Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Bài 1 - Chuyển động cơ học

1. Chuyển động cơ học:

  Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi chuyển động cơ học.

 Ví dụ: một ô tô rời bến, khi đó vị trí của ô tô thay đổi so với bến xe ta nói ô tô chuyển động.

2. Tính tương đối của chuyển động.

  Một vật có thể xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác, ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối, tuỳ thuộc vào vật làm mốc.

 

doc83 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Bài 1 - Chuyển động cơ học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I. Cơ học Bài 1. Chuyển động cơ học I.Kiến thức cơ bản Chuyển động cơ học: Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi chuyển động cơ học. Ví dụ: một ô tô rời bến, khi đó vị trí của ô tô thay đổi so với bến xe ta nói ô tô chuyển động. Tính tương đối của chuyển động. Một vật có thể xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác, ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối, tuỳ thuộc vào vật làm mốc. Ví dụ: Một người ngồi trên ô tô chuyển động so với mặt đất, nhưng đứng yên so với tài xế. Các dạng chuyển động thường gặp đó là: chuyển động thẳng ; chuyển động cong. II. Bài tập cơ bản Hướng dẫn giải bài tập giáo khoa Câu C : Ôtô chuyển động so với người lái xe. Câu B : Người lái đò chuyển động so với dòng nước. Vật làm mốc: Đường. Hành khách. Đường. Ôtô. Mặt trời. Trái đất. a. Cây cối ven đường và tàu chuyển động. b. Cây cối ven đường là đứng yên, tàu chuyển động. c. Cây cối ven đường là chuyển động, tầu đứng yên. a. Chuyển động tròn. b. Dao động. c. Chuyển động tròn. d. Chuyển động cong 2. Bài tập nâng cao. Một người đi xe đạp trên đường. Hỏi người đó chuyển động so với những vật nào và đứng yên so với những vật nào? Một chiếc thuyền được thả trôi xuôi theo dòng nước. Hỏi thuyền đó chuyển động so với những vật nào, đứng yên so với vật nào? Những thuỷ thủ đi biển cho biết nhiều khi họ có cảm giác như tàu của họ đang đứng yên giữa biển cả mênh mông mặc dù tàu họ đang chạy. Giải thích tại sao vậy? Khi trời lặng gió, một người ngồi trong nhà thấy các giọt nước mưa rơi theo phương thẳng đứng. Nhưng đối với các hành khách trên tàu đang chạy thì giọt nước mưa ấy có rơi thẳng đứng không? Vì sao? Hai người đang ngồi trong nhà với nhau. Một người khẳng định : Chúng ta đang đứng yên, ngưòi kia bảo chúng ta đang chuyển động. Bằng kiến thức vật lý hãy chứng tỏ khẳng định hai người đều đúng. Một xe đạp chuyển động trên đường thẳng. Hãy chỉ rõ các vật trên xe đạp chuyển động cong? 3. Bài tập trắc nghiệm. Để khẳng định ôtô đang chuyển động trên đường, các hành khách chọn các vật mốc như sau: Bánh xe đang quay. Tài xế ngồi lái trên xe. Sự rung chuyển của người bên cạnh. Sự đi lại của người phụ xe. Các cây ở bên đường. Cách chọn nào trên đây đúng? Một chiếc bè thả trôi xuôi theo dòng nước. Để biết bè có chuyển động hay không ta căn cứ vào: Sự rung chuyển của các vật trên bè. Các vật ở dọc trên bờ sông. Các vật trôi trên mặt nước. Dòng nước dưới sông. Nhìn mây trên bầu trời. Cách chọn nào trên đây đúng? Chuyển động nào sau đây không phải chuyển động cong so với người ngồi yên trên ghế: Một chiếc lá rơi từ trên cao xuống đất. Một viên sỏi được thả rơi từ trên xuống. Ném một viên phấn theo phương ngang. Van xe đạp khi xe chuyển động thẳng trên đường. Trục quay của cánh quạt điện đang quay. Ghép các vật với chuyển động của nó trong hai cột cho phù hợp: Chuyển động của mặt trăng quanh trái đât Chuyển động của thang máy Chuyển đông. của ngăn kéo Chuyển động của van xe đạp quanh trục Chuyển động thẳng Chuyển động cong Chuyển động tròn. Dao động Đáp án nào sau đây đúng? (1) - a ; (2) - a ; (3) - c ; (4) - d (1) - c ; (2) - a ; (3) -đ ; (4) - d (1) - c ; (2) - b ; (3) - b ; (4) - c (1) - c ; (2) - a ; (3) - a ; (4) - c (1) - c ; (2) - a ; (3) - c ; (4) - c Hành khách ngồi trên ô tô chuyển động quan sát cột điện bên đường và khẳng định: Cột điện đứng yên so với ôtô. Cột điện đứng yên so với mặt đường. Cột điện chuyển động so với ôtô. Cột điện đang đứng yên so với dây điện. Cột điện và mặt đường đứng yên đối với nhau. Khẳng định nào trên đây không đúng? Chuyển động nào sau đây là chuyển đông thẳng? Ném viên sỏi lên trên dưới một góc 300. Ném viên sỏi theo phương ngang. Thả viên sỏi rơi từ trên cao xuống. Thả tờ giấy rơi từ trên cao xuống. Thả lông chim vào trong không khí. Bài 2. Vận tốc I.Kiến thức cơ bản Vân tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường mà vật đi được trong một đơn vị thời gian. Công thức tính vận tốc : trong đó: - S là quãng đường đi được - t thời gian để đi hết quảng đường đó. Đơn vị : II. Bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn giải bài tập giáo khoa Câu C. Vận tốc của vệ tinh nhân tạo của trái đất v = 28800 v = 8000. Vận tốc này lớn hơn vận tốc của phân tử hyđrô ở 00C ( 1692 ). Chuyển động của vệ tinh nhanh hơn chuyển động của phân tử hyđ rô. đổi ra ta có: v = 13.8 . hay bằng 18 hay bằng 15 người thứ nhất đi nhanh hơn ( v1 > v2 ). 20 phút = . Sau thời gian này người 1 vượt cách người 2 một đoạn đường s = ( v1 - v2 )t = ( 18 - 15) = 1km. 2. Bài tập nâng cao Một ôtô chuyển động từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 15m/s trong thời gian 2 giờ. Trong khi đó một ôtô thứ hai chuyển động trên quãng đường đó đi hết 1,5 giờ. Tính vận tốc của ôtô thứ hai? Một người đi xe đạp trong nửa đoạn đường đầu chuyển động với vận tốc 18km/h và trong nửa đoạn đường còn lại chuyển động với vận tốc là 12km/h. Hãy tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp? Vào lúc 6 giờ, hai xe ôtô cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 18km. Xe ô tô thứ nhất chuyển động với vận tốc 54km/h, ô tô thứ hai chuyển động với vận tốc72km/h. Hỏi nửa giờ sau khi xuất phát khoảng cách giữa hai ô tô là bao nhiêu? Một ô tô khởi hành từ tỉnh A về B với vận tốc 54km/h, cùng lúc đó một ôtô khác khởi hành từ tỉnh B đi về phía tỉnh A với vân tốc 36km/h. Biết tỉnh A cách tỉnh B 90km. Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau? Hai chiếc thuyền A và B cùng chuyển động đều xuôi dòng trên một con sông. Vận tốc của thuyền A là 8km/h, của thuyền B là 4,5km/h. Vận tốc của dòng nước là 2km/h. Hỏi: Đối với thuyền A thì thuyền B, nước sông, cây ở trên bờ đứng yên hay chuyển động. Và nếu chuyển động thì chuyển động theo hướng nào với vận tốc bằng bao nhiêu? Cùng câu hỏi tương tự như thế đối với thuyền B. 3. Bài tập trắc nghiệm Để đánh giá sự nhanh chậm của chuyển động ta phải căn cứ vào: Quãng đường mà vật đi được trong một quãng thời gian nhất định. Quãng đường mà vật đi được trong một quãng thời gian nào đó. Quãng đường mà vật đi được trong một đơn vị thời gian. Quãng đường mà vật đi được trong quãng thời gian chuyển động. Quãng đường mà vật đi được trong suốt thời gian chuyển động. Nhận định nào trên đây đúng. Một tàu hoả chuyển động với vận tốc 20m/s tương ứng với : 36km/h 54km/h 42km/h 62km/h 72km/h Khẳng định nào trên đây đúng? Một ca nô chuyển động với vân tốc 15m/s, trong khi đó tàu hoả chuyển động trong 30 phút đi được 36km, một ô tô trong vòng 20 phút đi được quãng đường dài 24km. Sắp xếp nào sau đây đúng theothứ tự vận tốc giảm dần: Ôtô - tầu hoả - ca nô. Tầu hoả - ca nô - ôtô Canô - tầu hoả - ôtô Ôtô, tầu hoả - ca nô Ôtô, canô - tầu hoả Một canô xuôi dòng với vận tốc 36km/h so với bờ sông, dòng nước có vận tốc so với bờ là 2m/s. Khi đó vận tốc của canô so với nước là: 10m/s 12m/s 7m/s 8m/s 9m/s Kết quả nào trên đây đúng? Một canô ngược dòng nước với vận tốc 36km/h so với bờ sông, dòng nước trôi với vận tốc 2m/s. Khi đó vận tốc của canô so với nước là: 10m/s 12m/s 7m/s 8m/s 9m/s Kết quả nào trên đây đúng? Hai ô tô cùng xuất phát từ hai bến A và B cách nhau một khoảng 90km, chạy ngược chiều nhau. Vận tốc của hai ô tô lần lượt là 10m/s và 54km/h. Chúng sẽ gặp nhau tại điểm: Cách A 54km. Cách B 36km. Cách A 45km. Cách A 42km. Cách B 54km. Kết quả nào trên đây đúng? Bài 3. Chuyển động đều - chuyển động không đều I.Kiến thức cơ bản Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều được xác định bằng công thức: trong đó: - S là quãng đường đi được - t thời gian để đi hết quảng đường đó. II. Bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn giải bài tập giáo khoa Phần 1. Câu C. Phần 2. Câu A. Công thức C. Thời gian đi hết quảng đường đầu: Thời gian chuyển quãng đường sau là: Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường: a. không đều b. a. ; ; ; ; ; ; Nhận xét: + trong hai quãng đường đầu vận động viên chuiyển động nhanh dần đều. + Trong năm quãng đường tiếp theo vận động viên chuyển động đều. + Hai quãng đường sau vận động viên chuyển động nhanh dần. b. Vận tốc trung bình trên cả chặng đua là: . - Quãng đường từ A đến B: ; - Quãng đường từ B đến C: ; - Quãng đường từ Cđến D: ; Trên toàn bộ đường đua: Gọi s là chiều dài nửa quãng đường ta có: (1) và (2) Vận tốc trung bình của người đi xe đạp là: (3) Kết hợp (1), (2) và (3) ta có: += Bài tập nâng cao Hình vẽ dưới đây ghi lại các vị trí của viên bi lăn trên đoạn AB, BC, CD sau những khoảng thời gian như nhau. A D B C Hỏi trên đoạn đường nào viên bi chuyển động đều, không đều? Người ta nói chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không đổi có đúng không? Tại sao? S (km) Đường đi của một người đi xe đạp được biểu 40 B diễn theo đồ thị bên. hỏi trong đoạn đường nào vật 30 chuyển động đều, đoạn nào vật chuyển động không 20 A đều? 10 C 0 1 2 3 4 5 t(h) Có hai thuyền A và B cùng chuyển động đều với vận tốc 6km/h và 10km/h. thuyền A chuyển động xuôi dòng, thuyền b chuyển động ngược dòng. Vận tốc của dòng nước là 2km/h. Thuyền A chuyển động đều so với những vật nào sau đây: thuyền B; cây bên bờ ; dòng nước, thuyền B và với vận tốc bằng bao nhiêu? Hỏi tương tự đối với thuyền B. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Sau khi hết dốc xe còn bon thêm được 80m trong 20s rồi mới dừng lại. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trong suốt cả quãng đường? 3. Bài tập trắc nghiệm Một vật chuyển động với vận tốc v1, v2,v3 tương ứng với quãng đường s1,s2,s3 . Vận tốc trung bình của chuyển động trên toàn tuyến đường được tính theo công thức: Đáp án nào trên đây đúng? Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều: Thả rơi tự do một viên sỏi. Ném viên sỏi theo phương ngang. Ném viên sỏi theo phương thẳng đứng. Thả rơi một tờ giấy trong không khí. Tất cả các chuyển động trên. Một người đi xe đạp trong nửa đoạn đường đầu với vận tốc 18km/h và nửa đoạn đường còn lại với vận tốc 14km/h. Khi đó vận tốc trung bình của người đó trên toàn tuyến đường là: 14,52km/h. 16km/h. 15,65km/h. 15,75km/h. 16,32km/h. Kết quả nào trên đây đúng? Một người đi xe đạp lên dốc dài 120m với vận tốc trung bình là 3m/s. Khi xuống dốc người đó đi hết phút. Vận tốc trung bình của người đó trong suốt quá trình là: 5. 6. 4. 4,5. 5,5. Đáp án nào trên đây đúng? Một người đi xe đạp trong nửa thời gian đầu với vận tốc 18km/h và nửa thời gian còn lại với vận tốc 14km/h. Khi đó vận tốc trung bình của người đó trên toàn tuyến đường là: 14,52km/h. 16km/h. 15,65km/h. 15,75km/h. 16,32km/h. Đáp án nào trên đây đúng? Một người đi xe đạp lên dốc dài 120m với vận tốc trung bình là 3m/s. Khi xuống dốc với vận tốc trung bình 6m/s. Vận tốc trung bình của người đó trong suốt quá trình là: 5. 6. 4. 4,5. 5,5. Đáp án nào trên đây đúng? Bài 4. Biểu diễn lực I.Kiến thức cơ bản * Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực. +Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỷ lệ xích cho trước. *Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Khi vận tốc chuyển động của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng lên vật. II. Bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn giải bài tập giáo khoa Câu D, Có thể chọn: Thả viên bi lăn trên máng nghiêng xuống, lực hút của trái đất làm tăng vận tốc của viên bi. + Xe đang chạy nếu hãm phanh, lực cản làm vận tốc của xe giảm. Khi thả vật rơi, do sức hút của trái đất, vận tốc của vật tăng. Hình 4.1 a,b SBT: vật chịu tác dung: lực kéo theo phương ngang Fk có chgiều từ trái sang phải có độ lớn 250N. Lực cản Fc chiều ngược lại lực kéo, cường độ 150N. Vật chịu tác dụng của hai lực: + trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống cường độ 250N. + lực kéo Fk có phương nghiêng một góc 300 so với phương ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 300N. ( H.4.2) 500N 500N Hình 4.2 2. Bài tập nâng cao Thả rơi một quả bóng trong không khí, bóng rơi xuống đất. Trong quá trình bóng chuyển động có bao nhiêu lực tác dụng vào quả bóng? các lực đó có phương chiều như thế nào? Một vật chịu tác dụng của hai lực theo phương ngang, ngược chiều nhau, có cường độ lần lượt là 250N và 150N. Hãy biểu diễn hai lực đó và cho biết vật chuyển động theo hướng nào? Một vật nặng có khối lượng 15kg, được thả rơi tự do dưới tác dụng của trọng lực. Hãy biểu diễn trọng lực của nó theo tỷ lệ 0,5cm ứng với 50N. Treo một vật nặng 15 kg vào một sợi dây, vật đứng yên. Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào vật nặng theo tỷ lệ 0,5cm ứng với 50N. Một vật nặng bằng thép có khối lượng 15kg được treo vào sợi dây, phía dưới vật người ta đặt một nam châm. xác định các lực tác dụng lên vật. Nam châm hút vật nặng một lực 100N.Xác định lực tác dụng lên vât nặng, sợi dây treo vật? Biểu diễn các lực đó theo tỷ lệ 0,5cm ứng với 100N. 3. Bài tập trắc nghiệm Khi có lực tác dụng lên vật, khi đó: Vật sẽ đứng yên hoặc biến dạng. Vật sẽ chuyển động, hoặc biến dạng. Vật sẽ thay đổi vị trí hoặc biến dạng. Vật thay đổi vận tốc hoặc biến dạng. Vật đứng yên hoặc thay đổi trạng thái. Nhận định nào trên đây đúng? Khi lực tác dụng vào vật đang chuyển động, đại lượng nào sau đây thay đổi? Khối lượng và vận tốc chuyển động. Vận tốc và trọng lượng của vật. Vận tốc của vật chuyển động. Trọng lượng và khối lượng của vật. Đường đi của vật chuyển động. Khi treo một vật nặng khối lượng m lực kế chỉ 2N. Nếu treo thêm một vật có khố lượng m2 = m. khi đó: Trọng lực tác dụng lên vật m gấp đôi ban đầu. Lực kế chỉ giá trị trọng lực của các vật thay dổi. Lực đàn hồi của lực kế thay đổi. Trọng lượng của hai vật nặng thay đổi. Chỉ có số chỉ của lực kế thay đổi. Khảng định nào trên đây đúng nhất? Khẳng định nào sau đây đúng: Lực tác dụng lên vật càng lớn thì vận tốc chuyển động càng tăng. Lực tác dụng lên vật chính là nguyên nhân làm vật chuyển động. Nếu thôi tác dụng lực vật sẽ chuyển động chậm dần . Khi vật chuyển động nếu tác dụng thêm lực, vật sẽ tăng vận tốc. Khi vật chuyển động nếu tác dụng thêm lực, làm thay đổi vận tốc. Khi thả một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng nhẵn, khi đó vận tốc của vật thay đổi do: Không có lực ma sát tác dụng. Vật chịu tác dụng của trọng lực. khối lượng của vật luôn không đổi. Lực tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lực. Không có lực cản lại chuyển động. Nhận định nào trên đây đúng? Bài 5. Sự cân bằng lực - Quán tính I.Kiến thức cơ bản Hai lực cân bằnglà hai lực cùng đặt lên một vật , cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều. Dười tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yếnẽ tiếp tục đứng yên ; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính. Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. II. Bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn giải bài tập giáo khoa Câu D. Câu D. Câu D. Khi lực kéo của đầu tàu cân bằng với lực cản thì vận tốc của tàu không thay đổi. Quả cầu đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau đó là trọng lực P và sức căng T của dây treo. a. Vật đứng yên trên bàn do trọng lực P cân bằng với phản lực Q của mặt bàn. b. Vật chuyển động thẳng đều trên mặt bàn khi chịu một lực kéo 2N. Điều đó chứng tỏ nó cân bằng với lực cản của mặt sàn tác dụng lêm vật. Nếu giật nhanh tờ giấy ra khỏi bút chì. Bút chì không đổ do quán tính. Khi bị truy đuổi, con linh dương nhảy tạt qua một bên, do quán tính báo vẫn lao theo đường cũ, không kịp đổi hướng vì thế linh dương trốn thoát. 2. Bài tập nâng cao Các hành khách đang ngồi trên xe ôtô thấy mình bị nghiêng người về phía trái. hỏi lúc ấy xe đang chạy như thế nào? Một cốc đầy nước đặt trong khay, nếu ta đột ngột đẩy khay về phía trước thì nước tràn ra khay theo hướng nào? tại sao? Hai vật có khối lượng giống nhau đang chuyển động thì cùng hãm phanh. Vật thứ nhất dừng hẳn sau 2 phút. Vật thứ hai dừng lại sau 1 phút. Hỏi vận tốc ban đầu của vật nào lớn hơn. Hai vật đang chuyển động cùng vận tốc thì cùng hãm phanh. Vật thứ nhất dừng hẳn sau 2 phút. Vật thứ hai dừng lại sau 1 phút. Hỏi khối lượng của vật nào lớn hơn. Khi treo một vật bằng một sợi dây, lúc này trọng lực không làm thay đổi vận tốc. Khi đó vật này có bị biến dạng không?Tại sao? Tại sao các vận động viên nhảy xa, lại hay làm động tác chạy đà. 3. Bài tập trắc nghiệm Hành khách ngồi trên xe chuyển động, bỗng nhiên người bị ép về phía sau ghế, chứng tỏ: xe dừng lại đột ngột. Xe tăng tốc đột ngột. Xe đột ngột rẽ sang trái. Xe đột ngột rẽ sang phải. Xe đang từ từ dừng lại. Nhận định nào trên đâyđúng? Một vật nằm yên trên bàn chứng tỏ: Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Không có lực tác dụng lên vật. Các lực tác dụng lên vật cân bằng. Trọng lực luôn luôn tác dụng lên vật. Do khối lượng của vật không đổi. Nhận định nào trên đây đúng? Khi kéo một vật lên phía trên theo mặt phẳng nghiêng, lực kéo tác dụng lên vật luôn nhỏ hơn trọng lực bởi: Không có lực cản tác dụng. Chỉ có tác dụng của trọng lực. Trọng lượng của vật thay đổi. Khối lượng của vật không đổi. Tác dụng của mặt phẳng nghiêng. Nhận định nào trên đây đúng? Khi giũ bụi quần áo người ta giật quần áo đột ngột để bụi văng ra. Hiện tượng nào sau đây được áp dụng? Tác dụng của trọng lực. Chuyển động thẳng đều. Hiện tượng quán tính. Khối lượng của các hạt nhỏ. Trọng lực làm thay đổi vận tốc của bụi. Khi ta kéo vật nặng m =15kg chuyển động đều từ dưới lên theo phương thẳng đứng, vật. Khi đó lực tác dụng của tay ta là: F = 200N F = 160N F = 150N F= 155N F = 165N Kết quả nào trên đây đúng. Khi ta kéo vật nặng m = 15kg chuyển động đều từ dưới lên theo phương thẳng đứng, vật bằng hệ thống ròng rọc như hình vẽ. Khi đó lực tác dụng của ta là: F = 100N F = 80N F = 150N F= 75N F = 65N m Kết quả nào trên đây đúng. Bài 6. Lực Ma sát I.Kiến thức cơ bản Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của một vật khác. Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật chuyển động lăn trên bề mặt của một vật khác. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác ( có xu hướng chuyển động). Lực ma sát có thể có hại và cũng có ích. II. Bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn giải bài tập giáo khoa Câu C. Không phải lực ma sát - đó là lực đàn hồi. Câu C. Tăng độ nhẵn. Câu D. a. Ôtô chuiyển động thẳng đều khi lực kéo cân bằng với lực ma sát do đó: Fms = Fk = 800N. b. Lực kéo tăng ( Fk > Fms) khi đó ôtô chuyển động nhanh dần. lực kéo giảm ( Fk < Fms) khi đó ôtô chuyển động chậm dần. a. Khi bánh xe lăn đều trên đường sắt khi đó lực kéo cân bằng với lực cản, khi đó lực kéo bằng 5000N. So với trọng lượng đầu tầu, lực ma sát bằng: Đoàn tầu khởi hành chịu tác dụng của hai lực: lực phát động và lực cản. b. Khi tầu chạy nhanh dần khi khởi hành độ lớn của lực bằng: Fk - Fms = 10000- 5000 = 5000(N) 2. Bài tập nâng cao Một người cố gắng đẩy một chiếc tủ trượt trên sàn nhà, dù cố gắng lắm vẫn không sao làm cho tủ nhúc nhích. Tại Sao? Dầu nhờn có tác dụng như thế nào đối với máy móc? Tại sao bề mặt của lốp xe, mặt dưới của dày dép lại có bề mặt xù xì? Nêu tác dụng của nó? Khi ta móc lực kế vào một vật nặng có khối lượng m kéo để nó chuyển động. Ta thấy khi vật sắp chuyển động và khi vật chuyển động đều trên sàn lực kế có hai giá trị khác nhau. Hỏi khi nào thì số chỉ của lực kế lớn hơn? Khi đi xe, nếu hãm phanh đột ngột bánh xe trượt trên đường. Hỏi khi đó lực ma sát hãm chuyển động của xe ở má phanh hay ở mặt đường? Bàng kiến thức vật lý hãy giải thích câu thành ngữ: “ Nước chảy, đá mòn” 3. Bài tập trắcnghiệm Người ta có thể làm giảm lực ma sát bằng biện pháp nào sau đây? Tăng bề mặt tiếp xúc giữa các vật. Tăng áp lực tiếp xúc giữa các vật. Làm nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật. Làm ráp bề mặt tiếp xúc giữa các vật. Giảm diện tích tiếm xúc giữa các vật. Trong các trường hợp sau đây khi nào lực ma sát không có lợi. Lực ma sát xuất hiện giữa lốp xe và mặt đường. Lực ma sát xuất hiện giữa lưỡi dao và đá mài. Lực ma sát xuất hiện giữa trục xe và bánh xe. Lực ma sát xuất hiện giữa phấn và mặt bảng. Lực ma sát xuất hiện giữa dây curoa và mặt buly của máy. Khi trời mưa người ta xịt cát lên mặt đường ray để nhằm: Tăng tốc độ của tàu hoả khi chạy. Giảm tốc độ của tàu hoả khi chạy. Tăng diện tích tiếp xúc bánh xe với đường. Chống trơn trượt, làm tăng lực phát động. Chống trương trượt làm giảm lực phát động Trường hợp nào sau đây lực ma sát xuất hiện lớn nhất? Viên bi đang chuyển động lăn trên bàn. Viên bi vừa lăn vừa trượt trên bàn. Viên bi có xu hướng chuyển động trên bàn. Viên bi chuyển động trượt trên mặt bàn. Viên bi bắt đầu trượt trên mặt bàn. Khi nào thì lực ma sát không xuất hiện? Khi vật bắt bắt đầu trượt trên bàn. Khi vật bắt đầu lăn trên bàn. Khi vật có xu hướng lăn trên bàn. Khi vật đứng yên trên bàn. Khi vật chuyển động đều trên bàn. Khi một vật chuyển động đều trên mặt bàn với lực tác dụng tương ứng trong các trường hợp dưới đây. Ta biết: F1> F2 >F3. F1< F3 < F2. F1 F2 F3 F1> F2 = F3. F1= F2 = F3. F1> F2 >F3. Nhận định nào trên đây đúng? Bài 7. áp suất I.Kiến thức cơ bản áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. áp suất làđộ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép: Đơn vị của áp suất là paxcan ( Pa): 1Pa = 1N/m2. II. Bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn giải bài tập giáo khoa Câu D. Câu B. Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn loại xẻng có đầu bằng do diện tích bị ép nhỏ hơn. Cùng một áp lực thì xẻng đầu nhọn gây áp suất lớn hơn áp suất của xẻng đầu bằng. Ba trường hợp áp lực như nhau vì trọnglượng của viên gạch không đổi. ở vị trí 1 áp suất lớn nhất vì diện tích bị ép nhỏ nhất. ở vị trí 3 áp suất nhỏ nhất vì diẹn tích bị ép lớn nhất. Trong lượng của người : Ta có: P = p.S = 17000N/m2 . 0,03m2 = 510N Khối lượng của người là : áp suất của chân ghế tác dụng lên mặt đất là: 2. Bài tập nâng cao Nhưng xe có trọng tải lớn thương có nhiều số bánh hơn mức bình thường. Tại sao như vây? Tại sao khi xây dựng nhà cửa, phần móng bao giờ cũng có diện tích lớn hơn diện tích của nhà. Một viên gạch nặng 2kg có kích thước 25cm x 15cm x 10cm. Tính áp lực và áp suất của viên gạch ở ba tư thế đứng, nằm và nghiêng? Một chiếc vại có khối lượng 18 kg chứa 62 lít nước. Tính áp lực và áp suất do vại nước gây ra tại mặt đất nằmngang. Biết diện tích đáy vại bằng 0,2m2. Một người có khối lượng 45kg khi đi dầy có diện tích các đế tiếp xúc với mặt đất bằng 0,03m2. Khi người đó nằm ngửa diện tích tiếp xúc với sàn là 0,3m2. Tính áp suất của người đó gây ra cho mặt sàn khi đứng và khi nằm? 3. Bài tập trắc nghiệm Nhận định nào sau đây đúng? áp lực chính là lực tác dụng lên vật bị ép. áp lực chính là lực tác dụng từ trên xuống vật bị ép. áp lực chính là lực tác dụng vuông góc lên mặt bị ép. áp lực chính bằng trọng lực tác dụng lên mặt bị ép. áp lực là trọng lượng tác dụng vuông góc lên mặt bị ép. Nhận định nào sau đây đúng? áp suất chính là lực tác dụng lên vuông góc lên vật bị ép. áp suất chính là lực tác dụng vuông góc lên mặt bị ép. áp suất chính là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích bị ép. áp suất chính là độ lớn áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép. áp suất chính là áp lực tác dụng vuông góc lên diện tích bị ép. Một xe tăng có khối lượng hàng chục tấn song vấn đi lại được qua các vùng lày lội là do: Xe tăng có hai xích lớn, bám chắc xuống đất. Xe tăng có áp lực tác dụng lên mặt đất nhỏ. Xe tăng có áp lực lển mặt đất lớn nên xe bám chắc. Xe tăng có diện tích xích lớn nên không bị lún. Xe tăng có xích bằng thép nên bám khoẻ cơ động. Một vật nặng có mặt tiếp xúc với mặt đất 0,04m2. Nếu đặt thêm một vật 20kg lên nó thì áp suất gây bỏi các vật cho mặt đất là 25000N/m2. Khối lượng của vật nặng là: 75kg 80kg 60kg 65kg 90kg Kết quả nào trên đây đúng? Một vật nặng 60kg khi đặt trên mặt đất gây ra một áp suất 6000N/m2. Khi người ta người ta thay tấm ván lót thì áp suất chỉ còn lại 1500N/m2. Ta biết diện tích của tầm ván lót là: 0,2m2 0,4m2 0,04m2 0,3m2 0,02 m2 Kết quả nào trên đây đúng? Hai viên gạch giống nhau, đặt trên mặt đất đều gây ra áp suất p cho mặt đất. Khi chúng chồng lên nhau vẫn để nguyên chiều cũ. Khi đó: áp lực đối với mặt đất tăng lên . áp suất đối với mặt đất tăng lên. áp suất đối với mặt đất tăng gấp bốn lần. áp suất đối với mặt đất tăng gấp ba lần. áp lực và áp suất đều tăng hai lần. Chọn câu trả lời đúng nhất? Bài 8. áp suất - Bình thông nhau I.Kiến thức cơ bản Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h Trong đó: + h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng. = d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Bình thô

File đính kèm:

  • docGiải BT SGK lý 8.doc
Giáo án liên quan