Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Cơ học

Kiến thức:

Nêu được một số dụng cụ đo độ dài , đo thể tích với giới hạn đo và độ chia nhỏ nhấtcủa chúng

Kĩ năng:

-Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đođộ dài, đo thể tích

-xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường

-đo dược thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn

doc19 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp 6 I: Cơ học Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1: đo dộ dài, đo thể tích Kiến thức: Nêu được một số dụng cụ đo độ dài , đo thể tích với giới hạn đo và độ chia nhỏ nhấtcủa chúng Kĩ năng: -Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đođộ dài, đo thể tích -xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường -đo dược thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn Chỉ dùng các đơn vị hợp pháp do nhà nước quy định HS phải thực hành đo độ dài , thể tích theo đúng quy trìnhchung của phép đo, bao gồm: Ước lượng cỡ giá trị cần đo, lựa chọn dụng cụ đo thích hợp , đo và đọc giá trị đo dúng quy định , tính giá trị trung bình 2: Khối lượng và lực Khối lượng Khái niệm lực Lực đàn hồi Trọng lực Trọng lượng riêng. Khối lượng riêng Kiến thức: -Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật -Nêu được VD về tác dụng đẩy, kéo của lực - Nêu được VD về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động ( nhanh dần, chậm dần, đổi hướng) Nêu được VD về một số lực Nêu được VD về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương , chiều, độ mạnh, yếu của hai lực đố -Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng -So sánh được độ mạnh, yếucủa lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít -Nêu được đơn vị đo lực -Nêu được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng -Viết được công thức tính trọng lượng P= 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m -Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này . Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng -Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất Kĩ năng: -đo được khối lượng bằng cân -Vận dụng được công thức P= 10m -đo đfược lực bằng lực kế -Tra được bảng khối lượng riêng của các chất -vận dụng được các công thức D=m/V và d= P/V để giải các bài tập đơn giản ở trường THCS coi trọng lực gần dúng bằng lực hút của trái đất và chấp nhận một vật ở trái đất có khối lượng là 1 kg thì có trọng lượng xấp xỉ 10N. Vì vậy P=10m, trọng đó m tính bằng kg, P tính bằng N Bài tập đơn giản là những bài tập mà khi giải chúng, chỉ đòi hỏi sứ dụng một công thứchoặc tiến hành một hay hai lập luận ( suy luận) 3: Máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc Kiến thức: -Nêu được máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường -Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các thí dụ thực tế Kĩ năng: Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong nhừng trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó II: Nhiệt học Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1: Sự nở vì nhiệt Kiến thức: -Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí -Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau -Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế 2: Nhiệt độ, nhiệt kế. Thang nhiệt độ Kiến thức: Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng -Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm , nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế -Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xen-xi -út Kĩ năng: -Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ -Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để do nhiệt độ theo đúng quy trình -Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một số vật thoe thời gian Không yêu cầu làm thí nghiệm tiến hành chia nhiệt độ khi chế tạo nhiệt kế, chỉ yêu cầu mô tả bằng hình vẽ hoặc chụp ảnh thí nghiệm này Một số nhiệt độ thường gặp như nhiệt độ của nước đá đang tan , nhiệt độ sôi của nước, nhiệt độ cơ thể người,... Không yêu cầu hs tính toán để thay đổi từ thang nhiệt độ này sang nhiệt độ kia 3: Sự chuyển thể Kiến thức: -Mô tả được các quá trình chuyển thể : Sự nóng chảy và đông đặc , sự bay hơi và ngung tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của mỗi quá trình này -Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn, qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi Kĩ năng: -Dựa vào bảng số liệu đã cho , vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảycủa chất rắn và quá trình sôi -Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xay dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố -Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan Chỉ dừng lại ở mức mô tả hiện tượng , không đi sâu vào mặt cơ chế cũng như về mặt chuyển hoá năng lượng của các quá trình này Chất rắn ở đây được hiểu là chất rắn kết tinh lớp 7 I: quang học Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1: Sự truyền thẳng ánh sáng - a) Điều kiện nhìn thấy một vật b) Nguồn sáng, vật sang c) Sự truyền thẳng ánh sáng d) Tia sáng Kiến thức: -Nhận biết được rằng , ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đo truyền vào mắt ta -Nêu được VD về nguồn sáng và vật sáng -Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng -Nhận biết được ba loại chùm sáng: Song song, hội tụ và phân kì Kĩ năng: -Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng bàng đoạn thẳng có mũi tên Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sángtrong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,... Hiểu được nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta. Các vật được đề cập trong phần Quang học ở cấp THCS đều được hiểu là các vật sáng -Không yêu cầu giải thích các khái niệm môi trường trong suốt , đồng tính, đẳng hướng -Chỉ xét các tia sáng thẳng 2:Phản xạ ánh sáng a) Hiện tượng phản xạ ánh sáng b) Định luật phản xạ ánh sáng c) Gương phẳng d) ảnh tạo bởi gương phẳng Kiến thức: Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng -Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng -Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng -Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: Đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật , khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau Kĩ năng: Biểu diễn được tia tới , tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng -Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng 3: Gương cầu Gương cầu lồi Gương cầu lõm Kiến thức: Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi -Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập chung vào một điểm , hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song Không xét đến ảnh thật tạo bởi gương cầu lõm II: âm học Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1: Nguồn âm Kiến thức: -Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp -Nêu được nguồn âm là một vật dao động Kĩ năng: Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa 2:Độ cao, độ to của ậm Kiến thức: -Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn , âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được VD -Nhận biết được âm to có biên dộ dao động lớn , âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được VD 3:Môi trường truyền âm Kiến thức: -Nêu được âm truyền trong các chất rắn , lỏng, khí và không truyền trong chân không -Nêu được trong các môi trường khác nhau thì có tốc độ truyền âm khác nhau ở lớp 7, chân không được hiểu là khoảng không gian có hơi hoặc khí 4: Phản xạ âm. Tiếng vang Kiến thức: -Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ -Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tôt và những vật mềm , xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém -Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm Kĩ năng: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn 5:Chống ô nhiễm do tiếng ồn Kiến thức: -Nêu được một số VD về ô nhiễm do tiếng ồn -Kể được một số vật liệu cách âm thường dùng để tránh ô nhiễm do tiếng ồn Kĩ năng: -Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể -Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn III: điện học Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1: Hiện tượng nhiễm điện a) Hiện tượng nhiễm điện do cọ sát b) Hai loại điện tích Sơ lược về cấu tạo nguyên tử Kiến thức: -Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ sát -Nêu được hai biểu hiện của các vậtđã bị nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện -Nêu được dấu hiệu và tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì -Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử : Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện Kĩ năng: Giẩi thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ sát Không yêu cầu Hs nêu được vật nào mang điện dương, vật nào mang điện âm trong thí nghiệm cọ sát hai vật Không yêu cầu giải thích bản chất của hiện tượng nhiễm điện do cọ sát VD: Khi bóc vỏ nhựa bọc miệng chai nước khoáng thì mảnh vỏ nhựa được bóc ra dính vào tay 2: Dòng điện , nguồn điện Kiến thức: -Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điệnvà nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,.. Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng -Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là btạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy -Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+) ,(-) có ghi trên nguồn điện Kĩ năng: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin , công tắc và dây nối 3: Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại Kiến thức: Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua -Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng -Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng Không yêu cầu HS giải thích êlectron tự do trong kim loại là gì 4: Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện Kiến thức: Nêu được quy ước về chiều dòng điện Kĩ năng: -Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước -Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho -Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện -Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện Mạch điện đơn giản gồm nguồn điện , một bóng đèn, dây dẫn, công tắc 5: Các tác dụng của dòng điện Kiến thức: -Kể tên các tác dụng nhiệt , quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này -Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dongd điện 6: Cường độ dòng điện Kiến thức: Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ am pe kế càng lớn , nghĩa là cường độ của nó càng lớn -Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì Kĩ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện Không yêu cầu phát biểu định nghĩa cường độ dòng điện 7: Hiệu điện thế a) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện b) Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện Kiến thức: -Nêu được giừa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế -Nêu được khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pinhay ăcquy còn mới có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thườngkhi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó Kĩ năng: -Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của pin hay ăcquy trong mạch điện hở -Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín 8: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song Kiến thức: -Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song -Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp , đoạn mạch song song Kĩ năng: -Mắc được hai bóng đèn nối tiếp , song song và vẽ được sơ đồ tương ứng -Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song 9: An toàn khi sử dụng điện Kiến thức: Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người Kĩ năng: Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện lớp 8 I: cơ học Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1: chuyển động cơ a) Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ b) Tính tương đối của chuyển động cơ c) Tốc độ Kiến thức: -Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. -Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. -Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo vận tốc. -Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. -Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ Kĩ năng: -Vận dụng được công thức . -Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm. -Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều. Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí theo thời gian của một vật so với vật mốc. 2: Lực cơ a) Lực . Biểu diễn lực b) Quán tính của vật c) Lực ma sát Kiến thức: -Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. -Nêu được lực là đại lượng vectơ. -Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động. -Nêu được quán tính của một vật là gì. -Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn. Kĩ năng: -Biểu diễn được lực bằng vectơ. -Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính. -Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 3: áp suất a) Khái niệm áp suất b) áp suất của chất lỏng. Máy nén thuỷ lực c) áp suất khí quyển d) Lực đẩy Ac-si-met. Vật nổi, vật chìm Kiến thức: -Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. -Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển. -Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một đọ cao trong lòng một chất lỏng. -Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chât lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao. -Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng. -Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy ác-si-mét. -Nêu được điều kiện nổi của vật. Kĩ năng: -Vận dụng được công thức. -Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng. -Vận dụng công thức về lực đẩy ác-si-mét F = Vd. -Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy ác-si-mét. 4: Cơ năng a) Công và công suất b) Định luật bảo toàn công c) cơ năng . Định luật bảo toàn cơ năng Kiến thức: -Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công. -Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công. -Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh hoạ. -Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất. -Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị. -Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. -Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn. -Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. -Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về địng luật này. Kĩ năng: -Vận dụng được công thức A = Fs. -Vận dụng được công thức P = . Số ghi công suất trên một thiết bị cho biết công suất định mức của thiết bị đó, tức là công suất sản ra hoặc tiêu thụ của thiết bị này khi nó hoạt động bình thường. Thế năng của một vật được xác định đối với một mốc đã chọn. II : nhiệt học Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1: cấu tạo phân tử của các chất a) cấu tạo phân tử của các chất b) Nhiệt độ và chuyển đông của phân tử c) Hiện tượng khuếch tán Kiến thức: -Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. -Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. -Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. -Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. Kĩ năng: -Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng. -Giải thích được hiện tượng khuếch tán. 2: Nhiệt năng a)Nhiệt năng và sự truyền nhiệt b)Nhiệt lượng . Công thức tính nhiệt lượng c) Phương trình cân bằng nhiệt Kiến thức: -Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. -Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. -Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. -Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. -Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. -Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Kĩ năng: -Vận dụng được công thức Q = mct0. -Vận dụng được kiến thức về các cách truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. -Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Chỉ yêu cầu học sinh giải các bài tập đơn giản về trao đổi nhiệt giữa tối đa là ba vật. lớp 9 I: dòng điện Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1: Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm a) Khái niệm điện trở. Định luật Ôm b) đoạn mạch nối tiếp , đoạn mạch song song c) Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào độ dài , tiết diện và vật liệu làm dây dẫn d) Biến trở và các điện trở trong kĩ thuật Kiến thức: -Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. -Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì. -Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở. -Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở. -Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau. -Nhận biết được các loại biến trở. Kĩ năng: -Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. -Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của một đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần. -Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. -Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và với vật liệu làm dây dẫn. -Vận dụng được công thức và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn. -Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. -Vận dụng được định luật Ôm và công thức để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở. Không yêu cầu học sinh xác định trị số điện trở theo các vòng màu. 2: Công và công suất của dòng điện a) Công thức tính công và công suất của dòng điện b) Đinhj luật Jun-Len-Xơ c) Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng Kiến thức: -Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oat có ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng. -Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. -Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. -Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn hiệu, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. -Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun-Len-xơ. -Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì Kĩ năng: -Xác định được công suất điện của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. Vận dụng được các công thức P = UI, A =Pt =Uit đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. -Vận dụng được định luật Jun - Len-xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan. -Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng. II: từ trường và cảm ứng điện từ Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1: Từ trường a) Nam châm vĩnh cửu và nam châm điện b) Từ trường, từ phổ , đường sức từ c) Lực từ. Động cơ điện Kiến thức: -Mô tả được hiện tượng nam châm vĩnh cửu có từ tính. -Nêu được sự tương tác giữa các cực từ của hai nam châm. -Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. -Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ. -Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ. -Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. -Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. -Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. -Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. Kĩ năng: -Xác định được các từ cực của kim nam châm. -Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác. -Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lý. -Giải thích được hoạt động của nam châm điện. -Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường. -Vẽ được đường sức của nam châm thẳng, nam châm chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua. -Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. -Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết yếu tố kia. -Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và về mặt chuyển hoá năng lượng) của động cơ điện một chiều. Không giải thích cơ chế vi mô về tác dụng của lõi sắt làm tăng tác dụng từ của nam châm điện. Chỉ xét trường hợp dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt vuông góc với các đường sức từ. 2: Cảm ứng điện từ a) điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng b) Máy phát điện . Sơ lược về dòng điện xoay chiều c) máy biến áp.Truyền tải điện năng đi xa Kiến thức: -Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ. -Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín. -Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. -Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng. -Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều. -Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. -Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều. -Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây. -Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. -Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp. Kĩ năng: -Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng. -Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng. -Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. -Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện. -Mắc được

File đính kèm:

  • docChuan KT ly 9.doc