Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 67: Ôn tập

MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:

*Về KT: : Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức cơ bản trong chương trình

*Về KN: Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào 1 số trường hợp cụ thể .

*Về TĐ: Có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao kiến thức.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.

B.CHUẨN BỊ:

GV: đề cương những nội dung chính trong chương trình

HS: soạn đề cương những nội dung chính đã học trong chương trình.

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 67: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 5 - 5 -2008 ; Tiết 67 ÔN TẬP A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau: *Về KT: : Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức cơ bản trong chương trình *Về KN: Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào 1 số trường hợp cụ thể . *Về TĐ: Có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao kiến thức.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm. B.CHUẨN BỊ: GV: đề cương những nội dung chính trong chương trình HS: soạn đề cương những nội dung chính đã học trong chương trình. C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của bài: Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức cơ bản trong chương trình vật lí lớp 9 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG CHƯƠNG I ĐIỆN HỌC +Định luật ôm . Công thức điện trở. +Các hệ thức I , U, R trong mạch nối tiếp và song song . + công suất điện + Điện năng – công của dòng điện + Đ/luật Jun-Lenxơ + Sử dụng các dụng cụ đo Ampe kế,Vônkế . CHƯƠNG II ĐIỆN TỪ HỌC + Tính chất của NC . Tác dụng từ .Từ trường . Từ phổ - Đ/sức từ + T/trường của ống dây có dòng điện chạy qua + Sự nhiễm từ của sất và thép , ứng dụng của nam châm . + Lực điện từ cấu tạo và HĐ của động cơ điện 1 chiều . + Hiện tượng cảm ứng Đ/từ – Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng . + dòng điện xoay chiều – Máy phát điện xoay chiều . Các tác dụng của dòng điện xoay chiều . + Truyền tải điện năng – Máy biến thế CHƯƠNG III QUANG HỌC + định luật khúc xạ ánh sáng . + Thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ + Sự tạo ảnh trong phim của máy ảnh . + Mắt. Mắt cận . Mắt lão . + Kính lúp + Aùnh sáng trắng,màu, sự pha trộn và phân tích ánh sáng . + Màu sắc của các vật , tác dụng của ánh sáng CHƯƠNG IV SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNGLƯỢNG + Định luật bảo toàn vàchuyển hóa năng lượng + Cách sản xuất điện ĐÁP ÁN: Câu 1 : b Câu 2: b Câu 3: d Câu 4: c Câu 5: c Câu 6 a Câu 7: d Câu 8 : d * Hoạt động 1 : Báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả tự kiểm tra . * Hoạt động 2 : Hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm nêu lên các kiến thức cần nhớ theo từng chương GV hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời * Hoạt động 3 : Luyện tập , vận dụng một số kiến thức cơ bản . - Mỗi HS tự lực làm các câu hỏi . BT trắc nghiệm Câu 1 : Chọn câu trả lời đúng. Cho 3 điện trở giống nhau , có giá trị bằng R . Có mấy cách mắc chúng thành bộ để điện trở tương đương của mỗi bộ là khác nhau ? a) 5 cách . b) 4 cách . c) 3 cách. d) 2 cách . Câu 2 : Chọn câu trả lời đúng. Một dây dẫn đồng chất , chiều dài l , tiết diện S , có điện trở là R, được gập ba thành dây mới có chiều dài l/3 . Điện trở của dây mới là : a) R/3 ; b) R/9 ; c) R ; d) R/2 Câu 3 : Chọn câu trả lời đúng. Tia sáng tới qua thấu kính thì : a) Bị khúc xạ. b) Bị khúc xạ một lần. c) Bị khúc xạ hai lần d) Có thể không bị khúc xa . Câu 4 : Chọn câu trả lời đúng. Trong nhà máy thuỷ điện, năng lượng của nước được biến đổi thành điện năng theo trình tự nào sau đây : a) Động năng – thế năng – điện năng. b) Thế năng –điện năng . c) Thế năng – động năng – điện năng . d) Động năng – điện năng . Câu 5 : Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ hút sắt mạnh nhất là: a) Phần giữa của thanh . b) Ở cực từ Bắc .c) Cả hai cực từ . d) Mọi chỗ đều như nhau . Câu 6 : Chọn câu trả lời đúng. Con người có thể nhận biết trực tiếp dạng năng lượng nào sau đây : a) Cơ năng . b) Điện năng . c) Hoá năng . d) Quang năng . Câu 7 : Chọn câu trả lời đúng. Dùng vôn kế có kí hiệu dấu ~ có thể đo được đại lượng nào sau đây : a) Hiệu điện thế một chiều . b) Hiệu điện thế xoay chiều. c) Hiệu điện thế xoay chiều và hiệu điện thế một chiều . d) Hiệu điện thế xoay chiều và không đo được hiệu điện thế một chiều . Câu 8 : Chọn câu trả lời đúng. Một điểm sáng S được đặt đúng ngay tiêu điểm của một thấu kính hội tụ , thì ảnh của điểm sáng S tạo bỡi thấu kính hội tụ là: a) Ảnh ảo. b) Ảnh thật . c) Ảnh ảo lớn nhất. d) Không có ảnh. D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Củng cố: 2.Hướng dẫn tự học:Tự học thêm trong hè E.KIỂM TRA: Ngày soạn: 5 - 5 -2008 : Tiết 68 KIỂM TRA A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau: *Về KT: Nắm được các kiến thức cơ bản đã học trong học kì 2 *Về KN: Biết giảt thích một số vấn đề liên quan *Về TĐ: trình bày cẩn thận, trung thực, không xem bài, chép bài của bạn. B.CHUẨN BỊ: GV: Đề KT trắc nghiệm. HS: Ôn tập ở nhà C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Phát đề cho học sinh, nhắc nhở HS trình bày bài cẩn thận, trung thực, không xem bài, chép bài của bạn. D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Củng cố: 2.Hướng dẫn tự học: Bài vừa học: Bài sắp học: tự ôn tập các kiến thức cơ bản đã học trong chương trình. E.KIỂM TRA: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2007-2008. MÔN VẬT LÍ LỚP 9 (ĐỀ1) Thời gian : 45 phút I. Phần trắc nghiệm: a)(2đ) Điền từ, ngữ thích hợp vào chỗ trống() trong các câu sau: Câu1: Trong máy phát điện xoay chiều, bộ phận tạo ra từ trường là.. Câu2: Vôn kế xoay chiều đo được giá trị hiệu dụng của . Câu3: Vật màu tối hấp thụ năng lượng ánh sánghơn vật màu sáng. Câu4: Nhìn một mảnh giấy xanh dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy mảnh giấy có màu b) (2đ) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu5: Máy biến thế dùng để: A/ giảm hao phí trên đường tải điện. B/ tăng, giảm hiệu điện thế một chiều. C/ tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều. D/ ổn định hiệu điện thế. Câu 6: Đặt 1 vật trước 1 thấu kính hội tụ, ta sẽ thu được ảnh ảo khi: A/ vật ở trong khoảng tiêu cự. B/ vật ở tại tiêu điểm. C/ vật ở ngoài khoảng tiêu cự. D/ Cả A, B, C đều sai. Câu7: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây: A/ luôn luôn tăng. B/ luôn luôn giảm. C/ luân phiên tăng giảm . D/ luôn luôn không đổi. Câu8: Chiếu chùm sáng trắng qua một lăng kính ta thu được chùm sáng: A/ đỏ, lục, lam B/ trắng . C/ nhiều chùm sáng màu khác nhau. D/ Không thu được chùm sáng nào cả, mà thấy tối. II.Phần tự luận: Câu 9: (2đ) Mắt cận có đặc điểm gì ? Nêu cách khắc phục ? Câu10:.(3đ) . Đặt một vật AB có dạng một mũi tên, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 6cm, thấu kính có tiêu cự 3cm. a/ Dựng ảnh A/ B/ của AB qua thấu kính ( yêu cầu vẽ đúng tỉ lệ) b/ Chứng tỏ rằng A’B’ = AB Câu11: .(1đ) Làm như thế nào để trộn các ánh sáng màu? Trộn các ánh sáng màu nào để có ánh sáng trắng? ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2007-2008. MÔN VẬT LÍ LỚP 9 (ĐỀ2) Thời gian : 45 phút I. Phần trắc nghiệm: a) .(2đ)Điền từ, ngữ thích hợp vào chỗ trống() trong các câu sau: Câu1: Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, ở đầu đường dây tải, người ta dùng máy biến thế để.. Câu2: Ampe kế xoay chiều đo được giá trị hiệu dụng của . Câu3: Vật màu trắng thì tán xạ tốt ánh sáng Câu4: Nhìn một mảnh giấy đỏ dưới ánh sáng xanh, ta sẽ thấy mảnh giấy có màu b) .(2đ)Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu5:Câu nào sau đây không đúng, khi phát biểu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng? A/ Khi góc tới thay đổi thì góc khúc xạ cũng thay đổi. B/ Góc khúc xạ luôn luôn nhỏ hơn góc tới. C/ Khi góc tới bằng 0 thì không có hiện tượng khúc xạ ánh sáng. D/ Tia khúc xạ luôn luôn nằm trong mặt phẳng tới. Câu 6: Khi vật sáng đặt cách thấu kính hội tụ một khoảng lớn hơn hai lần tiêu cự thì ảnh sẽ có chiều cao: A/ bằng vật. B/ lớn hơn vật. C/ nhỏ hơn vật. D/ Không xác định được. Câu7: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây: A/ luân phiên tăng giảm . B/ luôn luôn không đổi. C/ luôn luôn tăng. D/ luôn luôn giảm. Câu8: Có thể tạo ra ánh sáng tím bằng cách chiếu ánh sáng trắng: A/ qua một lăng kính B/ qua một tấm lọc màu tím. C/ vào một đĩa CD D/ Cả A, B, C đều đúng. II.Phần tự luận: Câu 9: (2đ) Mắt lão có đặc điểm gì ? Nêu cách khắc phục? Câu10: (3đ) Đặt một vật AB có dạng một mũi tên, vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì và cách thấu kính 12cm, thấu kính có tiêu cự 12cm. a/ Dựng ảnh A/ B/ của AB qua thấu kính ( yêu cầu vẽ đúng tỉ lệ) b/ Chứng tỏ rằng A’B’ = AB Câu11: .(1đ) Vì sao về mùa hè ta nên mặc quần áo màu sáng ? Đó là những màu nào? ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ1) I. Phần trắc nghiệm: a) Điền từ, ngữ thích hợp vào chỗ trống( 2điểm ) Câu1 :nam châm . Câu2: hiệu điện thế xoay chiều . Câu3: mạnh Câu4: đen b) Chọn câu trả lời đúng ( 2điểm ) Câu5: B/ tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều. Câu 6: A/ vật ở trong khoảng tiêu cự Câu7: C/ luân phiên tăng giảm Câu8: C/ nhiều chùm sáng màu khác nhau. II.Phần tự luận: ( 6 điểm ) Câu 9: Mắt cận có điểm CV gần hơn mắt bình thường, nên nhìn thấy không rõ những vật ở xa mắt . 1đ) Mắt cận phải đeo kính phân kì vì kính phân kì tạo ra ảnh của những vật ở xa, nằm trong vùng nhìn thấy của mắt. (1đ) Câu10: a) dựng ảnh đúng (2 đ) ( Mỗi yếu tố vẽ sai, thiếu trừ 0,5 đ.) b) AF =OA – FO = 6-3 = 3(cm) => AF = OF 2 tam giác vuông ABF = OKF , do đó AB = OK OKA’B’ là hình chữ nhật nên OK = A’B’ , hay A’B’ = AB (1đ) Câu11: (1đ) -Trộn các ánh sáng màu là chiếu các chùm sáng màu đó vào cùng một chỗ trên màn chắn màu trắng. (0,5đ) -Trộn các ánh sáng màu đỏ, lục, lam một cách thích hợp để có ánh sáng trắng. (0,5đ) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ2) a) Điền từ, ngữ thích hợp vào chỗ trống( 2điểm ) Câu1: tăng hiệu điện thế Câu2: cường độ dòng điện xoay chiều Câu3: các màu Câu4: đen b) Chọn câu trả lời đúng ( 2điểm ) Câu5: B/ Câu 6: C/ nhỏ hơn vật Câu7: A/ luân phiên tăng giảm . Câu8: D/ Cả A, B, C đều đúng. II.Phần tự luận: ( 6điểm ) Câu 9: Mắt lão có điểm CC xa hơn mắt bình thường, nên nhìn thấy không rõ những vật ở gần mắt . 1đ) Mắt lão phải đeo kính hội tụ vì kính hội tụ tạo ra ảnh của những vật ở gần , nằm trong vùng nhìn thấy của mắt. (1đ) Câu10: a) dựng ảnh đúng (2 đ) ( Mỗi yếu tố vẽ sai, thiếu trừ 0,5 đ.) b) ABOI là hình chữ nhật. -B’ là giao điểm của hai đường chéo AI và BO, do đó B’A’ là đường trung bình của tam giác ABO , ta suy ra A’B’ = AB (1đ) Câu 11.Màu sáng hấp thụ ít năng lượng ánh sáng mặt trời, ,nên ta ít bị nóng hơn khi mặc quần áo màu tối . ( 0,5đ) - Màu sáng như: màu trắng, màu hồng nhạt( 0,5đ) . Ngày soạn 12 -5 -2008 ; Tiết 69 , Bài 61 SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG-NHIỆT ĐIỆN THỦY ĐIỆN. A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau: *Về KT:Nêu được vai trò của điện năng,ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với cac dạng năng lượng khác. *Về KN:Chỉ ra được các bộ phận chính trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các quá trình biến đổi năng lượng trong các nhà máy đó. *Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm. B.CHUẨN BỊ: GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs) HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 61 SGK C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ:Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng. Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs, Hd giải BT về nhà. 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về việc tiết kiệm điện năng, vậy điện năng có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế xã hội? Sản xuất điện năng như thế nào ? NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG I.VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG. C1:điện năng dùng để thắp sáng, nấu cơm, chạy các lọai máy. C2: Quạt máy:ĐN à CN Đèn ống: ĐN à QN II.NHIỆT ĐIỆN. C4: -Lò đốt than:HN à NN -Nồi hơi: NN à CN của hơi. -Tua pin: CN à ĐN của tuapin * MPĐ: Cơ năng à điện năng. Kết luận 1: (Sgk) III.THỦY ĐIỆN. C5: Oáng dẫn nước: Thế năng àđộng năng của nước. Tua pin: động năng của nước. à động năng của tua pin MPĐ: động năngàđiện năng. C6: Khi ít mưa mực nước trong hồ chứa giảm, thế năng của nước giảm, do đó năng lượng chuyển hóa qua các bộ phận thành điện năng cũng giảm. Kết luận 2: ( Sgk) IV.VẬN DỤNG. C7: A= 2.1012 J HĐ1:Tìm hiểu về vai trò của điện năng Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: -Điện năng có sẵn trong tự nhiên không? -Làm ntn để có được điện năng? HS thảo luận và trình bày khi có chỉ định. Từng HS tự trả lời C1, C2, C3. Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời. Nhận xét chung:Điện năng hầu như không có sẵn, có thể sản xuất điện năng bằng cách biến đổi các năng lượng khác, có sẵn sang điện năng. HĐ2: Tìm hiểu về nhà máy nhiệt điện. Yêu cầu học sinh đọc mục II Sgk. Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời C4 -GV thông báo thêm: nhiên liệu cung cấp cho các lò đốt là than đá, tuy nhiên hiện nay còn dùng khí đốt được lấy từ các mỏ dầu. VD: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ mới xây dựng. Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung, để rút ra KL 1. Để khắc sâu kiến thức phần này, GV có thể giải thích thêm về tua pin: hơi nước từ lò hơi được phun ra với vận tốc và áp suất cao tác động trực tiếp lên cách quạt làm tua pin quay tròn. HĐ3: Tìm hiểu về nhà máy thủy điện. Yêu cầu học sinh đọc mục III SGK Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời C5 . Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời. Cá nhân Hs tự trả lời C6, và trình bày khi có chỉ định. Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung, đểrút raKL2. HĐ4: Vận dụng. Cá nhân Hs tự trả lời C7. HD:Thế năng ban đầu của nước ở độ cao h là:A = P.h Bằng cộng thực hiệ khi vật rơi xuống đất. Yêu câøu học sinh lên bảng trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung. D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Củng cố: Chỉ định 1 hoặc 2 HS đọc và nêu lên các kiến thức cần nhớ của bài, nêu một số câu hỏi cuối bài để HS trả lời: - Điện năng có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế xã hội? - Sản xuất điện năng như thế nào ? 2.Hướng dẫn tự học: Bài vừa học: Học thuộc phần “ghi nhớ”. Đọc thêm phần” Có thể em chưa biết” Làm BT bài 61 SBTVL Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 62 SGK. ĐIỆN GIÓ, ĐIỆN MẶT TRỜI, ĐIỆN HẠT NHÂN. ( Điện năng có thể được sản xuất từ các nguồn năng lượng nào khác? ) E.KIỂM TRA: Ngày soạn 12 - 5 -2008 ; Tiết 70 , Bài 62 : ĐIỆN GIÓ, ĐIỆN MẶT TRỜI, ĐIỆN HẠT NHÂN. A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau: *Về KT:Nêu được các bộ phận chính của một nhà máy điện gió, pin mặt trời, nhà máy điện nguyên tử, ưu và nhược điểm của việc sản xuất điện năng từ các nhà máy trên. *Về KN:Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong cácbộ phận chính của các nhà máy điện trên *Về TĐ: Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng trong nhữngtrường hợp cụ thể. Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm. B.CHUẨN BỊ: GV: Pin mặt trời. Mô hình máy phát điện gió. HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 62 SGK C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: - Điện năng có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế xã hội? - Sản xuất điện năng như thế nào ? - Trình bày quá trình biến đổi năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện? 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Trong tự nhiên có nhiều nguồn năng lượng lớn như: năng lượng của gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử,hạt nhân. Làm như thế nào để chuyển hóa chúng thành điện năng cho dễ sử dụng ? NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG I.MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ. C1:Năng lượng gió truyền cho cánh quạt một cơ năng, cánh quạt quay kéo theo rôto của MPĐ, rôto và stato biến đổi cơ năng thành điện năng. II.PIN MẶT TRỜI. C2: Công suất sử dụng tổng cộng: 20.100 + 10.75 = 2750W Công suất của AS mặt trời cần cung cấp cho pin mặt trời: 2750W. 10 = 27500W diện tích tấm pin mặt trời: = 19,6 ( m2 ) III.NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN. Giống như nhà máy nhiệt điện, khác ở chỗ năng lượng cung cấp là năng lượng hạt nhân được chuyển hóa thành nhiệt năng trong các lò phản ứng. IV.SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG. C3: Nồi cơm điện:ĐN à nhiệt năng. Quạt điện: ĐN à cơ năng. C4: Hiệu suất lớn hơn, đỡ hao phí. HĐ1:Tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của máy phát điện gió. Gv làm TN biểu diễn: thổi gió vào cánh quạt của máy phát điện, đèn LED phát sáng. Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: -Nhờ đâu đèn LED phát sáng? Qua sự trình bày của Hs, Gv đặt vấn đề: Vậy MPĐ gió hoạt động như thế nào? Những bộ phận chính của máy phát điện gió? Cá nhân Hs tự trả lời C1. Gv giới thiệu:MPĐ gió hiện nay được xây dựng ở nhiều nước và khu vực có gió quanh năm như : Hà Lan. Anh HĐ2: Tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời. Gv làm TN biểu diễn:Chiếu AS mặt trời vào một tấm pin mặt trời, động cơ quạt quay tròn. Yêu cầu học sinh đọc mục II SGK. Hs quan sát cấu tạo của pin mặt trời, Gv giảng giải thêm. Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về quá trình biến đổi năng lượng tronh pin mặt trời khác với MPĐ gió ở điểm nào. Cá nhân Hs tự trả lời C2. Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung về bài giải. HĐ3: Tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của nhà máy điệnhạt nhân. Yêu cầu học sinh đọc mục III SGK. Trình bày những bộ phận chính của nhà máy điệnhạt nhân. Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi:Điểm giống nhau, khác nhau giữa nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện hạt nhân? HĐ4: Tìm hiểu nguyên tắc chung về việc sử dụng và tiết kiệm điện năng. HS làm việc cá nhân: đọc mục IV Sgk, và làm C3 Gv chỉ định từng HS nêu lên các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện. -Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm nêu lên những trường hợp cụ thể về việc lãng phí điện năng ở trường, lớp học hiện nay và cách khắc phục. D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Củng cố: Chỉ định 1 hoặc 2 HS đọc và nêu lên các kiến thức cần nhớ của bài, nêu một số câu hỏi cuối bài để HS trả lời. 2.Hướng dẫn tự học: Bài vừa học: Học thuộc phần “ghi nhớ”. Đọc thêm phần” Có thể em chưa biết” Làm BT bài 62 SBTVL Bài sắp học: kiểm tra học kì 2. Gv nhắc nhở Hs tự ôn tập các nội dung cơ bản đã học, chuẩn bị tốt để kiểm tra học kì 2. E.KIỂM TRA:

File đính kèm:

  • docL67-70.doc