Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 60 - BàI 53: Sự trộn các ánh sáng màu

. Mục tiêu:

 1) Kiến thức:

 Trả lời được câu hỏi: Thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau?

 Trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sáng màu.

 Dựa vào quan sát, có thể mô tả được màu của ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều màu với nhau.

 Trả lời được các câu hỏi: Có thể trộn được các ánh sáng trắng hay không? Có thể trộn được “ánh sáng đen” hay không?

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 60 - BàI 53: Sự trộn các ánh sáng màu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: §53. SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU Tiết:60 I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: Trả lời được câu hỏi: Thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau? Trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sáng màu. Dựa vào quan sát, có thể mô tả được màu của ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều màu với nhau. Trả lời được các câu hỏi: Có thể trộn được các ánh sáng trắng hay không? Có thể trộn được “ánh sáng đen” hay không? 2) Kĩ năng: Tiến hành thí nghiệm để tìm ra qui luật trên màu ánh sáng. 3) Thái độ: Rèn thái độ nghiêm túc, cẩn thận. II. Chuẩn bị: G: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 đèn chiếu có 3 cửa sổ và 2 gương phẳng. 1 bộ tấm lọc màu (đỏ, lục, lam) và 1 tấm chắn sáng.1 màn ảnh.1 giá quang học. H: Đọc và nghiên cứu bài “Sự trộn các ánh sáng màu”. IV. Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: (4’) - H: Thực hiện bài tập 53-54.1, và 53-54.4 SBT.(10đ) - H: Nhận xét câu trả lời của bạn. - G: Nhận xét chung, ghi điểm. 3/ Bài mới: * HĐ1: Tổ chức tình huống vào bài (1’) G: Giới thiệu tình huống vào bài như SGK. * HĐ2: Tìm hiểu khái niệm về sự trộn các ánh sáng màu (10’) - H: Đọc thông tin tìm hiểu khái niệm về sự trộn ánh sáng màu. - G: Phát dụng cụ thí nghiệm. - H: Quan sát các thiết bị dùng để trộn các ánh sáng màu. * HĐ3: Tìm hiểu kết quả của sự trộn hai ánh sáng màu (15’) - G: Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm 1 SGK. - H: Các nhóm tiến hành thí nghiệm và quan sát. - G: Lưu ý HS: + Đặt 2 tấm lọc màu ở 2 cửa sổ bên của thiết bị, chắn sáng ở cửa sổ giữa. + Đặt màn ở vị trí gần đèn, chỗ mà 2 chùm sáng chưa cắt nhau. Quan sát và nhận xét màu của 2 chùm sáng. + Di chuyển màn ảnh ra xa, cho đến chỗ mà 2 chùm sáng cắt nhau. Quan sát và nhận xét màu. - H: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi C1. - H: Rút ra kết luận. * HĐ4: Tìm hiểu sự trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng (10’) - G: Hướng dẫn các nhóm thí nghiệm. - H: Các nhóm tiến hành thí nghiệm . - G: Lưu ý HS: Di chuyển màn ra xa, ta lần lượt thấy những trường hợp sau: + Ba chùm sáng màu tách biệt. + Một phần chùm sáng màu ở giữa trộn với chùm sáng màu ở bên phải; một phần chùm sáng màu ở giữa trộn với chùm sáng màu ở bên trái. - H: Đại diện nhóm rút ra nhận xét và trả câu hỏi C2. - H: Thảo luận, rút ra kết luận. * HĐ5: Vận dụng (3’) - G: Tiến hành TN biểu diễn câu C3. - H: Quan sát và nêu nhận xét 4/ Củng cố và luyện tập: (2’) - H: Nhắc lại ghi nhớ (SGK) - H: Thực hiện bài tập 53-54.2 SBT. - Bài 53-54.1 C - Bài 53-54.4 + Tuỳ theo phương nhìn ta có thể thấy đủ mọi màu. + Ánh sáng chiếu vào váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng. . . là ánh sáng trắng. + Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng. Vì từ chùm sáng trắng ban đầu ta thu được nhiều chùm sáng màu đi theo các phương khác nhau.(10đ) I. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau. (SGK) II. Trộn hai ánh sáng màu với nhau 1) Thí nghiệm 1 C1: +Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng. +Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu hồng nhạt. +Trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu nõn chuối. +Không có “ánh sáng màu đen”. Bao giờ trộn ánh sáng màu khác nhau với nhau cũng ra một ánh sánh màu khác. 2) Kết luận Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen. III. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng màu trắng. 1) Thí nghiệm 2 (SGK) C2: Trộn ba ánh sáng màu đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng trắng. 2) Kết luận: (SGK) IV. Vận dụng C3: TN này gọi là TN đĩa tròn Niu-tơn. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới (võng mạc), nên nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màng lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng có các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng. - HS thực hiện. - Bài 53-54.2 D (Vì tờ giấy trắng sẽ tán xạ đồng thời cả ánh sáng đỏ và ánh sáng vàng). 5/ HDHS tự học ở nhà: (2’) Học thuộc ghi nhớ và xem lại SGK. Làm các bài tập 53-54.3, 54-54.5 SBT. Đọc phần “có thể em chưa biết” Đọc và nghiên cứu trước bài “Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu”. + Có ánh sáng màu nào vào mắt ta khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu đen. + Tại sao khi đặt một vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu ttrắng, vật màu đen. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 60.doc
Giáo án liên quan