Bài giảng tiết 1 ôn tập đầu năm môn học hóa 10

I. KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

1. Củng cố lại toàn bộ kiến thức về nguyên tử, nguyên tố hoá học, hoá trị, định luật bảo toàn nguyên tố, Mol.

2. Rèn luyện cho các em phương pháp giải một số bài tập về các phần trên.

3. Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích của học sinh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Hệ thống các câu hỏi ( Bài soạn ) + Phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK hoá học 8 + 9.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 1 ôn tập đầu năm môn học hóa 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/08/10 Ngày dạy: 10A1…………10A2…………….10A3………………10A4……………10A5………….. tiết 1 ôn tập đầu năm I. Kiến thức cần ôn tập 1. Củng cố lại toàn bộ kiến thức về nguyên tử, nguyên tố hoá học, hoá trị, định luật bảo toàn nguyên tố, Mol. 2. Rèn luyện cho các em phương pháp giải một số bài tập về các phần trên. 3. Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích của học sinh. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Hệ thống các câu hỏi ( Bài soạn ) + Phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK hoá học 8 + 9. III. Phương pháp : 1. Đàm thoại gợi mở. 2. Học tập theo nhóm nhỏ. 3. Nghiên cứu. IV. Nội dung ôn tập 1. ổn định tổ chức lớp ( 1phút ): Kiểm tra sỹ số 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1: Nguyên tử - Mục tiêu : nhắc lại khái niệm nguyên tử. - Chuẩn bị : phiếu học tập. - Thời gian : 10 phút. - Tiến trình dạy học : Giáo viên phát phiếu học tập số 1: Bài 1: Hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống 1. Nguyên tử là các hạt vô cùng ..........và ............. 2. Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có....mang điện tích dương và ... mang điện tích..... 3.Electron được ký hiệu là ...... có điện tích......, khối lượng rất nhỏ bé. Trong nguyên tử các ... chuyển động rất nhanh và được xếp thành từng lớp . 4. Hạt nhân nguyên tử nằm ở ... nguyên tử. Hạt nhân gồm có hạt ... và ... kí hiệu lần lượt là ...và ... Bài 2: Hãy điền vào ô trống những số liệu thích hợp Nguyên tử Số p Số e Số lớp e Số e lớp trong cùng Số e lớp ngoài cùng N 7 2 2 Na 11 2 S 16 2 Ar 18 2 Học sinh thảo luận và điền từ vào chỗ trống Bài 1: 1. Nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ bé và trung hoà về điện. 2. Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có các hạt proton mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm 3. Electron được ký hiệu là e có điện tích âm, khối lượng rất nhỏ bé. Trong nguyên tử các e chuyển động rất nhanh và được xếp thành từng lớp. 4. Hạt nhân nguyên tử nằm ở tâm nguyên tử. Hạt nhân gồm có hạt proton và hạt nơtron kí hiệu lần lượt là p và e. Bài 2: Hãy điền vào ô trống những số liệu thích hợp Nguyên tử Số p Số e Số lớp e Số e lớp trong cùng Số e lớp ngoài cùng N 7 7 2 2 5 Na 11 11 11 2 1 S 16 16 16 2 6 Ar 18 18 18 2 8 Hoạt động 2: Nguyên tố hoá học - Mục tiêu: nhắc lại khái niệm nguyên tố hoá học - Chuẩn bị: phiếu học tập - Thời gian: 5 phút - Tiến trình dạy học: Giáo viên phát phiếu học tập số 2:( Chọn đáp án đúng) Câu 1: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt ....... trong hạt nhân. A. Proton. B. Notron. C. Electron. D. Tất cả đều đúng. Câu 2 : Những nguyên tử của cùng nguyên tố có tính chất hoá học: A. Khác nhau. B. Tương tự nhau. C. Giống nhau. D. Tất cả đều sai Học sinh thảo luận và trả lời Câu 1: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt ....... trong hạt nhân A. Proton. B. Notron. C. Electron. D. Cả A và C đều đúng Câu 2: Những nguyên tử của cùng nguyên tố có tính chất hoá học: A. Khác nhau. B. Tương tự nhau. C. Giống nhau D. Tất cả đều sai. Hoạt động 3: Hoá trị của nguyên tố - Mục tiêu: nhắc lại khái niệm nguyên tử - Chuẩn bị: phiếu học tập - Thời gian: 10 phút - Tiến trình dạy học: * Gv: Yêu cầu học sinh nêu khái niện về hoá trị, cách xác định hoá trị cho ví dụ minh hoạ? * Hs: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: 1. Hoá trị: - Hoá trị là con số la mã biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố kia. VD: Nguyên tử O Cl Al Hoá trị II I III 2. Cách xác định hóa trị: có hai cách xác định hoá trị Cách 1: Dựa vào hoá trị của H ( là I ) Hợp chất H2O H2S NH3 Nguyên tử O S N Hoá trị II II III Cách 2: Dựa vào hoá trị của O ( là II ) Hợp chất H2O SO2 Fe2O3 Nguyên tử H S Fe Hoá trị I IV III - Trong một công thức hoá học ta luôn có: Tích chỉ số với hoá trị của nguyên tố này luôn bằng tích chỉ số với hoá trị của nguyên tố kia . Tổng quát: Xét hợp chất với Ta có ax = by . Công thức này để tính hoá trị, hoặc thành lập công thức hoá học. Ví dụ 1: Xác định hoá trị của S biết trong hợp chất SO3 oxi có hoá trị II? Giải : . Ta có : a.1 = 2 . 3 a = 6 ( S có hoá trị VI) Ví dụ 2: Thành lập công thức hoá học của nhôm oxit ( Biết Al có hoá trị III , Oxi có hoá trị II ) Giải: ta có : 3.x = 2.y . Chọn x=2, y=3. Công thức phân tử là Al2O3 Hoạt động 4: Định luật bảo toàn khối lượng - Mục tiêu: nhắc lại một số định luật sử dụng trong hoá học - Chuẩn bị: phiếu học tập - Thời gian: 5 phút - Tiến trình dạy học: Giáo viên phát phiếu học tập số 3: Câu 1: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng? Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng : A + B C + D . Hãy viết biểu thức bảo toàn khối lượng cho phản ứng trên ? Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi : 1. Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng luôn bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm. 2. Cho sơ đồ phản ứng : A + B C + D. Biểu thức bảo toàn khối lượng là: * Gv: Trong sơ đồ phản ứng ở trên nếu biết khối lượng của một trong ba chất ta có thể tìm được khối lượng của chất còn lại bằng cách áp dụng định luật bảo toàn khối lượng! Hoạt động 5: Mol - Mục tiêu: nhắc lại khái niệm nguyên tử - Chuẩn bị: phiếu học tập - Thời gian: 10 phút - Tiến trình dạy học: Giáo viên nêu câu hỏi Câu 1: Mol là gì? Câu 2: Khối lượng mol là gì? Câu 3: Thể tích mol là gì? Câu 4: Công thức chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất? Học sinh thảo luận và trả lời 1. Mol là lượng chất chứa 6,02.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó. Bất kì 1 mol chất nào cũng chứa 6,02.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó . 2. Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó. 3.Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 6,02.1023 phân tử của chất khí đó. ở đktc thể tích 1 mol chất khí bằng 22,4 lít . 4. Sự chuyển đổi giữa khối lượng (m ), thể tích (V), lượng chất (n) theo các công thức sau: (N là số avogađro N= 6,02.1023) Thể tích chất khí (V) Lượng chất (n) Khối lượng chất (m) Số phân tử chất (A) V. Củng cố và dặn dò: ( 5 phút ) 1. Nắm vững được đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử. 2. Hiểu được nguyên tố hoá học là gì. 3. Nhớ được hoá trị của một số nguyên tố hoá học thường gặp. 4. Nắm được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng. 5. Nắm được khái niệm mol. * BTVN: Các em về ôn tập các phần: 1. Tỉ khối của chất khí. 2. Dung dịch 3. Phân loại các hợp chất vô cơ. 4. Bảng hệ thống tuần hoàn VI. rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 1 hoa 10.doc
Giáo án liên quan