Bài giảng Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận (tiếp theo)

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

“ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

 

pptx29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 23937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 4/19/2012 ‹#› Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận (Tiếp theo) SV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng GV hướng dẫn: Ths. Trần Diệu Nữ Lớp: Tổng hợp Văn B –K32 II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. 1.Các phương tiện diễn đạt. a. Về từ ngữ Tìm hiểu ngữ liệu sau: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. […] Hồ Chí Minh - Nhận xét: Ở ngữ liệu trên tác giả sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: như Độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi. a. Về từ ngữ Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: Độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất, công bằng, dân chủ, đa số, thiểu số, … Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận, nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên chúng đã thấm vào lớp từ thông dụng, đến mức người dân dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa. Ví dụ: đa số, thiểu số, dân chủ, phát xít, bình đẳng, tự do… II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. 1.Các phương tiện diễn đạt. b.Về ngữ pháp: Tìm hiểu ngữ liệu: CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC Ngày 9-3-1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải Phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “Ủy ban Pháp- Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta. […] (Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I, NXB Sự thật, 1976) Nhận xét: Câu văn trong ngữ liệu trên được sắp xếp rất logic, kết cấu chặt chẽ. + Tính chặt chẽ trong trật tự câu: Thời gian: 9-3-1945 Địa điểm: ở Đông Dương Sự kiện: phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị + Tính chặt chẽ trong đoạn văn: Theo thứ tự thời gian khi liệt kê sự kiện Theo trật tự quy nạp Theo trậ tự logic. b. Về ngữ pháp Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận Các văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó, …;tuy… nhưng; dù…nhưng để phục vụ cho lập luận được chặt chẽ. Ví dụ: […] đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. So sánh hai cách diễn đạt dưới đây A a. Đảng ta là một Đảng lãnh đạo. Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch b. Chúng ta có tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật la vĩ đại c. Chúng tôi là chính phủ lâm thời của nước VNDCCH d. Không, nước Pháp không do sự bóc lột thuộc địa mà trở nên giàu có B a. Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch b. Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật vĩ đại c. Chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước VNDCCH d. Không, nước Pháp không trở nên giàu có bởi sự bóc lột thuộc địa Nhận xét: Cột B: a) Trạng ngữ chỉ cách thức ở đầu câu nhấn mạnh vị trí và vai trò của Đảng “là một Đảng lãnh đạo”. b) Kết cấu làm nổi bật ý phương tiện, khẳng định người cách mạng có tinh thần khiêm tốn. c) Giải ngữ giải nghĩa cho từ “chúng tôi”, đồng thời nó không lặp lại từ chúng tôi hai lần làm cho câu văn ngắn gọn hơn. d) Kết cấu nhân quả có “bởi”, nhấn mạnh ý nguyên nhân kết quả. II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. 1.Các phương tiện diễn đạt. c. Về biện pháp tu từ: Tìm hiểu ngữ liệu 1: Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên trừng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,… (Việt Nam đi tới, theo báo Quân Đội nhân dân; số tết 2004) Tìm hiểu ngữ liệu 2: Đi chệch khỏi tính Đảng sẽ sa vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân tư sản. (Trường Chinh) Nhận xét: - Ngữ liệu 1: sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: sinh khí . Biện pháp liệt kê kết hợp với điệp ngữ: trong từng… trong từng. Kết hợp câu ngắn và câu dài - Ngữ liệu 2: sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: “bùn” (cặn bã vật chất dơ bẩn) biểu thị thái độ phê phán mạnh mẽ hệ tư sản, quan điểm phản động của chủ nghĩa cá nhân tư sản c. Về biện pháp tu từ: Ngôn ngữ chính luận không phải phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ. Tuy vậy việc dùng các biện pháp tu từ chủ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, vì đích của văn bản chính luận là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận. Lưu ý: Ở dạng nói (khẩu ngữ), ngôn ngữ chính luận chú trọng đến cách phát âm, người nói phải diễn đạt sao cho khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc. Trong trường hợp cần thiết thì ngữ điệu đóng một vai trò quan trọng để thu hút người nghe II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận a. Tính công khai về quan điểm chính trị: Tìm hiểu ngữ liệu 1: Một số câu văn chính luận nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh: + Không có gì quý hơn độc lập tự do. + Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì. + Hiện nay vấn đề giải phóng là cao hơn hết. Tìm hiểu ngữ liệu 2: CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC Ngày 9-3-1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải Phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “Ủy ban Pháp- Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta. […] (Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I, NXB Sự thật, 1976) Nhận xét: Ngữ liệu 1: Thể hiện rõ thái độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải đấu tranh cho độc lập dân tộc và chăm lo cuộc sống cho nhân dân. Ngữ liệu 2: Ngay từ những dòng đầu tiên tác giả đã khẳng định kẻ thù của cách mạng lúc đó là phát xít Nhật và ta phải phát động cao trào chống Nhật, không còn hi vọng mơ hồ rằng người Pháp sẽ là đồng minh chống Nhật. Thái độ chính trị thể hiện rõ ràng qua lời lẽ phê phán nghiêm khắc: hạ súng xin hàng, nhằm biên giới cắm đầu chạy, bỏ ta chạy. Và cả trong kết luận: có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta. a. Tính công khai về quan điểm chính trị: Tuy đề tài của văn bản chính luận là những vấn đề thời sự trong cuộc sống, nhưng ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở. Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. Người viết tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lôn quan điểm, lập trường, chính kiến. II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Tìm hiểu ngữ liệu: Vậy cần làm gì để hình thành, sử dụng tốt lực lượng trí thức ở nước ta? Về phía Đảng và nhà nước, trước hết và hơn ai hết, cần sớm ban hành các chính sách đối với giới trí thức để phát huy khả năng của họ. Chính sách mở rộng thông tin, chính sách đào tạo bối dưỡng kiến thức cho từng đối tượng, có trình độ quốc tế và quốc gia. Về phía bản thân các nhà khoa học, sự nổ lực phấn đấu để hoàn chỉnh mình là yếu tố quyết định. (Báo Nhân dân) Nhận xét: Tác giả bài báo đã lập luận bằng cách đưa ra một câu hỏi làm luận điểm chung và các luận cứ là những câu trả lời cho câu hỏi ấy. Căn cứ dựa trên tình hình nước ta và những chính sách mà nhà nước ta đã làm để thu hút nhân lực b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Nói chung, trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách chính luân thể hiên tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Do đó mà văn chính luận thường sử dụng nhiều từ ngữ liên kết như: để, mà, và, với, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy… II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận c. Tính truyền cảm, thuyết phục: Tìm hiểu ngữ liệu: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” (Hồ Chí Minh) Nhận xét: Lời khẳng định đanh thép ấy được Bác đặt ở cuối bảng “Tuyên ngôn Độc lập” có sức lan truyền mạnh mẽ. Nó được sắp xếp theo luân lí thông thường trong suy nghĩ của đông đỏa quần chúng. Cho nên rất dễ dàng xuyên thấm vào nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân. c. Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe). Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt, trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói được coi là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ. III. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP Ghi nhớ: Phong cách ngôn ngữ chính luân có 3 đặc trưng cơ bản: tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; tính truyền cảm, thuyết phục. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt nhằm mục đích trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá vấn đề theo một quan điểm chính trị nhất định. 2. Luyện tập Bài tập 1: chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau: Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) Đáp án: + Sử dụng các phép tu từ: - Điệp ngữ kết hợp với điệp cú: Ai có… dùng - Biện pháp liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy, gộc. - Ngắt đoạn câu kết hợp với các phép tu từ trên để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ. Bài tập 2: Phân tích đặc điểm về các phương tiện diễn đạt trong đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận sau: Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do, độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này. (Phan Châu Trinh, Về luân lí xã hội ở nước ta) Đáp án: Về từ ngữ: dùng nhiều thuật ngữ chính trị: đoàn thể, tự do, độc lập, truyền bá xã hội chủ nghĩa. Về câu văn: dùng nhiều câu ghép mạch lạc, có quan hệ từ chỉ mục đích, chỉ điều kiện và hệ quả: … muốn… thì… hơn nữa hai câu văn liên kết với nhau. BÀI HỌC ĐÃ KẾT THÚC XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN

File đính kèm:

  • pptxbaigiangdientu3.pptx
Giáo án liên quan