Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Hiện tượng cảm ứng điện từ – dòng điện xoay chiều – máy phát điện xoay chiều – truyền tải điện năng đi xa – máy biến thế

1- Hiện tượng cảm ứng điện từ:

Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Hiện tượng cảm ứng điện từ – dòng điện xoay chiều – máy phát điện xoay chiều – truyền tải điện năng đi xa – máy biến thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 9 Chương II: ĐIỆN TỪ HỌC HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ – DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU – MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU – TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA – MÁY BIẾN THẾ I- TÓM TẮT KIẾN THỨC 1- Hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. 2- Dòng điện xoay chiều: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm chuyển sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều. Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. 3- Máy phát điện xoay chiều: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto. 4- Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ … Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của CĐDĐ và HĐT xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-). 5- Truyền tải điện năng đi xa: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đươnøg dây. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng các máy biến thế. 6- Máy biến thế: Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. Tỉ số hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộn dây đó. Ở hai đầu đường dây tải điện về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế, ở nơi tiêu thụ điện đặt máy hạ thế để giảm hao phí trên đường dây tải điện. II- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Để có dòng điện cảm ứng nhờ một nam châm và một ống dây thì: A. Cho nam châm chuyển động và ống dây cố định. B. Cho ống dây chuyển động và nam châm cố định. C. Cho ống dây chuyển động so với nam châm hoặc ngược lại. D. Cả hai đều đứng yên hoặc đều chuyển động. Câu 2: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây. B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây. C. Đưa một cực của ăcquy từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín. D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín. Câu 3: Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện? A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm. B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn. C. Cuộn dây dẫn và nam châm. D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 4: Năng lượng điện được truyền tải đi với hiệu điện thế xoay chiều rất cao để: A. Giảm sự mất mát năng lượng do tỏa nhiệt trên đường dây. B. Tăng độ an toàn. C. Dòng điện mất ít thời gian khi truyền trong dây tải. D. Dễ sử dụng. Câu 5: Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. Tăng gấp 2 lần. B. Tăng gấp 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Không thay đổi. Câu 6: Trên cùng một đường dây tải, tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. Tăng 2 lần. B. Giảm 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Giảm 4 lần. Câu 7: Trên cùng một đường dây tải, tải đi cùng một công suất điện, nếu tăng hiệu điện thế lên 5 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. Tăng 5 lần. B. Tăng 25 lần. C. Giảm 5 lần. D. Giảm 25 lần. Câu 8: Khi đưa hiệu điện thế 120V vào cuộn dây sơ cấp để được hiệu điện thế 12V ra cuộn thứ cấp. Cuộn sơ cấp có 550 vòng dây. Số vòng của dây của cuộn thứ cấp là: A. 55 vòng. B. 110 vòng. C. 550 vòng. D. 5500 vòng. Câu 9: Cuộn dây sơ cấp của máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là: A. 22V B. 440V C. 12V D. 24V Câu 10: Máy biến thế dùng để: A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi. B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi. C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện. D. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. Câu 11: Máy biến thế có chức năng biến đổi: A. Một HĐT không đổi này thành một HĐT không đổi có độ lớn khác. B. Một HĐT xoay chiều này thành một HĐT xoay chiều có độ lớn khác. C. Một HĐT xoay chiều này thành một HĐT không đổi có độ lớn khác. D. Một HĐT không đổi này thành một HĐT xoay chiều có độ lớn khác. Câu 12: Một máy biến thế có cấu tạo gồm: cuộn sơ cấp có N1 vòng và cuộn thứ cấp có N2 vòng. Hiệu điện thế xoay chiều đặt vào cuộn sơ cấp và cường độ dòng điện trong mạhc sơ cấp lần lượt là U1 và I1, hiệu điện thế và cường độ dòng điện cảm ứng với cuộn thứ cấp là U2 và I2. Công thức nào sau đây là đúng? A. B. C. D. Chương III: Quang học A- SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG – THẤU KÍNH HỘI TỤ – THẤU KÍNH PHÂN KÌ – SỰ TẠO ẢNH QUA THẤU KÍNH HỘI TỤ VÀ PHÂN KÌ I- TÓM TẮC KIẾN THỨC: S I K N N’ i r Nước Không khí 1- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - I: điểm tới. - SI: tia tới. - IK: tia khúc xạ. - NN’: pháp tuyến tại điểm tới. - = i : góc tới. - = r : góc khúc xạ Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Ngược lại, khi tia sáng truyền từ các môi trường trong suốt khác sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm). Góc tới 0o (tia sáng vuông góc với mặt phân cách) thì tia sáng không bị khúc xạ. 2- Thấu kính hội tụ: O F F’ () (): trục chính. O: quang tâm. F và F’: các tiêu cự OF = OF’ = f : tiêu cự a) Đặc điểm của thấu kính hội tụ: Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. Dùng thấu kính hội tụ quan sát dòng chữ thấy lớn hơn so với khi nhìn bình thường. O F F’ () (1) (2) (3) (1): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới. (2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. (3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. b) Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ: Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. Vật đặt trong khoảng tiêu cự thì cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật. d) Dựng ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ: Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính là ta có ảnh A’ của A. O F F’ () A A’ B’ B O F F’ () A A’ B B’ 3- Thấu kính phân kì: O F F’ () (): trục chính. O: quang tâm. F và F’: các tiêu cự OF = OF’ = f : tiêu cự a) Đặc điểm của thấu kính phân kì: Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì. b) Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì: O F F’ () (1) (2) (1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm. (2): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì: Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. d) Dựng ảnh tạo bởi thấu kính phân kì: O F F’ () A B A’ B’ Tương tự như dựng ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ. II- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây là đúng? A. i > r B. i < r C. i = r D. i = 2r Câu 2: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu nước. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt ta theo đường gấp khúc. B. Thực ra mắt người nhìn thấy ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi. C. Xét tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3:Một tia sáng từ không vào vào khối chất trong suốt. Khi góc tới i = 45o thì góc khúc xạ r = 30o. Hỏi khi tia sáng truyền từ khối chất trong suốt đó ra không khí với góc tới bằng 30o thì góc khúc xạ sẽ là: A. Bằng 45o B. Nhỏ hơn hơn 45o C. Lớn hơn 45o D. Một giá trị khác. Câu 4: Có khi nào tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị gãy khúc không? A. Không có. B. Có, khi góc tới bằng 90o C. Có, khi góc tới bằng 0o. D. Có, khi góc tới bằng 45o. Câu 5: Đặt mắt phía trên chậu nuớc quan sát một viên bi ở đáy chậu. Ta quan sát được gì? A. Không nhìn thấy viên bi. B. Nhìn thấy ảnh thật của viên bi trong nước. C. Nhìn thấy ảnh ảo của viên bi trong nước. D. Nhìn thấy đúng viên bi trong nước. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với thấu kính hội tụ? A. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. B. Làm bằng chất trong suốt. C. Có thể có một mặt phẳng còn mặt kia là mặt cầu lồi. D. Cả A, B, C đều phù hợp. Câu 7: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là: A. Ảnh thật, ngược chiều với vật. B. Ảnh thật, cùng chiều với vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật. Câu 8: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cự. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là: A. Ảnh thật, ngược chiều với vật. B. Ảnh thật, cùng chiều với vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật. Câu 9: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự là f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật. Điều nào sau đây là đúng? A. OA = f B. OA = 2f C. OA > f D. OA < f Câu 10: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự là f và cách thấu kính môt khoảng OA = f/2 cho ảnh A’B’. Hỏi A’B’ có đặc điểm gì? A. Là ảnh ảo, cùng chiều và cao gấp hai lần vật. B. Là ảnh thật, ngược chiều và gấp hai lần vật. C. Là ảnh ảo, ngược chiều và cao gấp hai lần vật. D. Là ảnh thật, cùng chiều và gấp hai lần vật. Câu 11: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật. Kết luận nào sau đây là đúng nhất khi nói về vị trí của vật AB? A. AB nằm cách thấu kính một đoạn f < OA < 2f B. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > f C. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA < 2f D. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > 2f Câu 12: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Cho ảnh thật A’B’ lớn hơn vật. Kết quả nào sau đây là đúng nhất khi nói về vị trí của vật AB? A. AB nằm cách thấu kính một đoạn f < OA B. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > f C. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA < 2f D. AB nằm cách thấu kính một đoạn OA > 2f Câu 13: Dụng cụ quang học nào có thể sử dụng làm kính phóng đại? A. Thấu kính hội tụ. B. Thấu kính phân kì. C. Gương phẳng. D. Gương cầu lồi. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với thấu kính phân kì? A. Làm bằng chất trong suốt. B. Có thể có một mặt phẳng còn mặt kia là mặt cầu lõm. C. Có thể hai mặt của thấu kính đều là mặt cầu lõm. D. Có phần rìa mỏng hơn phần ở giữa. Câu 15: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính phân kì có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Ảnh ảo, cùng chiều với vật. B. Ảnh thật, cùng chiều với vật. C. Ảnh thật, ngược chiều với vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật. Câu 16: Đặt vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính phân kì có độ cao như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Lớn hơn vật. B. Nhỏ hơn vật. C. Bằng vật. D. Bằng một nửa vật. Câu 17: Vật AB đặt trước thấu kính phân kì có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ bằng nửa AB. Điều nào sau đây là đúng nhất? A. OA > f B. OA < f C. OA = f D. OA = 2f Câu 18: O F F’ A B 1- Ta có f = 12cm, khoảng cách OA = 36cm. Khoảng cách ảnh A’B’ đến thấu kính là: A. OA’ = 9cm B. OA’ = 12cm C. OA’ = 24cm D. Một giá trị khác. 2- Ta có: f = 16cm, ảnh A’B’ của AB cách thấu kính một khoảng OA’ = 6cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là: A. OA = 1,6cm B. OA = 9,6cm C. OA = 22cm D. Một giá trị khác. Ghép đôi cột bên trái và bên phải cho phù hợp: Câu 19: 1/ Thấu kính hội tụ là thấu kính có a/ cho ảnh ngược chiều với vật. 2/ Một vật đặt trước thấu kính hội tụ ở ngoài khoảng tiêu cự b/ cùng chiều và lớn hơn vật. 3/ Một vật đặt trước thấu kính hội tụ ở trong khoảng tiêu cự c/ phần rìa mỏng hơn phần giữa. 4/ Một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ d/ cho ảnh ảo cùng chiều với vật. 5/ Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ e/ cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng đúng bằng tiêu cự. Câu 20: 1/ Thấu kính phân kì a/ ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật. 2/ Chùm tia sáng song song tới thấu kính phân kì b/ phần giữa mỏng hơn phần rìa. 3/ Một vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho c/ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. 4/ Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì d/ chùm tia ló phân kì, nếu kéo dài các tia thì chúng đều đi qua tiêu điểm của thấu kính. III- BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Vật sáng AB có độ cao h = 1cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng d = 36cm. a/ Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho. b/ Bằng kiến thức hình học hãy tính chiều cao h’ của ảnh và tính khoảng cách d’ từ ảnh đến thấu kính. Hướng dẫn - Xét ABF đồng dạng với OHF ta có: mà A’B’ = OH = 0,5cm - Xét A’B’F’ đồng dạng với OIF’ ta có: mà: OA’ = OF’ + F’A = 12 + 6 = 18cm A’ A B B’ F F’ O I H OF = OF’ = 12 ; AB = 1; OA = 36 Tính: A’B’ = ? và OA’ = ? Bài 2: Vật sáng AB có độ cao h = 1cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng d = 8cm. a/ Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho. b/ Bằng kiến thức hình học hãy tính chiều cao h’ của ảnh và tính khoảng cách d’ từ ảnh tới thấu kính. - Xét OB’F’ đồng dạng với BB’I ta có: - Xét A’B’O đồng dạng với ABO ta có: Ta có: Hướng dẫn O F F’ A B A’ B’ I OF = OF’ = 12 ; AB = 1; OA = 8 Tính: A’B’ = ? và OA’ = ? Bài 3: Một vật sáng AB có độ cao h = 1cm được đặt vuông góc trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng d = 24cm. a/ Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho. b/ Bằng kiến thức hình học hãy tính chiều cao h’ của ảnh và tính khoảng cách d’ từ ảnh tới thấu kính. - Xét BB’I đồng dạng với B’OF ta có: - Xét ABO đồng dạng với A’B’O ta có: Ta có: Hướng dẫn O F F’ A B A’ B’ I AB = 1 ; OF = OF’ = 12 ; OA = 24. Tính A’B’ = ? và OA’ = ? Bài 4: Đặt một vật AB trước một thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Vật AB có chiều cao h = 1cm cách thấu kính một khoảng d = 8cm. A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và tính độ lớn của ảnh so với vật trong hai trường hợp: a/ Thấu kính là hội tụ. b/ Thấu kính là phân kì. Qua đó nhận xét ảnh trong hai trường hợp. Hướng dẫn O F F’ A B A’ B’ I 1/ Thấu kính hội tụ 2/ Thấu kính phân kì O F F’ A B B’ A’ I HS tự tính độ lớn của ảnh trong hai trường hợp. * Nhận xét về ảnh trong hai trường hợp: - Giống nhau: đều là ảnh ảo, cùng chiều với vật. - Khác nhau: + Đối với thấu kính hội tụ: ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật. + Đối với thấu kính phân kì: ảnh ảo nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật. B- SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH – MẮT – MẮT CẬN THỊ VÀ MẮT LÃO – KÍNH LÚP I- TÓM TẮT KIẾN THỨC 1- Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh Mỗi máy ảnh đều có ba bộ phận chủ yếu: vật kính, buồng tối và chổ đặt phim. Ngoài ra trong máy ảnh còn có cửa điều chỉnh độ sáng và cửa sập. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ. Ảnh trên phim là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật. 2- Mắt: Nguyên tắc hoạt động của mắt giống như một máy ảnh. Hai bộ phận quan trong nhất của mắt là thủy tinh thể và màn lưới (còn gọi là võng mạt). Thủy tinh thể đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màn lưới như phim. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màn lưới. Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn (kí hiệu CV). Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là điểm cực cận (kí hiệu CC). * Mắt cận thị: Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là kính phân kì. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (CV) của mắt. * Mắt lão: Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần. 3- Kính lúp: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ. Mỗi kính lúp có độ bội giác (kí hiệu G) được ghi trên vành kính bằng các con số như 2x, 3x, 5x … kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn. Giữa độ bội giác và tiêu cự (đo bằng cm) có hệ thức: Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó. II- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Chọn câu trả lời đúng: Thấu kính hội tụ trong máy ảnh tạo ra ảnh: A. Ảnh thật, cùng chiều với vật, lớn hơn vật. B. Ảnh thật, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật, ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều với vật, lớn hơn vật. Câu 2: Trong các thấu kính có tiêu cự sau đây, thấu kính nào có thể làm vật kính của máy ảnh: A. f = 500cm B. f = 150cm C. f = 100cm D. f = 5cm Câu 3: Một người cao 1,5m đứng cách máy ảnh 2m, phim cách vật kính 4cm. hỏi ảnh của người ấy trên phim cao bao nhiêu cm? A. 3cm B. 4cm C. 4,5cm D. 6cm Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi so sánh mắt với máy ảnh? A. Thủy tinh thể đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. B. Phim đóng vai trò như màn lưới trong con mắt. C. Tiêu cự của thủy tinh thể có thể thay đổi còn tiêu cự của vật kính không thay đổi. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 5: Chọn câu đúng: điểm cực cận của mắt là: A. Điểm gần mắt nhất. B. Điểm gần mắt nhất mà khi đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ. C. Điểm xa mắt nhất. D. Điểm xa mắt nhất mà khi đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ. Câu 6: Chọn câu đúng: điểm cực viễn của mắt là: A. Điểm gần mắt nhất. B. Điểm gần mắt nhất mà khi đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ. C. Điểm xa mắt nhất. D. Điểm xa mắt nhất mà khi đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ. Câu 7: Một người đứng cách cột điện 40m, cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màn lưới của mắt là 2cm. Thì chiều cao của ảnh trong màn lưới là: A. 0,4cm B. 0,6cm C. 0,8cm D. 1cm Câu 8: Đặc điểm nào sau đây ứng với mắt cận thị? A. Không nhìn thấy được những vật ở gần như mắt bình thường. B. Không nhìn thấy được những vật ở xa như mắt bình thường. C. Nhìn rõ tất cả các vật ở các khoảng cách khác nhau. D. Chỉ có thể nhìn được các vật cách mắt chừng 20m. Câu 9: Đặc điểm nào sau đây ứng với mắt lão? A. Có thể nhìn rõ những vật ở xa. B. Không nhìn rõ các vật ở gần giống như mắt bình thường. C. Có điểm cực cận ở xa mắt hơn so với mắt bình thường. D. Các đặc điểm A, B, C đều đúng với mắt lão. Câu 10: Kính cho người cận thị là: A. Kính có hai mặt bên song song. B. Thấu kính hội tụ. C. Thấu kính phân kì. D. Kính hội tụ hay phân kì đều được. Câu 11: Kính dùng cho mắt lão là: A. Kính có hai mặt bên song song. B. Thấu kính hội tụ. C. Thấu kính phân kì. D. Kính hội tụ hay phân kì đều được. Câu 12: Thấu kính nào sau đây có thể dùng làm kính lúp? A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 8cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 70cm. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm. D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70cm. Câu 13: Một kính lúp có tiêu cự 5cm, độ bội giác của nó là: A. 5 B. 1,25 C. 50 D. 12,5 Câu 14: trên vành một kính lúp có ghi 5x. Số này có nghĩa là: A. Tiêu cự của thấu kính là 5cm. B. Khoảng cách lớn nhất từ vật đến kính lúp là 5cm. C. Độ bội giác của kính lúp. D. Độ tụ của kính lúp. Câu 15: Độ bội giác của kính lúp là 2x. tiêu cự kính lúp là: A. 2cm B. 12,5cm C. 1,25cm D. Một giá trị khác. Ghép cột bên trái và bên phải cho phù hợp Câu 16: a/ Nếu lấy thấu kính hội tụ có tiêu cự dài 30cm làm vật kính của máy ảnh thì 1- không tạo được ảnh thật trên phim. b/ Nếu buồng tối của máy ảnh không đóng kín thì 2- không ghi lại được hình ảnh muốn chụp. c/ Nếu máy ảnh không được lắp phim thì 3- Máy ảnh sẽ rất cồng kềnh. d/ Nếu lấp thấu kính phân kì làm vật kính của máy

File đính kèm:

  • docOn tap HKII.doc