Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 16 – Bài 15 : Chống ô nhiễm tiếng ồn

1. Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.

2. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

3. Kể tên được một số vật liệu cách âm.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Chuẩn bị cho cả lớp :

 + Tranh vẽ to H15.1, H15.2; H15.3 SGK.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 16 – Bài 15 : Chống ô nhiễm tiếng ồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 – Bài 15 : CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Mục tiêu : 1. Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. 2. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. 3. Kể tên được một số vật liệu cách âm. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị cho cả lớp : + Tranh vẽ to H15.1, H15.2; H15.3 SGK. 3 . Cách tổ chức : - Lớp học : HĐ1; HĐ2; HĐ3; HĐ4. III. Tổ chức hoạt đôïng dạy học : 1. Kiểm tra bài củ :( 5’) - Âm phản xạ là gì? Khi nào ta nghe được tiếng vang? BT14.1 - Vật phản xạ âm tốt thì có tính chất gì? Nêu ví dụ? BT14.2 - Vật phản xạ âm kém thì có tính chất gì? Nêu ví dụ? BT14.3 2. Hoạt động 1 ( Tổ chức tình huống học tập ) :( 3’) - Hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống của chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó khăn như thế nào. Tuy nhiên tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại rất xấu tới thần kinh của con người. Vì vậy trong các nhà máy, ở các thành phố công nghiệp, người ta phải tìm cách hạn chế bớt tiếng ồn. Vậy cần phải làm như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu? 3. Thu thập và xử lý thông tin : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 12’ 12’ 10’ Ø Hoạt động 2 :Nhận biết tiếng ồn. - Treo tranh H15.1; H15.2; H15.3. C1: - H15.1 thể hiện tiếng ồn tới mức gây ô nhiễm không? (không) - Tại sao? (tiếng ồn to nhưng không kéo dài). - H15.2 thể hiện tiếng ồn tới mức gây ô nhiễm không? (có) - Tại sao? (tiếng ồn to và kéo dài) - H15.3 thể hiện tiếng ồn tới mức gây ô nhiễm không? (có) - Tại sao? (tiếng ồn to và kéo dài) Ị Tiếng ồn gây ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn có tính chất như thế nào? - Yêu cầu HS điền vào ô trống. C2: - Tiếng hét rất to sát tai có phải là tiếng ồn ô nhiễm không? Tại sao? - Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo ngô … có phải là tiếng ồn ô nhiễm không? Tại sao? - Nhà ở cạnh chợ có phải là tiếng ồn ô nhiễm không? Tại sao? - Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ có phải là tiếng ồn ô nhiễm không? Tại sao? Ø Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn. - Yêu cầu HS đọc SGK. C3: - Treo bảng cách làm giảm tiếng ồn và biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn. - Để làm giảm tiếng ồn có 3 cách đó là: Tác động vào nguồn âm, Phân tán âm trên đường truyền, ngăn không cho âm truyền tới tai. - Ở thông tin chúng ta vừa tìm hiểu để làm giảm tiếng ồn bằng cách tác động vào nguồn âm người ta đã dùng biện pháp gì? - Ở thông tin chúng ta vừa tìm hiểu để làm giảm tiếng ồn bằng cách Phân tán âm trên đường truyền người ta đã dùng biện pháp gì? - Ở thông tin chúng ta vừa tìm hiểu để làm giảm tiếng ồn bằng cách ngăn không cho âm truyền tới tai người ta đã dùng biện pháp gì? C4: - Hãy nêu tên một số vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít? (gạch, bê tông, gỗ …) - Hãy nêu tên một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm? (kính, lá cây …) Ø Hoạt động 4 : Vận dụng. C5: - Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với hình vẽ 15.2? (Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.). - Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với hình vẽ 15.3? (ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa phòng học, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây xung quanh, chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác…) C6: - Nếu nhà em ở cạnh lò mổ có ô nhiễm tiếng ồn do tiếng lợn kêu vào sáng sớm vậy em hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ôn trong trường hợp này? (chuyển lò mổ tới nơi xa vùng dân cư; xây tường chắn xung quanh) - Nếu nhà em ở cạnh nơi nổ mình phá đá và bị ô nhiễm tiếng ồn vậy em hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ôn trong trường hợp này? (Bịt nút tai khi làm việc). - Nếu nhà em ở cạnh loa phóng thanh công cộng và bị ô nhiễm tiếng ồn vậy em hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ôn trong trường hợp này? (yêu cầu móc loa phóng thanh lên cao; bịt tai) - Nếu nhà em ở cạnh nơi hát karaôkê và bị ô nhiễm tiếng ồn vậy em hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ôn trong trường hợp này? (đề nghị vặn nhỏ bớt tiếng, đóng cửa, che rèm phòng hát karaôke, bịt tai) - Quan sát. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Điền vào ô trống. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Đọc SGK. - Quan sát. - Lắng nghe. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. I.Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người. II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: 1. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: - Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra. - Ngăn chặn đường truyền của âm. - Làm cho âm truyền theo hướng khác 2. Những vật liệu cách âm: Là những vật liệu được dùng để giảm tiếng ồn đến tai. III. Vận dụng: IV. Củng cố và dặn dò: 4. Củng cố ( 2’): Hướng dẫn HS làm BT15.1. 5. Dặn dò ( 1’) : Làm BT15.1 đến 15.6. Ôn luyện nội dung chương 2 về lý thuyết và bài tập, tìm hiểu và trả lời trước nội dung bài tổng kết chương 2. Bảng biểu: Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn 1) Tác động vào nguồn âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2) Phân tán âm trên đường truyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3) Ngăn không cho âm truyền đến tai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . V. Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 16 Chong o nhiem tieng on.doc
Giáo án liên quan