Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 28 - Bài 26: Ứng dụng của nam châm (tiếp)

Mục tiêu

- Nêu được nguuyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơle điện từ, chuông báo động.

- Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kỹ thuật.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên.

Chuẩn bị cho mỗi nhóm h/s.

- 01 ống dây điện khoảng 100 vòng, đường kính của cuộn dây cỡ 3cm, 01 giá TN, 01 biến trở, 01 nguồn điện 6V, 01 Am pe kế,01 nam châm chữ U, 01 công tắc điện, 05 đoạn dây nối.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 28 - Bài 26: Ứng dụng của nam châm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :30 / 11 / 2008 Ngày giảng :9A.......................... 9B.......................... Tiết 28 Bài 26: ứng dụng của nam châm I. Mục tiêu - Nêu được nguuyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơle điện từ, chuông báo động. - Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kỹ thuật. II. Chuẩn bị. Giáo viên. Chuẩn bị cho mỗi nhóm h/s. - 01 ống dây điện khoảng 100 vòng, đường kính của cuộn dây cỡ 3cm, 01 giá TN, 01 biến trở, 01 nguồn điện 6V, 01 Am pe kế,01 nam châm chữ U, 01 công tắc điện, 05 đoạn dây nối. 2. Học sinh. - Đọc trước bài 26. III. Các hoạt động dạy và học. ổn định : 9A 9B Kiểm tra. GV ; Kiểm tra trong quá trình học. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò. TG Nội dung Hoạt động 1. Nhận thức vấn đề. GV : Yêu cầu h/s kể tên một số ứng dụng của nam châm trong thực tế. HS : Nhắc lại GV : Chốt lại và đặt vấn đề như SGK. Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của loa điện. GV : Thông báo cho h/s nguyên tắc hoạt động của loa điện, hướng dẫn h/s mắc mạch điện theo sơ đồ H.26.1 SGK. HS: nhận dụng cụ và mắc mạch điện theo hướng dẫn của GV GV: Lưu ý h/s khi treo ống dây phải lồng vào một cực của nam châm chữ U, khi di chuyển con chạy phải nhanh dứt khoát. HS: mắc mạch điện và trả lời câu hỏi của GV ?. Có hiện tượng gì xảy ra với ống dây trong hai trường hợp, khi có dòng điện không đổi chạy qua và khi dòng điện biến thiên? HS: Trả lời và rút ra kết luận GV: Chốt lại và hướng dẫn h/s tìm hiểu cấu tạo của loa điện. HS: Đọc mục I.2 tìm hiểu cấu tạo của loa điện. GV: ?. Quá trình biến đổi dòng điện thành âm thanh trong loa diễn ra như thế nào? HS: Đọc thông tin và trả lời. GV: Chốt lại. Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ. GV: ?. Rơle điện từ là gì ? Chỉ ra các bộ phận chủ yếu của rơle điện từ ? HS: Quan sát H.26.3 trả lời C1 GV: Chốt lại. Hoạt động 4. Tìm hiểu cấu tạo của chuông báo động. GV : Yêu cầu h/s quan sát sơ đồ H.26.4 SGK trả lời C2 HS: Quan sát và trả lời C2. GV : Chốt lại. Hoạt động 5 Vận dụng. GV : Tổ chức cho h/s thảo luận trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. HS: Thảo luận và trả lời C3, C4. GV: Chốt lại. GV: Yêu cầu h/s học ghi nhớ trong SGK Tr 72 3p 10p 7p 10p 10p I. Loa điện. 1.Nguyên tắc hoạt động của loa điện. Dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. a. Thí nghiệm. b. Kết luận. SGK tr71 2. Cấu tạo của loa điện. Gồm: 01 ống dây L được đặt trong từ trường của một nam châm mạnh E, một đầu của ống dây được gắn với màng loa. II. Rơle điện từ. 1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ. - Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện. - Cấu tạo: Gồm nam châm điện và thanh sắt non. C1. Vì khi đó dòng điện chạy qua mạch 1 thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2. 2. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ: Chuông báo động. C2. Khi đóng cửa chuông kêu mạch điện 2 hở. Khi cửa bị hé mở chuông kêu vì cửa mở làm hở mạch điện 1, nam châm điện mất hết từ tính, miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện. IV. Vận dụng. C3. Được . Vì khi nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tợ động hút mạt sắt ra khỏi mắt. C4. Khi dòng điện qua động cơ vượt quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự động ngắt. * Ghi nhớ. SGK Tr 72 Củng cố 3p. GV: - Chốt lại nội dung chính của bài học. - Gọi h/s đọc mục “Có thể em chua biết” HS: Đọc mục “ Có thể em chua biết “. Hướng dẫn học ở nhà 2p. GV: - Yêu cầu h/s về nhà học bài và làm bài trong SBT - Đọc trước bài 27 HS: Về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. ---------------------------------------------- Ngày soạn: 01 / 12 /2008 Ngày giảng: 9A...................... 9B...................... Tiết 29 Bài 27: lực điện từ I. Mục tiêu. - Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn day dẫn thẳng cóa dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. - Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện. II. Chuẩn bị. Giáo viên. Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS 1 nam châm chữ U, 1 nguồn điện 6V, 1 đoạn dây dẫn AB bằng đồng = 2,5 mm, dài 10 cm, 7 đoạn dây dẫn nối, 1 biến trở, 1 công tắc, 1 giá TN, 1 Ampe kế. Tranh vẽ H 27.2 SGK. Học sinh. Đọc trước bài 27. III. Các hoạt động dạy và học. ổn định : 9A 9B 2. Kiểm tra. GV ; Kiểm tra trong quá trình học. 3.Bài mới. Các hoạt động dạy và học. TG Nội dung. Hoạt động 1 Nhận thức vấn đề bài học. GV: Dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm, vậy ngược lại nam châm có tác dụng lực từ lên kim nam châm hay không? HS: Nêu dự đoán. GV: Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay để trả lời câu hỏi này. Hoạt động 2. Thí nghiệm về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua . GV: Giới thiệu dụng cụ TN và hướng dẫn HS mắc mạch điện theo sư đồ H 27. 1 SGK. * Chú ý cho HS việc treo dây AB nằm sâu trong lòng nam châm chữ U và không bị chạm vào nam châm. HS : Hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV tiến hành TN ttrả lời C1. GV: ? TN cho thấy dự đoán của chúng ta đúng hay sai? HS: Trả lời và rút ra kết luận. GV: Chốt lại và thông báo cho HS “ Lực quan sát thấy trong TN gọi là lực điện từ ” Hoạt động 3 Tìm hiểu chiều của lực điện từ. GV : Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào ? HS : trao đổi nêu dự đoán. GV : Tổ chức cho HS làm lại TN H 27. 1 SGK để quan sát chiều chuyển động của dây dẫn khi đổi chiều của dòng điện và đổi chiều đường sức từ. Suy ra chiều lực điện từ. HS : Tiến hành TN. GV ; Quan sát phát hiện những nhóm làm việc tốt và chưa tốt. Từ đó yêu cầu HS rút ra kết luận. HS : Rút ra kết luận. Hoạt động 4. Tìm hiểu quy tắc bàn tay trái. GV : ? Làm thế nào để xác định được chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điẹn chạy qua dây dẫn và chiều đường sức từ? HS ; Nghiên cứu trong SGK tìm hiểu quy tắc bàn tay trái. GV : Treo H 27.2 lên bảng và hướng dẫn HS quan sát luyện cách sử dụng quy tắc bàn tay trái vào trong lòng nam châm. * Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ vuông góc và có chiều hướng vào lòng bàn tay. * Quay bàn tay trái xung quanh một đường sức từ ử giữa lòng bàn tay để ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện. * Choãi ngón tay cái vuông góc với ngón tay giữa. Lúc ddó ngón tay cái chỉ chiều của lực điện từ. HS ; Thực hiện theo hướng dẫn của GV : Yêu cầu HS vận dụng quy tắc để đối chiếu với chiều chuyển động của dây dẫn Ab trong TN ở hình 27.1 SGK đã quan sát được. HS : Lên bảng đối chiếu quy tắc lý thuyết với kết quả thực tế. GV : Chốt lại. Hoạt động 5. Vận dụng. GV : Tổ chức cho HS Trao đổi trên lớp làm các câu trong phần vận dụng trả lời các câu C2, C3, C4. HS : trao đổi lam các câu trong phần vận dụng. GV : Chốt lại và yêu cầu h/s học ghi nhớ trong SGK Tr 75. 5’ 10’ 8’ 7’ 10’ I. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện. Thí nghiệm. Khi đóng công tắc K, đoạn dây dẫn AB bị hút vào trong lòng nam châm chữ U ( bị đẩy ra ngoài nam châm ). Vậy từ trường tác dụng lực từ lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua. C1 Chứng tỏ đoạn dây dẫn AB chịu tác dụng của một lực nào đó. Kết luận. SGK Tr 73 II. Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào? a, Thí nghiệm. b, Kết luận. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. Quy tắc bàn tay trái. ( Quy tắc xác định chiều lực điện từ ) Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay , chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. H 27.2 SGK Tr 74. III. Vận dụng. C2 Trong đoạn dây dẫn AB dòng điện có chiều đi từ B đến A. C3 Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên trên. C4 * Ghi nhớ. SGK Tr 75. 4. Củng cố 3p. GV: - Chốt lại nội dung chính của bài học. - Gọi h/s đọc mục “Có thể em chua biết” HS: Đọc mục “ Có thể em chua biết “. 5. Hướng dẫn học ở nhà 2p. GV: - Yêu cầu h/s về nhà học bài và làm bài trong SBT - Đọc trước bài 28 HS: Về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. ------------------------------------------------------- Ngày soạn: / 12 /2008 Ngày giảng: 9A...................... 9B...................... Tiết 30 Bài 28: động cơ điện một chiều I. Mục tiêu. - Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều. - Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện. - Phát hiện được sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động. II. Chuẩn bị. Giáo viên. Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS Mô hình động cơ điện một chiều, có thể hoạt động được với nguồn điện 6V. Một nguồn điẹn 6V. Học sinh. Đọc trước bài 28. III. Các hoạt động dạy và học. ổn định : 9A 9B 2. Kiểm tra. GV ; Kiểm tra trong quá trình học. 3.Bài mới. Các hoạt động dạy và học. TG Nội dung. Hoạt động 1. Tìm hiểu nuyên tắc cấu tạo cuả động cơ điện một chiều. GV : Tổ chức cho HS nghiên cứu trong SGK. quan sát H 28.1 ?. Động cơ điện một chiều gồm mấy bộ phận chính ? Ngoài các bộ phận chính đó ra còn có bộ phận chính nào nữa ? HS : Quan sát hĩnh vẽ và trả lời câu hỏi của GV. GV : Chốt lại. Hoạt động 2. Nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều. GV : Yêu cầu HS vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên đoạn AB và CB của kug dây, biểu diễn cặp lực đó trên hình vẽ và trả lời C1. HS : Thực hiện theo yêu cầu của GV trả lời C1 GV : Chốt lại yêu cầu HS thực hiện C2. ?. Cặp lực vừa vẽ được có tác dụng gì đối với khung dây? HS: Thực hiện C2 GV: Hướng dẫn HS hoạt động nhóm trả lời C3 kiểm tra lại dự đoán. HS: Hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Chốt lại và yêu cầu HS trả lời câu hỏi rút ra kết luận. ?. Động cơ điện một chiều có các bọ phận ch9nmhs là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào? HS: Rút ra kết luận. GV: Chốt lại và yêu cầu HS ghi vở. Hoạt động 3. Tìm hiểu động cơ điện một chiều trong kỹ thuật . GV : Yêu cầu HS nhớ lại cấu tạo của stato và rôto trong động cơ điện đã học ở chương trình công nghệ lớp 8, từ đó trả lời C4. HS ; Hoạt động cá nhân quan sát H 28.2 SGK trả lời C4 chỉ ra hai bộ phận chính của động cơ điện một chiều trong kỹ thuật. ?. Trong động cơ điện kỹ thuật bộ phận tạo ra từ trường có phải là nam châm vĩnh cửu không ? Bộ phận quay của động cơ có đơn giản chỉ là một khung dây dẫn hay không ? HS : Trả lời câu hỏi của GV từ đó rút ra kết luận. GV : Chốt lại và thông báo cho HS “ Ngoài động cơ điện một chiều còn có động cơ điện xoay chiều, là loại động cơ thường dùng trong đời sống và kỹ thuật ’’  Hoạt động 4. Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện một chiều. GV : ?. Khi hoạt động động cơ điện chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào ? HS : Nêu. GV : Chốt lại và hướng dẫn HS rút ra kết luận. Hoạt động 5. Vận dụng GV ; Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân trả lời trước các câu hỏi trong phần vận dụng. HS : Trả lời. GV : Chốt lại và gọi HS đọc ghi nhớ. 7’ 10’ 10’ 3’ 10’ I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. 1. Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều. Gôm 2 bộ phận chính : Nam châm và khung dây dẫn. Ngoài ra còn có thêm bộ góp điện. 2. Hoạt động của động cơ điện một chiều. C1. Lực điện từ tác dụng lên đoạn AB và CD của khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được biểu diễn trên hình vẽ. C2. Khung dây sẽ quay do tác dụng của hai lực. C3. 3. Kết luận. SGK Tr 77 II. Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật. 1. Cấu tạo của động cơ điện một chiều trong kỹ thuật C4. a, Trong động cơ điện kỹ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện. b, Bộ phận quay của động cơ điện kỹ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây dặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kỹ thuật ghép lại. 2. Kết luận. SGK Tr 77 III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện. Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuỷên hóa thành cơ năng. IV. Vận dụng. C5. Quay ngược chiều kim đồng hồ. C6. Vì nam châm vĩnh cửu khôngb tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện. C7. Động cơ điện có mặt trong các dụng cụ điện gia đình phần lớn là động cơ điện xoay chiều, như quạt điện, máy bơm, động cơ máy khâu, tủ lạnh máy giặt ... Ngày nay động cơ điện một chiều có mặt trong phần lớn các bộ phận quay của đồ chơi tre em. * Ghi nhớ. SGK Tr 78. 4. Củng cố 3p. GV: - Chốt lại nội dung chính của bài học. - Gọi h/s đọc mục “Có thể em chua biết” HS: Đọc mục “ Có thể em chua biết “. 5. Hướng dẫn học ở nhà 2p. GV: - Yêu cầu h/s về nhà học bài và làm bài trong SBT - Đọc trước bài 29 - Kẻ sẵn mẫu báo cáo thực hành cuối bài vào vở. HS: Về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. ------------------------------------------------------- Ngày soạn: 08 / 12 /2008 Ngày giảng: 9A...................... 9B...................... Tiết 31 Bài 29: thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây. I. Mục tiêu. Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không. Biết dùng kim nam châm để xác định tê từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây. Biết làm việc tụ lực để tiến hành có kết quả công việc thực hành, biết sử lý và báo cáo kết quả thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với bạn trong nhóm. II. Chuẩn bị. Giáo viên. Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS 1 nguồn điện 3V và 6V, 2 đoạn dây dẫn, mộtt bằng thép một bằng đồng dài 3,5 cm, = 0,4 mm, ống dây AB khoảng 200 vòng, ống dây B khoảng 300 vòng trên mặt ống có khoét một lỗ tròn, hai đoạn chỉ nilon mảnh mỗi đoạn dài 15cm, 1 công tắc, 1 giá TN, 1 bút dạ để đánh dấu. Học sinh. Đọc trước bài 29. Kẻ sẵn mẫu báo cáo vào vở. III. Các hoạt động dạy và học. ổn định : 9A 9B 2. Kiểm tra. GV ; Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu báo cáo của HS. 3.Bài mới. Các hoạt động dạy và học. TG Nội dung. Hoạt động 1 Chuẩn bị thực hành. GV : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu tên dụng cụ thực hành. HS : Nêu. GV : Chốt lại và kiểm tra mẫu báo cáo đã chuẩn bị của HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mẫu báo cáo. HS : Trả lời câu hỏi C1. C2, C3 trong mẫu báo cáo thực hành. GV : Chốt lại và nêu tóm tắt yêu cầu của tiết thực hành, nhắc nhở thái độ học tập. HS : Nghe và nhận dụng cụ để tiến hành TN theo nhóm. Hoạt động 2. Thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu. GV : Yêu cầu HS nêu tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 1. HS : Làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK để nắm vững nội dung thực hành. GV : Yêu cầu HS thực hiện : * Mắc mạch điện vào ống dây A, tiến hành chế tạo nam châm từ hai đoạn dây thép và đồng. * Thử từ tính để xác định xem đoạn kim loại nào đã trở thành nam châm. * Xác định tên từ cực của nam châm vừa chế tạo được. * Ghi chép kết quả thực hành viết vào bảng 1 của mẫu báo cáo những số liệu và kết luận thu được. HS: thực hiện theo yêu cầu của GV. Hoạt động 3. Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện. GV: Yêu cầu HS nêu tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 2. HS: Nghiên cứu SGK để nắm vững nội dung thực hành phần 2. GV: Đến các nhóm theo dõi và uốn nắn HS hoạt động . * Chú ý: Hướng dẫn cách treo nam châm cho HS. HS: Làm việc theo nhóm, tiến hành các bước của phần 2 rrong tiến trình thực hành, ghi kết quả thực hành viết vào bảng 2 của mẫu báo những số kiệu và kết quả thu được. Hoạt động 4. Tổng kết thực hành. GV: Kiểm tra dụng cụ của các nhóm, nhận xét đánh giá sơ bộ kết quả và thái độ học tập của HS trong buỏi thực hành. HS: Thu dọn dụng cụ và hoàn chỉnh mẫu báo cáo thực hành nộp cho GV. 8’ 12’ 15’ 5’ I. Chuẩn bị. 1. Dụng cụ thực hành. SGK Tr 79. 2.Trả lời câu hỏi trong mẫu bao cáo TH C1. Đặt thanh thép trong từ trường của nam châm. C2. Treo kim thăng bằng trên một sợi dây không xoắn xem nó có chỉ hướng Nam – Bắc hay không hoặc đưa kim lại gần các mạt sắt xem kim có hút các mạt sắt hay không ... C3. Đặt kim nam châm vào trong lòng và gần một đầu ống dây. Căn cứn vào sự định hướng của kim nam châm mà xác định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây. Từ đó xác định tên từ cực của ống dây. Sau đó dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều dòng điện chạy trong các vòng của ống dây. II. Nội dung thực hành. 1. Chế tạo nam châm vĩnh cửu. a, b, Bảng 1 SGK Tr 81 c, 2. Nghệm lại từ tính của ống dây có dòng điện chạy qua. a, b, Bảng 2 SGK Tr 81 III. Mẫu báo cáo thực hành. 4. Củng cố 3p. GV: - Thu mẫu báo các thực hành của HS. HS: Nộp mẫu báo cáo 5. Hướng dẫn học ở nhà 2p. GV: - Yêu cầu h/s về nhà học bài và làm bài trong SBT - Đọc trước bài 30. HS: Về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. ------------------------------------------------------- Ngày soạn: 14 / 12 /2008 Ngày giảng: 9A...................... 9B...................... Tiết 32 Bài 30: bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái I. Mục tiêu. - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đướng sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện. - Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tắc dụng lên đây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ ( hoắc chiều dòng điện ) khi biết hai trong 3 yếu tố trên. - Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận lô gic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế. II. Chuẩn bị. Giáo viên. Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS ( Nếu có điều kiện ) 1 ống dây khoảng 500 vòng đến 700 vòng, = 0,2 mm, 1 thanh nam châm, 1 sợi dây mảnh, 1 giá TN, 1 nguồn điện 6V, 1 công tắc. 2. Học sinh. Giải trước các bài tập trong SGK và SBT. III. Các hoạt động dạy và học. ổn định : 9A 9B 2. Kiểm tra. GV ; Kiểm tra trong quá trình học. 3.Bài mới. Các hoạt động dạy và học. TG Nội dung. Hoạt động 1. Giải bài 1. GV: Dùng bảng phụ ghi nội dung bài 1 lên bảng cho HS quan sát. ?. Bài này đề cập đến những vấn đề gì? HS: Trả lời câu hỏi của GV. GV: Gọi một vài HS đứng tại chỗ nêu nội dung quy tắc nắm tay phải. HS: Nhắc lại. GV: Yêu cầu HS tự lực giải bài 1 vào vở ý a, b.. GV: Nhắc HS chỉ sử dụng gợi ý trong SGK khi thấy thực sự khó khăn, hướng dẫn HS trao đổi trên lớp lời giải các ý. HS: Giải các bước như SGK và thaỏ luận trên lớp. GV: Hướng dẫn HS thực hiện TN để kiểm tra. * Lưu ý HS khi đổi chiều dòng điện đầu B của ống dây sẽ là cực nam. Do đó hai cực cùng tên gần nhau sẽ đẩy nhau ( xảy ra rất nhanh) HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV GV: Chốt lại. Hoạt động 2. Giải bài 2 GV: Yêu cầu HS đọc đề bài và vẽ hình vào vở HS: Thưch hiện theo yêu cầu của GV. GV: Nhắc lại cho HS : chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trong giấy và có chiều đi từ phía trước ra phía sau. chỉ chiều dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía sau ra phía trước. HS; Nghe GV nhắc lại ký hiệu , GV: ?. Nhắc lại quy tắc bàn tay trái? HS: Nhắc lại. GV: Gọi 1 đến 2 HS lên bảng làm bài tập. HS: Lên bảng. GV: Quan sát hỗ trợ HS còn yếu làm bài tập. Sau khi HS làm song GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi và thảo luận về bài lam của bạn ở trên bảng. HS: Trao đổi thảo luận. GV: Chốt lại và yêu cầu HS hoàn thiện vào vở. Hoạt động 3. Giải bài 3. GV; Yêu cầu HS đọc bài và nghiên cứu cách giải bài tập, gọi HS lên bảng chữa. HS; Đọc và nghiên cứu bài, lên bảng chữa. GV: Quan sát hỗ trợ các nhóm HS còn yếu trong việc tìm lời giải. GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. HS: Nhận xét. GV; Chốt lại yêu cầu HS hoàn thiện vào vở. 15’ 10’ 10’ Bài 1. A B KJ S N H. 30.1 Nam châm hút vào ống dây. Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đố nó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây. Thí nghiệm kiểm tra. Bài 2. a. N S b. S c. N N S Bài 3. Lực và được biểu diễn như hình vẽ. Q B C A D N S P Quay ngược chiều kim đồng hồ. C. Khi lực , có chiều ngược lại . Phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường. 4. Củng cố 5p. GV: Yêu cầ HS nhắc lại các bước giải bài tập vạn dụng quy tắc bàn tay trái và quy tắc nắm tay phải. HS: Nhắc lại. GV: Chốt lại. 5. Hướng dẫn học ở nhà 5p. GV: - Yêu cầu h/s về nhà học bài và làm bài trong SBT - Đọc trước bài 31. HS: Về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. -------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docVAT LYTIET 2132.doc