Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 32 - Tiết 63 - Bài 57: Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD

 1. Kiến Thức: Trả lời được câu hỏi: thế nào là ánh sáng đơn sắc & thế nào là ánh sáng không đơn sắc

 2. Kỹ Năng: Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc & ánh sáng không đơn sắc.

 3. Thái độ: Hợp tác trong học tập

II. CHUẨN BỊ:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 32 - Tiết 63 - Bài 57: Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 NS:. . . . . Tiết 63 ND:. . . . . Bài 57: T .H.: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ ÁNH SÁNG KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD I. MỤC TIÊU: 1. Kiến Thức: Trả lời được câu hỏi: thế nào là ánh sáng đơn sắc & thế nào là ánh sáng không đơn sắc 2. Kỹ Năng: Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc & ánh sáng không đơn sắc. 3. Thái độ: Hợp tác trong học tập II. CHUẨN BỊ: * Nhóm HS: - 1 đèn phát ánh sáng trắng. - Các tấm lọc màu đỏ, vàng, lục, lam - 1 đĩa CD. -1 số nguồn sáng đơn sắc như các đèn LED đỏ, lục, vàng, bút laze. - Nguồn điện 3V để thắp sáng đèn LED *KT: -Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách nào? III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA G V NỘI DUNG HĐ 1 : Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS (15P) HS trả lời các câu hỏi trong mẫu báo cáo. GV kiểm tra mẫu báo cáo của HS đã làm trươcù ở nhà theo mẫu của SGK, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong mẫu báo cáo . - Nêu tóm tắt yêu cầu của tiết thực hành, nhắc nhở thái độ học tập . Mẫu báo cáo thực hành a) Ánh sáng đơn sắc là gì? b) Aùnh sáng không đơn sắc là gì? c) Trình bày cách nhận biết ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc bằng đĩa CD? Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm ánh sáng đơn sắc, ánh sáng không đơn sắc, các dụng cụ TN và cách tiến hành TN (15P) HS đọc nội dung thực hành HS nêu các bước tiến hành thí nghiệm HS nhận dụng cụ và làm việc theo nhóm Tìm hiểu cách làm TN và quan sát thử nhiều lần để thu thập kinh nghiệm. Thu thập kết quả điền vào mẫu báo cáo. Yêu cầu HS đọc nội dung thực hành. Yêu cầu HS nêu các bước tiến hành thí nghiệm Phát dụng cụ cho các nhóm tiến hành thí nghiệm. KT sự lĩnh hội các kĩ năng tiến hành TN của HS. 1.Lắp ráp thí nghiệm: 2-Phân tích kết quả Hoạt động 4: Làm TN phân tích ánh sáng màu do một số nguồn sáng màu phát ra (15P) Dùng đĩa CD để phân tích ánh sáng màu do những nguồn sáng khác nhau phát ra. Quan sát màu sắc của ánh sáng thu được và ghi lại chính xác những nhận xét của mình. HS thu thập kết quả và điền vào mẫu báo cáo HD HS quan sát Theo dõi việc HS làm thí nghiệm. Hướng dẫn HS nhận xét và ghi lại nhận xét. Hoạt động 5: Tổng kết đánh giá và dặn dò. (5P) HS nộp lại bài thực hành HS nghe GV nhận xét rút kinh nghiệm. HS nghe GV dặn dò về nhà chuẩn. Yêu cầu HS nộp lại bài thực hành GV nhận xét đánh giá tiết thực hành Nhắc nhở những nhóm cá nhân HS vi phậm để rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau - Về nhà xem và làm trước các bài tập 1,2,3 của § 30 (BT vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái). Tiết sau tiến hành tiết bài tập. Tuần 32 NS:. . . . . . Tiết 34 ND:. . . . . . Bài 58 Tổng kết chương III: QUANG HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Trả lời được những câu hỏi trong phần Tự kiểm tra. 2. Vận dụng kiến thức & kỹ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích & giải các BT trong phần Vận dụng. 3. Có ý thức học tập tự giác, tích cực. II. CHUẨN BỊ: * Mỗi HS: - Ôn lại các bài từ 40 đến 56 - Trả lời phần tự kiểm tra & làm các BT phần vận dụng ( bài 58 ) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNGCỦA HS TRỢ GIÚP CỦA G V NỘI DUNG HĐ 1: Trả lời câu hỏi tự kiểm tra (20P) GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời (gv chọn khoảng 2 câu quang hình và 3 câu quang lý để hỏi học sinh) Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên Đáp án: 1a) Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa nước và không khí. Đó là hiện tượng khúc xạ. 1b) Góc tới bằng 600. Góc khúc xạ nhỏ hơn 600. 2. Đặc điểm thứ nhất: Thấu kính hội tụ có tác dụng hội tụ chùm tới song song tại một điểm; hoặc: Thấu kính hội tụ cho ảnh thật của một vật ở rất xa tại tiêu điểm của nó. Đặc điểm thứ hai: Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. 3 Tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính. 4. Dùng hai tia đặc biệt phát ra từ điểm B: Tia qua quang tâm và tia song song với trục chính của thấu kính. 5. Thấu kính có phần phần giữa mỏng hơn phần giữa rìa là thấu kính phân kỳ. 6. Nếu ảnh của tất cả các vật đạt trước thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là thấu kính phân kỳ. 7. Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ, ảnh của vật cần chụp hiện trên phim đó là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. 8. Xét về mặt quang học 2 bộ phận chính của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới. Thể thuỷ tinh tương tự như vật kính, màng lưới tương tự như phim trong máy ảnh 9. Điểm cực viễn và điểm cực cận. 10. Mắt cận không nhìn thấy được vật ở xa. Khi nhìn các vật ở gần thì người cận thị phải đưa vật đó lại gần sát mắt. Để khắc phục tật cận thị thì người cận thị phải đeo thấu kính phân kỳ sao cho có thể nhìn thấy được các vật ở xa. 11. Kính lúp là dụng cụ để quan sát những vật rất nhỏ. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự không được dài hơn 25cm. 12. Ví dụ về nguồn phát ra ánh sáng trắng: Ngọn đèn điện, mặt trời, đèn ống . . . Ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ: Dùng đèn LED đỏ, chiếu ánh sáng trắng đi qua tấm lọc màu đỏ, dùng bút laze phát ra ánh sáng đỏ, chiếu ánh sáng trăng lên đĩa CD . . . 13. Muốn biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có những màu nào, ta cho chùm sáng đó chiếu qua một lăng kính hay chiếu vào mặt ghi của đĩa CD. 14. Muốn trộn 2 ánh sáng màu với nhau ta chiếu hai ánh sáng màu đó vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng, hoặc cho 2 chùm sáng đó đi theo cùng một phương vào mắt. Khi trộn 2 ánh sáng màu khác nhau ta sẽ được một ánh sáng màu khác với 2 ánh sáng ban đầu. 15. Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy trắng ta sẽ thấy tờ giấy có màu đỏ. Nếu thay tờ giấy trắng bằng tơ giấy xanh ta sẽ thấy tờ giấy gần như có màu đen. 16. Trong việc sản xuất muối, người ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời. Nước trong nước biển sẽ bị nóng và bốc hơi. HĐ 2 : Giải bài tập (20P) Gọi HS lên bảng giải bài tập Theo dõi và uốn nắn những bài làm sai của học sinh Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 17. B 18. B 19. B 20. D 21. a – 4 ; b – 3 ; c – 2 ; d – 1 22a) b) A’B’ là ảnh ảo. c) Vì điểm A trùng với điểm F, nên BO và AI là 2 đường chéo của hinhd chữ nhật BAOI. Điểm B’ là giao điểm của 2 đường chéo. A’B’ là đường trung bình của tam giác ABO => ta có OA’ = OA = 10cm vậy ảnh nằm cách thấu kính 10cm 23. a) b) AB = 40cm ; OA = 12cm ; OF = 8cm hay OA’ = OA. (1) Vì AB = OI nên hay OA’ = OF( 1 + ) (2) Từ (1) và (2) ta suy ra: OA= OF(1 + ) Hay .= 1 + thay số vào ta được A’B’ 2,86cm vậy ảnh cao 2,86cm 24. Gọi OA là khoảng cách từ mắt đến cửa (OA = 5m = 500cm); OA’ là khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến màng lưới (OA’ = 2cm); AB là cái cửa (AB = 2m = 200cm); A’B’ là ảnh của cái cửa trên màng lưới ta có: hay A’B’ = AB= 200. = 0,8cm ảnh cao 0,8cm. 25a) Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua mộ kính lọc màu đỏ, ta thấy ánh sáng màu đỏ. Nhìn ngọn đèn đó qua kính lọc màu lam ta thấy ánh sáng màu lam. Chập hai kính lọc màu đỏ và lam lại với nhau rồi nhìn dây tóc nóng sáng. Ta thấy ánh sáng đó màu sẫm. Đó không phải là trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lam mà là thu dược phần còn lại của chùm sáng sau khi đã cản lại tất cả những ánh sáng mà mỗi kính lọc đỏ hoặc lam có thể cản được. Trồng cây cảnh dưới một giàn hoa rậm rạp thì cây cảnh sẽ bị còi cọc đi và chết vì không có ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cảnh, không có tác dụng sinh học của ánh sáng để duy trì sự sống của cây cảnh. Hoạt động 5: Nhận xét tiết học và dặn dò. (5P) Nhắc lại kiến thức cơ bản nhất của chương Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập đã giải và xem trước bài 59

File đính kèm:

  • docvat ly 9(29).doc