Bài giảng Thành phần nguyên tử tuần 2 tiết 3

MỤC TIấU BÀI HỌC:

Về kiến thức:

– Biết nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố, không phân chia được trong các phản ứng hoá học.

– Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân và vỏ electron. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

Về kĩ năng:

– Biết hoạt động độc lập và hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

– Có kĩ năng tìm kiếm thông tin về nguyên tử trên mạng internet, lưu giữ và xử lí thông tin.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thành phần nguyên tử tuần 2 tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Tiết : 3 NS: 07/09 NG: 17/09 Đ1. Thành phần nguyên tử Kiến thức đã biết Kiến thức cần hình thành Thành phần cấu tạo nguyên tử: e, p, n Khối lượng, điện tích của các loại hạt, khối lượng nguyên tử, kích thước nguyên tử. I. MỤC TIấU BÀI HỌC: Về kiến thức: – Biết nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố, không phân chia được trong các phản ứng hoá học. – Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân và vỏ electron. Nguyên tử có cấu tạo rỗng. Về kĩ năng: – Biết hoạt động độc lập và hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập. – Có kĩ năng tìm kiếm thông tin về nguyên tử trên mạng internet, lưu giữ và xử lí thông tin. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: – Phóng to hình 1.1 ; 1.2 và hình 1.3 (SGK). – Thiết kế mô phỏng các thí nghiệm SGK 2. Học sinh: Xem bài. III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, tư duy logic, đàm thoại, hoạt động nhúm IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Thí nghiệm tìm ra electron GV : Giới thiệu thiết bị, hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm của Tôm-xơn, rút ra kết luận. Nếu trên đường đi của tia âm cực đặt một chong chóng nhẹ, chong chóng quay. Tia âm cực bị lệch về phía cực dương trong điện trường. GV : Tia âm cực là gì ? Tia âm cực được hình thành trong những điều kiện nào ? Khối lượng và điện tích của electron ? GV Trong nguyên tử, electron mang điện tích âm. Nhưng nguyên tử trung hòa về điện, vậy phần mang điện dương được phân bố như thế nào trong nguyên tử ? I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử 1. Electron: a. Sự tìm ra electron HS quan sát hình 1.1 và 1.2 (SGK) đã phóng to trên bảng. - Tia âm cực là những tia được phát ra từ cực âm. - Sự phát hiện tia âm cực chứng tỏ nguyên tử là có thật, nguyên tử có cấu tạo phức tạp. - Tính chất của tia âm cực : + Tia âm cực gồm các electron mang điện tích âm chuyển động rất nhanh. + Những hạt tạo ra tia âm cực gọi là Electron (e) . b. Khối lượng và điện tích electron + Khối lượng: me = 9,1094.10-31kg + Điện tích e: qe = -1,602.10-19C 1,602.10-19C chọn làm điện tích đơn vị kí hiệu: e0. Do đó qe được kí - e0 quy ước bằng -1. Hoạt động 2: Thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử GV giới thiệu các thiết bị thí nghiệm của Rơ-dơ-pho, đặt câu hỏi: Tại sao hầu hết hạt a xuyên thẳng qua lá vàng, trong khi chỉ có một số ít hạt a bị lệch hướng và một số ít hơn nữa hạt a bị bật trở lại ? GV tổng kết : Phần mang điện dương không nằm phân tán như Tôm-xơn đã nghĩ, mà tập trung ở tâm nguyên tử, gọi là hạt nhân nguyên tử. Vậy hạt nhân nguyên tử đã là phần nhỏ nhất của nguyên tử chưa ? 2.Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử HS quan sát hình 1.3 phóng to, suy nghĩ về hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. HS : Chỉ có thể giải thích hiện tượng trên là do nguyên tử có cấu tạo rỗng. Phần mang điện tích dương chỉ chiếm một thể tích rất nhỏ bé so với kích thước của cả nguyên tử gọi là hạt nhân nguyên tử. - Xung quanh hạt nhân nguyên tử có các e tạo nên vỏ nguyên tử, số điện tích dương trong hạt nhân bằng số e quay quanh hạt nhân. - Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân. Hoạt động 3 : Cấu tạo hạt nhân nguyên tử - Sự tìm ra proton Proton là gì ? Khối lượng và điện tích của proton? Khi bắn phá nguyên tử N bằng hạt α xuất hiện hạt nhân nguyên tử O và 1 loại hạt có khối lượng 1,6726.1027Kg mang 1 đơn vị điện tích dương (1+) Nơtron là gì ? Khối lượng và điện tích của nơtron ? - Sự tìm ra nơtron Khi bắn phá nguyên tử Be bằng hạt α xuất hiện 1 loại hạt có khối lượng xấp xĩ (p) không mang điện gọi là hạt nơtron (n) GV : Các thí nghiệm đã xác nhận nguyên tử là có thật, có cấu tạo rất phức tạp. Vậy kích thước và khối lượng của nguyên tử như thế nào ? 3. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử a. Sự tìm ra proton Khi bắn phá nguyên tử N bằng hạt α xuất hiện hạt nhân nguyên tử O và 1 loại hạt có khối lượng 1,6726.1027Kg mang 1 đơn vị điện tích dương (1+) gọi là proton (p). Proton là thành phần cấu tạo nên hạt nhân. b. Sự tìm ra nơtron Khi bắn phá nguyên tử Be bằng hạt α xuất hiện 1 loại hạt có khối lượng 1,6748.1027Kg xấp xĩ (p) không mang điện gọi là hạt nơtron (n) c. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử - Hạt nhân được tạo nên từ các hạt proton và nơtron Hoạt động 4 : Tìm hiểu kích thước và khối lượng của nguyên tử 1. Kích thước GV giúp HS hình dung nguyên tử có kích thước rất nhỏ, nếu coi nguyên tử là một khối cầu thì đường kính của nó ~10–10 m. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử, đường kính của hạt nhân ~10–5 nm (nhỏ hơn nguyên tử ~ 10000 lần). 2. Khối lượng GV có thể dùng đơn vị gam hay kg để đo khối lượng nguyên tử được không? Tại sao người ta sử dụng đơn vị u (đvC) bằng khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị ?các đơn vị như gam hay kg để đo khối lượng nguyên tử rất bất tiện do số lẻ và có số mũ âm rất lớn, như 19,9264.10–27kg là khối lượng nguyên tử cacbon. Do đó, để thuận tiện hơn trong tính toán, người ta dùng đơn vị u (đvC). II.kích thước và khối lượng của nguyên tử 1. Kích thước + Nguyên tử các nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau. + Đơn vị đo kích thước nguyên tử là Å, nm. 1 Å = 10–10m, 1nm = 10 Å 2. Khối lượng 1 1u(1đvc) = ắắ khối lượng n.tử 12C 12 19,9265.10-27 1u(1đvc) = ắắắắắắ = 1,6605.10-27kg 12 me = 0,00055u mp ≈ 1u mn ≈ 1u 4. Củng cố: HS giải các bài tập 1, 2, 3, 4 trong SGK theo 4 nhóm. Mỗi nhóm cử một đại diện lên chữa bài tập đã được phân công. Các nhóm khác nhận xét kết quả. 5. Dặn dò: GV tổng kết các nội dung đã học, ra bài tập về nhà cho HS

File đính kèm:

  • doctiet 3.doc
Giáo án liên quan