Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 5 – Bài 5 : Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

1. Bố trí thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

2. Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

3. Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm :

 + 1 Gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.

 + 1 Tấm kính màu trong suốt.

 + 2 Viên phấn như nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 5 – Bài 5 : Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 – Bài 5 : ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG của I. Mục tiêu : Bố trí thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm : + 1 Gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng. + 1 Tấm kính màu trong suốt. + 2 Viên phấn như nhau. + 1 Tờ giấy trắng dán trên tấm gỗ phẳng. 2 . Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước bài 5. Thước Êke, thước đo độ, rèn luyện cách sử dụng 2 loại thước này. 3 . Cách tổ chức : - Lớp học : HĐ1; HĐ2; HĐ5; HĐ6; HĐ7 - Nhóm : HĐ3; HĐ4 III. Tổ chức hoạt đôïng dạy học : 1. Kiểm tra bài củ :( 3’) - Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng? Hãy chỉ Tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến tại điểm tới, góc tới, góc phản xạ trên hình vẽ? - BT4.1 2. Hoạt động 1 ( Tổ chức tình huống học tập ) :( 2’) - HS: Đọc phần đặc vấn đề ở SGK. - GV: Cái mà bé Lan nhìn thấy là ảnh của tháp trên mặt nước phẳng lặng như gương. Bài này sẽ nghiên cứu những tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng 3. Thu thập và xử lý thông tin : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 3’ 5’ 7’ 9’ 8’ 5’ Ø Hoạt động 2 : - Giới thiệu dụng cụ - Hướng dẫn thí nghiệm H5.2 cần chú ý phải đặt gương thẳng đứng vuông góc vuông góc với tờ giấy phẳng. - Giao dụng cụ theo nhóm. Ø Hoạt động 3 :Xét xem ảnh tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn không? C1: - Yêu cầu HS đọc C1. - Theo các em ảnh tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn không? - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm kiểm chứng bằng cách đưa một màn chắn ở sau gương để hứng ảnh. - Kết quả thí nghiệm có đúng với dự đoán không? - Yêu cầu điền vào ô trống. - Ảnh ảo là gì? Ø Hoạt động 4 : Nghiên cứu độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Các em hãy quan sát ảnh của viên pin qua gương phẳng Ú Hãy so sánh độ lớn ảnh của vật và vật? C2: - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm bằng cách thay gương phẳng bằng 1 tấm kính phẳng sau đó đặt 1 viên phấn thứ 2 bằng viên phấn thứ nhất tại vị trí của ảnh sau gương. - Kết quả thí nghiệm và quan sát của các em như thế nào? - Yêu cầu điền vào ô trống? Ø Hoạt động 5 :So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. - Kẻ đường thẳng đánh dấu vị trí của gương. Điểm A là đỉnh của miếng bìa tam giác và A’ là ảnh của nó. Lấy bút chì đánh dấu vị trí của A’. C3: - Hãy dùng Êke để kiểm tra Ú AA’ có vuông góc với gương (MN) không? - Hãy dùng thước thẳng để đo Ú A và A’ có cách đều MN không? Ø Hoạt động 6 : Giải thích sự tạo thành ảnh của vật bởi gương phẳng. - Treo bảng phụ (H5.4) - S là một điểm sáng đặt trước gương, SI, SK là hai tia xuất phát từ điểm sáng S đến gương. - Ảnh S’ của S qua gương có tính chất gì? - Gọi 1 HS lên vẽ ảnh S’ - Gọi 1 HS lên vẽ tia IR là tia phản xạ của tia SI. - Gọi 1 HS lên vẽ tia IH là tia phản xạ của tia SK. - Đánh dấu vị trí đặt mắt để nhìn thấy S’. - Kéo dài các tia phản xạ IH, SK về phía sau gương em có nhận xét gì? - Vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được trên màn. - Yêu cầu HS điền vào ô trống. - Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất các điểm trên vật. Ø Hoạt động 7 :Vận dụng. C5: - Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất như thế nào? - Yêu cầu HS thực hiện phép vẽ trên vở của mình bằng cách áp dụng tính chất của ảnh chứ không cần áp dụng định luật phản xạ Ú Có bao nhiêu phương pháp vẽ ảnh? C6: - Vì sao có cái bóng đó? - Quan sát. - Quan sát, lắng nghe. - Nhận dụng cụ thí nghiệm . - Đọc SGK. - Trả lời. - Làm thí nghiệm theo nhóm, tham gia thảo luận theo nhóm. - Trả lời. - Điền vào ô trống. - Trả lời. - Quan sát. Trả lời. - Quan sát và lắêng nghe. - Trả lời. - Điền vào ô trống. - Quan sát và lắêng nghe. - Thực hiện. - Thực hiện. - Trả lời. - Thực hiện. - Trả lời. - Quan sát. - Lắng nghe. - Trả lời. - Thực hiện. - Thực hiện. - Thực hiện. - Quan sát. - Quan sát và trả lời. - Trả lời. - Thực hiện. - Lắng nghe. - Trả lời. - Thực hiện. - Trả lời. - Trả lời. I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: 1. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn không? - Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo không hứng được trên màn. 2.Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? - Ảnh ảo của vật tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật 3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. 3. Giải thích sự tạo thành ảnh của vật bởi gương phẳng. - Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo không hứng được trên màn vì các tia sáng từ điểm sáng S đến gương cho các tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. II. Vận dụng: IV. Củng cố và dặn dò: 4. Củng cố ( 2’): Hướng dẫn HS làm BT5.2 5. Dặn dò ( 1’) : Làm BT 5.1 đến 5.4 Đọc và tìm hiểu bài 6, Đọc và tìm hiểu có thể em chưa biết (trang 17) V. Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 5 Anh cua vat tao boi guong phang.doc
Giáo án liên quan