nam: kí hiệuám (sơn màu xanh, trắng) * Các loại NC: NC thẳng, NC chữ U và kim NC II. Tương tác giữa hai nam châm. 1. Thí nghiệm. C3: Đưa thanh NC lại gần kim NC thì cực Bắc của kim NC bị hút về phía cực Nam của thanh NC. C4: Đổi đầu một trong hai NC thì chúng đẩy nhau. 2. Kết luận: - Khi hai NC đặt gần nhau các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. III. Vận dụng C5: Có thể ông tổ Xung Chi đã lắp trên xe một thanh NC. C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim NC. Tại vì ở mọi điểm trên TĐ kim NC luôn chỉ theo hướg Bắc - Nam C7: - Đầu ghi chữ N là cực Bắc, đầu ghi chữ S là cực Nam. - Đầu sơn màu đỏ là cực Bắc, đầu sơn màu xanh (trắng) là cực Nam. C8: Cực sát với cực ghi chữ N của thanh NC treo trên dây là cực Nam của NC 4. Củng cố: - Gọi 2 h/s đọc phần ghi nhớ SGK 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc phần ghi nhớ SGK, đọc phần có thể em chưa biết. - Làm bài tập 21.1, 21.2, 21.3, 21.5 _SBT - Đọc và nghiên cứu trước bài 22_SGK

File đính kèm:

  • docGiao an ly 9 tuan 12 nam 2013 2014.doc