Bài giảng Tiết 1 bài mở đầu môn sinh 8

1. Kiến thức

 - Học sinh hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học, đồng thời xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.

 HS có phương pháp học tập đặc thù bộ môn Cơ thể người và vệ sinh.

2. Kĩ năng

 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, tư duy độc lập và làm việc với sách giáo khoa.

 

doc55 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 bài mở đầu môn sinh 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 20/8/2010 Tiết 1 Bài mở đầu. I/ Mục tiêucủa bài học 1. Kiến thức - Học sinh hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học, đồng thời xác định được vị trí của con người trong tự nhiên. HS có phương pháp học tập đặc thù bộ môn Cơ thể người và vệ sinh. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, tư duy độc lập và làm việc với sách giáo khoa. 3. Thái độ Giáo dục lòng yêu thích bộ môn II/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình III/ Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ, mô hình cơ thể người. HS: phiếu học tập tr5 (Sgk) IV/ Tiến trình tiết dạy: 1/ ổn định tổ chức :(2’) NG Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2/ Kiểm tra: - GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập của HS. 3/ Bài mới TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 20 10 8 Hoạt động1: - GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời: + Em hãy kể tên các ngành ĐV đã học? Ngành ĐV nào tiến hoá nhất? + Con người có những đặc điểm nào giống và khác so với động vật? - GV yêu cầu HS nghiên cứu < mục I- SGK đThảo luận nhóm, hoàn thành bài tập mục6- SGK. - GV y/c đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS nghiên cứu < mục II- SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh? + ý nghĩa của việc học bộ môn đối với bản thân em? - GV đánh giá kết quả của các nhóm và chốt lại đáp án đúng. - GV yêu cầu HS quan sát H1.1 đ 3- SGK đThảo luận, làm bài tập mục6- SGK T6. - GV y/c đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS nghiên cứu < mục III- SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Nêu các phương pháp học tập bộ môn? - GV lấy ví dụ cụ thể minh hoạ các phương pháp mà học sinh nêu ra. - GV yêu cầu học sinh đọc phần in nghiên SGK . I/ Tìm hiểu: Vị trí của con người trong tự nhiên - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS nghiên cứu< mục I đ Thảo luận, hoàn thành bài tập mục6- SGK. - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sungđ Rút ra kết luận: * Người là ĐV thuộc lớp thú. * Đặc điểm cơ bản phân biệt người với ĐV là: + Có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng. + Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động. + Bộ não phát triển. + Hoạt động có mục đíchđ Làm chủ thiên nhiên. II/ Tìm hiểu: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh. - HS nghiên cứu< mục II- SGK ; thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Nhiệm vụ: + Cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường. + Những hiểu biết về phòng chống bệnh tật, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ. - HS quan sát H1.1 đ 3- SGK đThảo luận làm bài tập mục6- SGK T6. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận * Những ngành liên quan: Y học, Tâm lí, Giáo dục học, Hội hoạ,... III/ Tìm hiểu:Phương pháp học tập môn học Cơ thể người và vệ sinh. - HS nghiên cứu< mục III- SGK ; thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sungđ Rút ra kết luận: * Kết hợp quan sát ( tranh ảnh, mô hình, tiêu bản), thí nghiệm (làm trực tiếp hoặc nghe mô tả hoặc xem). * Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống. - HS đọc kết luận chung SGK 4./ Củng cố bài học(3’) GV yêu cầu HS trả lời: + Những điểm giống và khác nhau giữa người và động vật? +Nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh? + Cho biết lợi ích của việc họcbộ môn Cơ thể người và vệ sinh? 5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà ( 2’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-7. - Đọc trước bài 2- tr8. - Kẻ bảng 2-Tr9, Sgk. V/ Rút kinh nghiệm bài học ................................................................................................................................................................................................................................................................ _________________________________________ Soạn: 21/8/2010 Chương I: Khái quát về cơ thể người Tiết 2 Cấu tạo cơ thể. I/ Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức - Học sinh kể tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người. Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan. 2. Kĩ năng - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể. II/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tìm tòi III/ Chuẩn bị: - GV: Tranh vẽ, mô hình các hệ cơ quan của người. - HS: Kẻ bảng 2- Sgk, tr9. IV/Tiến trình tiết dạy 1/ ổn định tổ chức :(2’) NG Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2/ Kiểm tra (8) Nêu vị trí của cơ thể trong tự nhiên? Nêu nhiệm vụ của bộ môn Cơ thể người và vệ sinh? Phương pháp học bộ môn? 3/ Bài mới TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15 15 Hoạt động 1: - GV hỏi: + Kể tên các hệ cơ quan của động vật thuộc lớp thú? - GV yêu cầu HS quan sát H2.1,2- SGK đThảo luận: + Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó? + Khoang ngực ngăn cách khoang bụng nhờ cơ quan nào? + Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực? + Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng? - GV y/c đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV hỏi: Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào? Kể thành phần, chức năng của từng hệ cơ quan? - GV yêu cầu HS đọc <mục I; quan sát H2.2- SGK đ Thảo luận, hoàn thành bảng 2- Sgk, tr9. - GVgọi đại diện nhóm lên điền bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS nghiên cứu < mục II, quan sát sơ đồ H2.3- SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào? - GV y/c HS nêu ví dụ về hoạt động khác và phân tích. - GV yêu cầu HS thảo luận đ Hoàn thành bài tập mục6- SGK T9 - GV chốt lại kiến thức chuẩn. - Yêu cầu H/S đọc kết luận chung SGK . I/ Tìm hiểu: Cấu tạo . a/ Các phần cơ thể - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS quan sát lại H2. 1, 2- SGK ; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét, bổ sungđRút ra kết luận: * Từ ngoài vào: Cơ thể gồm: Dađ Mỡ đ Cơđ Xương đ Các hệ cơ quan. * Cơ thể có 3 phần: Đầu- thân- chân, tay. * Cơ thể có 2 khoang, ngăn cách bởi cơ hoành. + Khoang ngực: Chứa tim, phổi. + Khoang bụng: Chứa dạ dày, ruột, gan, thận, bóng đái,... b Các hệ cơ quan - HS đọc <mục I; quan sát H2.2- SGK đThảo luận, hoàn thành bảng 2- Sgk, tr9. - Đại diện nhóm lên điền bảng, lớp nhận xét, bổ sungđ Rút ra kết luận: * Cơ thể người có 8 hệ cơ quan: Hệ vận động, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ sinh dục, hệ nội tiết. Mỗi hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp thực hiện một chức năng sống nhất định. II/ Tìm hiểu: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. - HS nghiên cứu< mục II, quan sát H2.3- SGK ; thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động đ Tạo nên thể thống nhất giúp cơ thể thích nghi với môi trường. * Điều khiển sự thống nhất ấy do: + Hệ thần kinh điều khiển bằng cơ chế thần kinh. + Hooc môn của hệ nội tiết điều khiển bằng cơ chế thể dịch nhờ hệ tuần hoàn. - H/S đọc . 4/ Củng cố bài học3) GV yêu cầu HS trả lời: + Cơ thể người có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần, chức năng của từng hệ cơ quan? + Cơ thể người là một khối thống nhất được thể hiện như thế nào? 5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà về nhà(2) - Học bài, trả lời câu ỏi SGK-10. - Đọc trước bài 3. - Vẽ hình, ghi chú H 2.2- Sgk. - Kẻ bảng 3.2- Sgk và ôn tập cấu tạo tế bào thực vật. V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy ............................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 24/8/2010 Tiết 3 . Tế bào I/ Mục tiêu của bài học 1.Kiến thức - Học sinh hiểu rõ cấu tạo, chức năng, thành phần hoá học và các hoạt động sống của tế bào. Phân biệt được các phần, các bào quan của tế bào. Thấy được sự giống và khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giúp hs biết tự bảo vệ sức khoẻ II/ Phương pháp: Trực quan, giảng giải, vấn đáp III/ Chuẩn bị: GV- Tranh H 3.1- SGK. HS - Ôn kiến thức về cấu tạo tế bào động vật IV/ Tiến trình tiết dạy: 1/ ổn định tổ chức NG Tiết thứ Lớp Ghi chú (sĩ số) 8A 8B 2/ Kiểm tra(8) - Nêu cấu tạo của cơ thể người? Chức năng của từng hệ cơ quan? - Hoạt động của các hệ cơ quan có sự phối hợp như thế nào? Nêu ví dụ chứng minh? 3/ Bài mới TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- ghi bảng 10 10 5 5 Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS quan sát H3.1- SGK đThảo luận: + Chỉ rõ từng phần của tế bào? + Tế bào động vật có gì khác tế bào thực vật? - GV y/c đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. GV phân tích: + TBTV: Có vách TB bằng xenlulô, TB cứng, có hình dạng nhất định. + TBĐV: Không có vách tế bào, không bào nhỏ, ít. Hoạt động 2 - GV yêu cầu HS đọc <bảng3.1 mục II- SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi: + Nêu chức năng các bộ phận của tế bào? + Giải thích mối quan hệ giữa 3 phần của tế bào? - GVgọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS nghiên cứu < mục III- SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Thành phần hoá học trong tế bào gồm những chất gì? + NX thành phần hoá học trong TB so với các chất có trong tự nhiên? Từ đó rút ra kêt luận gì? + Vì sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần có đủ nước, MK, Vita, Pr, L, G? (ăn đủ các chất để xây dựng TB) - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 4: - GV yêu cầu HS nghiên cứu < bảng 3.2, mục III- SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Trong tế bào luôn diễn ra các hoạt động sống nào? + Cơ thể lớn lên được là nhờ đâu? + Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào? - GVgọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. - Yêu cầu H/S đọc kết luận chung SGK . I/ Tìm hiểu: Cấu tạo tế bào . - HS quan sát lại H23 1- SGK ; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét, bổ sungđRút ra kết luận: * Tế bào gồm 3 phần: - Màng sinh chất. - Chất tế bào có chứa nhiều bào quan: Lưới nội chất, hạt ribôxôm, ti thể, bộ máy gôn gi, trung thể. - Nhân gồm:+ NST chứa ADN. + Nhân con chứa rARN. II/ Tìm hiểu: Chức năng của các bộ phận trong tế bào. - HS nghiên cứu< bảng 3.1, mục II- SGK đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Chức năng: Bảng 3.1-T11, sgk. * Mối quan hệ: + Màng sinh chất thực hiện TĐC để tổng hợp nên chất sống của tế bào. +Sự phân giảivật chất để tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện ở ti thể. + NST trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc Pr được tổng hợp trong tế bào ở ribôxôm. III/Tìm hiểu: Thành phần hoá học của tế bào. - HS nghiên cứu< mục III- SGK , t12 đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * TB có 2 thành phần hoá học chính: - Chất vô cơ: Nước, muối khoáng. - Chất hữu cơ gồm: + Pr: C, H, N, O, S, P. + G: C, H, O đ Tỉ lệ 2H: 1O. + L: C, H, O đ Tỉ lệ H:O thay đổi. + A xit Nuclêic: ADN, ARN. IV/ Tìm hiểu: Hoạt động sống của TB. - HS nghiên cứu< bảng 3.2 mục III- SGK đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Hoạt động sống của TB gồm: + Trao đổi chất. + Lớn lên và phân chia. + Cảm ứng. * Hoạt động sống của TB do nhân điều khiển. - H/S đọc KLC . 4/ Củng cố bài học (3) + Chỉ và nêu các phần của tế bào? Nêu chức năng của các bào quan? + Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể? 5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà (2) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-12. - Đọc trước bài 4. V/Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................... .................... ------------------------------------------------- Soạn: 25/8/2010 Tiết 4. Mô I/ Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được khái niệm mô. Hiểu cấu tạo, chức năng,vị trí của các loại mô chính trong cơ thể. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giáo dục học sinh lòng yêu thích khoa học II/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tìm tòi III/ Chuẩn bị: GV- Tranh vẽ các loại mô. HS - Ôn lại khái niệm mô IV/ Tiến trình tiết dạy 1/ổn định tổ chức NG Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2/ Kiểm tra : (8) - Nêu cấu tạo tế bào động vật, người? Có đặc điểm gì khác so với TBTV? - Nêu thành phần hoá học của tế bào? Các hoạt động sống của tế bào? 3/ Bài mới TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- Ghi bảng 10 20 Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS nghiên cứu < mục I- SGK đ Thảo luận: + Kể tên câc tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết? + Thử giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau? + Thế nào là mô? - GV nhận xét và bổ sung và chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2 - GV yêu cầu HS quan sát H4.1,2,3,4- SGK đ Thảo luận: + Cơ thể người có mấy loại mô? + Kể tên các loại mô chính? - GVgọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu HS quan sát H4.1, N/ cứu < mục II.1 -SGK đThảo luận: + Nêu vị trí, chức năng và cấu tạo của mô biểu bì? - GV y/c đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV yêu cầu HS quan sát H4.2, N/ cứu < mục II.2 -SGK đThảo luận: + Nêu vị trí, cấu tạo của mô liên kết? Các loại mô liên kết? + Chức năng của các mô sợi đàn hồi? của mô sụn và mô xương? + Máu thuộc loại mô nào? - GV y/c đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV yêu cầu HS quan sát H4.3, N/ cứu < mục II.3 -SGK đThảo luận, trả lời câu hỏi mục 6- Sgk. - GV y/c đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV yêu cầu HS quan sát H4.4, N/ cứu < mục II.4 -SGK đThảo luận: + Nêu vị trí, cấu tạo, chức năng của mô thần kinh? - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - Yêu cầu H/S đọc kết luận chung SGK . I/ Tìm hiểu: Khái niệm mô. - HS nghiên cứu < mục I - SGK ; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sungđRút ra kết luận: * Mô là một tập hợp tế bào chuyên hoá, có cấu trúc giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định. * Mô gồm: + Tế bào. + Yếu tố không có cấu trúc tế bào (gọi là phi bào). II/ Tìm hiểu: Các loại mô. - HS quan sát H3.1- SGK đThảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Có 4 loại mô chính: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thàn kinh. a/ Mô biểu bì: - HS quan sát H4.1- SGK đThảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Có 2 loại:+ Biểu bì bao phủ: Nằm ngoài hoặc lót trong các cơ quan rỗng đ Bảo vệ, hấp thu. + Biểu bì tuyến:Tiết các chất * Cấu tạo: Các tế bào là chủ yếu, xếp xít nhau. b/Mô liên kết: - HS quan sát H4.2, N/ cứu < mục II.2 -SGK đThảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Cấu tạo: Tế bào nằm rải rác trên chất nền (phi bào). * Gồm: Mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô máu đ Đệm, nâng đỡ, liên kết các cơ quan và chức năng dinh dưỡng. c/Mô cơ: - HS quan sát H4.3, N/ cứu < mục II.3 -SGK đThảo luận, trả lời câu hỏi mục 6- Sgk - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Có 3 loại: Mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim. * Cấu tạo: Sgk-T16. * Chức năng: Mô cơ co dãn tạo nên sự vận động. d/Mô thần kinh * Gồm các TBTK và TBTK đệmđ Hệ TK. Nơ ron có: Thân, tua ngắn, tua dài. * Chức năng: Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời kích thích của môi trường. - H/S đọc KLC . 4/Củng cố bài học(4) HS trả lời: + Mô là gì? Các loại mô chính trong cơ thể? + Phân biệt các loại mô cơ? 5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK - Làm bài 3- Tr17 - Đọc trước bài 5. V/Rút kinh nghiệm tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................... Soạn: 2/9/2010 Tiết 5 . Thực hành Quan sát tế bào và mô. I/ Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức - Học sinh biết chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân. Quan sát và vẽ các tế bào trong tiêu bản làm sẵn: Tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt được các bộ phận chính của tế bào. Phân biệt được điểm khác nhau giữa các loại mô. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giáo dục tính cẩn thận, lòng yêu thích bộ môn II/ Phương pháp: Thực hành III/ Chuẩn bị: - GV: Kính hiển vi, dao, kim, dung dịch NaCl 0,65%, bộ tiêu bản (6 bộ). - HS: Mỗi nhóm chuẩn bị một miếng thịt lơn nạc. IV/ Tiến trình tiết dạy 1/ ổn định tổ chức ( 2 ) NG Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2/ Kiểm tra : (7) - Nêu khái niệm mô? - Phân biệt mô biểu bì với mô liên kết? - Phân biệt mô cơ với mô thần kinh? 3/ Bài mới TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- Ghi bảng 15 5 10 Hoạt động1: - GV phân nhóm: Mỗi tổ là một nhóm. - GV hướng dẫn HS cách làm tiêu bản mô cơ vân bằng thịt lợn tươi. - GV hướng dẫn cách đặt la men. - GVkiểm tra các nhóm và giúp đỡ các nhóm chưa làm được. - Gv yêu cầu HS điều chính kính hiển vi đ Từng HS lần lượt quan sát, phân biệt được các phần. Hoạt động 2 - GV yêu cầu HS quan sát tiêu bản các loại mô đ Vẽ hình. - Gv yêu cầu HS thảo luận: + Cơ thể người có mấy loại mô? + Nêu thành phần, cấu tạo, hình dạng tế bào ở mỗi loại mô? - GVgọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 3 - GV y/c HS viết thu hoạch theo các nội dung. I/ Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân. - HS tiếp nhận thông tin về cách làm tiêu bản: * Cách làm tiêu bản: Dùng kim nhọn (mũi mác) gạt nhẹ và tách một sợi mảnh đ Đặt lên lam kính. Nhỏ dung dịch sinh lí 0,65% NaCl đậy la men đ nhỏ Axit A xêticđ Đưa lên quan sát ở kính hiển vi. - HS làm tiêu bản theo nhóm đ Quan sát dưới kính hiển vi. * Yêu cầu:+ Quan sát tế bào thấy được thấy được các bộ phận chính của tế bào: Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và vân ngang. + Vẽ hình vào vở. II/ Quan sát tiêu bản các loại mô khác. - HS điều chỉnh kính để thấy rõ tiêu bản đ Lần lượt các thành viên đều quan sát các tiêu bản: Mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn, mô cơ vân đVẽ hình và ghi chú hình vẽ. - HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. III/ Thu hoạch - HS viết thu hoạch theo mẫu: + Tóm tắt cách làm tiêu bản mô cơ vân. + Vẽ hình, chú thích đầy đủ hình vẽ các loại mô đã quan sát. 4/ Củng cố bài học (5) + GV kiểm tra vở của 5 HS. + GV nhận xét kết quả giờ thực hành 5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1) - Học bài, ôn lại bài 3,4. - Đọc trước bài 6. V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy ........................................................................................................................................................................................................................................................ .......... Soạn: 4/9/2010 Tiết 6. Phản xạ. I/ Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức - Học sinh hiểu rõ cấu tạo, chức năng của nơ ron (TBTK), các loại nơ ron. Đồng thời HS hiểu sâu hơn về phản xạ, làm quen với các khái niệm: Cung phản xạ, vòng phản xạ. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. HS biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan. 3. Thái độ Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe II/Phương pháp: Tực quan, hoạt động nhóm III/ Chuẩn bị: Gv: Tranh vẽ: Cấu tạo nơ ron, sơ đồ cung phản xạ, sơ đồ phản xạ đầu gối. Hs: Búa cao su IV/ Tiến trình tiết dạy 1/ ổn định tổ chức: (2) NG Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2/ Kiểm tra : (8) - Nêu cấu tạo, chức năng các bộ phận của tế bào người? - Mô là gì? Nêu cấu tạo và chức năng của mô thần kinh? 3/ Bài mới TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – Ghi bảng 15 15 Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS quan sát H6.1- SGK đThảo luận: + Mô tả cấu tạo một nơ ron? - GV nhận xét và bổ sung và chốt lại kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu HS nghiên cứu < mục I- SGK đ Thảo luận: + Nêu chức năng của nơ ron? + Có mấy loại nơ ron? + Nhận xét đường dẫn truyền của nơ ron hướng tâm và nơ ron li tâm? - GV nhận xét và bổ sung và chốt lại kiến thức chuẩn. (GV có thể nêu ví dụ cụ thể để HS dễ hiểu) Hoạt động 2 - GV yêu cầu HS nghiên cứu < mục II- SGK đ Thảo luận: + Phản xạ là gì? Nêu thí dụ 1 phản xạ? + Phân biệt phản xạ ở ĐV với tính cảm ứng ở thực vật? - GV yêu cầu HS quan sát H6.2- SGK đThảo luận: + Các loại nơ ron tạo nên một cung phản xạ? + Các thành phần của một cung phản xạ? + Vậy cung phản xạ là gì? Nêu ví dụ 1 cung phản xạ? Chỉ rõ các yếu tố tham gia? - GVgọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu HS N/ cứu < mục III -SGK đ Thảo luận, làm bài tập mục6- Tr22. GV yưêu cầu HS thảo luận: + Thế nào là vòng phản xạ? Vòng phản xạ khác cung phản xạ ở đặc điểm nào? - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - Yêu cầu H/S đọc kết luận chung SGK . I/ Tìm hiểu: Cấu tạo và chức năng của nơ ron. - HS quan sát H6.1- SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sungđRút ra kết luận: * Cấu tạo: + Thân: Chứa nhân, xung quanh có tua ngắn (sợi nhánh). + Tua dài (sợi trục):có bao miêlin, đầu mút phân nhánh. - HS nghiên cứu < mục I - SGK ; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sungđRút ra kết luận: * Chức năng: + Cảm ứng. + Dẫn truyền. * Có 3 loại: Nơ ron hướng tâm (cảm giác), nơ ron liên lạc (trung gian), nơ ron li tâm (vận động). II/ Tìm hiểu: Cung phản xạ. 1/ Phản xạ - HS nghiên cứu < mục II- SGKđThảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. 2/ Cung phản xạ - HS quan sát H6.2- SGK đThảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. * Mỗi cung phản xạ gồm 5 yếu tố: Cơ quan thụ cảm, nơ ron hướng tâm, nơ ron trung gian, nơ ron li tâm, cơ quan phản ứng. 3/ Vòng phản xạ. - HS N/ cứu < mục III- SGK đ Thảo luận, làm bài tập mục6- Tr22. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về TƯTK để TƯTK điều chỉnh phản ứng cho thích hợp đ Phản xạ chính xác hơn. * Luồng thần kinh gồm cung phản xạ và đường phản hồi tạo nên vòng phản xạ. 4/ Củng cố bài học (4) HS trả lời: + Nêu cấu tạo và chức năng của nơ ron? + Cung phản xạ là gì? Cho 1 ví dụ cụ thể để phân tích các yếu tíô tham gia vào cung phản xạ đó? 5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà về nhà(1) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-23. - Đọc trước bài 7. V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy ....................................

File đính kèm:

  • docTiet 1- Sinh 8..doc