Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 5 - Bài 9 : Tiết 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

Kiến thức:

- Bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các loại vật liệu khác nhau thì khác nhau.

- So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng.

- Vận dụng công thức R= đ x L/S để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.

 *Kỹ năng:

 - Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo và đo điện trở của dây dẫn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 5 - Bài 9 : Tiết 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9 : TIẾT 9: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ TUẦN 5 VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN I/ Mục tiêu: *Kiến thức: Bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các loại vật liệu khác nhau thì khác nhau. So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng. Vận dụng công thức R= ρ x L/S để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại. *Kỹ năng: - Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo và đo điện trở của dây dẫn. Sử dụng bảng điện trở suất. *Thái độ: Trung thực, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. II/ Nội dung học tập: - Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. - Điện trở suất - Công thức tính điện trở suất. III/ Chuẩn bị: Giáo viên: 1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A. 1 Vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V. 1 nguồn điện 6 V, 1 công tắc, 7 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện, 2 chốt kẹp dây. 1 cuộn dây bằng inox, trong đó có dây dẫn có tiết diện S = 0,1 mm2 và có chiều dài L= 2m được ghi rõ. 1 cuộn dây bằng nikêlin, trong đó có dây dẫn có tiết diện S = 0,1 mm2 và có chiều dài L= 2m. 1 cuộn dây bằng nicrôm, trong đó có dây dẫn có tiết diện S = 0,1 mm2 và có chiều dài L= 2m. Kẻ sẳn bảng 2 trên bảng phụ. IV/ Tổ chức các hoạt động học tập: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2’ Điểm danh. 2/ Kiểm tra miệng: 7’ Hoạt động của thầy - Trò Nội dung a/ Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào? ( L, S). b/ Các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ 1 vật liệu thì sự phụ thuộc của R vào tiết diện như thế nào? c/ 2 dây dẫn cùng chất, cùng chiều dài, có tiết diện S1= 10 mm2 , S2= ½ S1, R1= 15Ω , tính R2 = ? 3/ Tiến trình bài học: * HĐ 1: 8’ Tìm hiểu điện trở có phụ thuộc vào vật liệu dây dẫn hay không? - HS: Quan sát các đoạn dây có cùng S, cùng L nhưng được làm từ các vật liệu khác nhau và trả lời câu C1: - HS: Vẽ sơ đồ mạch điện, Lập bảng ghi kết quả thí nghiệm. Từ kết quả TN => kết luận: - GV: Để tiết kiệm năng lượng người ta cần dùng dây dẫn có điện trở suất nhỏ. Ngày nay người ta phát hiện ra một số chất có tính chất đặc biệt, khi giảm nhiệt độ của chúng thì điện trở suất của chúng giảm về giá trị bằng không ( siêu dẫn). Hiện nay ứng dụng vào thực tiễn còn nhiều khó khăn, chủ yếu do các vật liệu đó siêu dẫn khi nhiệt độ rất thấp. ( dưới 00C rất nhiều) * HĐ 2: 5’ Tìm hiểu về điện trở suất: - HS: Đọc thông tin mục 1.Điện trở suất(Tr 26)trả lời câu hỏi? ? Địên trở suất của một vật liệu là gì? ? Kí hiệu điện trở suất? ? Đơn vị điện trở suất? HS: Hoàn thành câu C2: * HĐ 3: 10’ Xây dựng công thức tính điện trở: HS: Hoàn thành câu C3: 4/ Tổng kết: 5/ Hướng dẫn học tập: 5’ * HĐ 5: 8’ Vận dụng- củng cố. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 9.1/SBT, giải thích lí do chọn phương án đúng. - GV: Hướng dẫn học sinh hoàn thành câu C4: + Để tính R ta vận dụng công thức nào? + Đại lượng nào đã biết, đại lượng nào trong công thức cần phải tính? à Tính S rồi thay vào công thức: R= ρ x L/S để tính R. - Từ kết quả thu được ở C4à Điện trở của dây đồng là rất nhỏ, vì vậy người ta thường bỏ quả điện trở của dây nối trong mạch điện. 5/ Hướng dẫn học tập: 5’ * Đối với bài học này: -Ghi phần ghi nhớ vào vở. Đọc phần có thể em chưa biết. -Trả lời câu hỏi C5, C6/SGK/27 và làm bài tập 9/ BT. ( 9.1: Câu C; 9.2:Câu B; 9.3: Câu D;). * Đối với bài học sau: - Xem trước bài mới. Bài 10 Biến trở- Điện trở dùng trong kỹ thuật. a/ ( L, S). (2,5đ) b/ R1/ R2 = S2/ S1. (2,5đ) c/ R1/ R2 = S2/ S1=> R2 = R1 x S1/ S2 =15x10/5= = 30(Ω). (5đ) BÀI 9: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂYDẪN I/ Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn: - C1: Để xác định sự phụ thuộc của R vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành đo R của các dây dẫn có cùng S,L nhưng làm từ các vật liệu khác nhau. 1/ Thí nghiệm: (SGK) 2/ Kết luận:- Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. II/ Điện trở suất - Công thức tính điện trở suất: 1/ Điện trở suất: - Điện trở suất của 1 vật liệu (Hay1 chất) có trị số bằng điện trở của 1 đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện 1m2 . - Điện trở suất được kí hiệu là: ρ (đọc là rô). - Đơn vị của điện trở suất là: Ω.m ( ôm mét) - C2: R= ρ x L/S = 0,5.10-6 x 1/1.10-6 =0,5 (Ω). 2/ Công thức tính điện trở: - C3: Các bước tính Dây dẫn (được làm từ vật liệu có điện trở suất ρ) Điện trở của dâydẫn 1 Chiều dài 1m Tiết diện1m2 R1 = ρ 2 Chiều dài L(m) Tiết diện1m2 R2 = ρ.L 3 Chiều dài L(m) Tiết diện S m2 R = ρ.L/S - C4: Tóm tắt: l= 4m, d= 1mm =10-3m ρ =1,7. 10-8Ω.m; R=? Giải: Diện tích tiết diện dây đồng là: S= π x d2/4 = 3,14.( 10-3)2/4 Aùp dụng công thức tính R= ρ x L/S => R = 1,7. 10-8x 4.4/ 3,14.( 10-3)2 = 0,087(Ω). Điện trở của dây đồng là: 0,087(Ω). V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAO AN LY 9 BAI 9.doc