Bài giảng Tiết 1: tự nhiên, dân cư và xã hội

Sau bài học, HS cần:

- Biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiênvà phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm của dân cư và ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến sự phát triển kinh tế của khu vực.

- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí địa lý các nước thành viên, đặc điểm chung về các điều kiện tự nhiên của khu vực.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11. KHU VỰC ĐễNG NAM Á Tiết 1: tự nhiên, dân cư và xã hội I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam á. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiênvà phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm của dân cư và ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến sự phát triển kinh tế của khu vực. - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí địa lý các nước thành viên, đặc điểm chung về các điều kiện tự nhiên của khu vực. ii. thiết bị dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên châu á. - Bản đồ địa hình và khoáng sản Đông Nam á. Iii. HOạT động dạy học 1. Hỏi bài củ. Không hỏi vì mới học bài thực hành. 2. Định hướng bài học: GV Sử dụng phần mở đầu của bài để định hướng bài học: " Đông Nam á bao gồm 11 quốc gia, có tổng diện tích gần 4,5 triệu km2, dân số hơn 556,2 triệu người (2005). Đây được coi là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới hiện nay". 3. Bài mới. I. tự nhiên 1. Vị trí địa lý và lãnh thổ. Hoạt động 1: Nhóm/ cặp (10 phút) GV: Yêu cầu HS làm việc với SGK và bản đồ theo cặp để hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nội dung: Dựa vào thụng tin ở mục I.1 và bản đồ trờn bảng, hóy hoàn thành những thụng tin cần thiết vào bảng điền kiến thức dưới đõy: Vị trí của Đông Nam á Phát hiện và trả lời Phân tích ý nghĩa - Tiếp giáp với các biển và đại dương - Nằm trong đới khí hậu nào? - Tiếp giáp với các nước lớn và các nền văn minh nào? HS: Làm việc theo cặp với SGK và bản đồ để hoàn thành phiếu học tập và trình bày kết quả. GV: Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ sung ( Xem thông tin phản hồi ở phần phụ lục) Hoạt động2: Nhóm ( 5 phút) GV: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm ( chia lớp thành 2 nhóm) với nhiệm vụ: - Nhóm 1: Dựa vào thông tin ở kênh chữ và bản đồ trên bảng, hãy trình bày những đặc điểm chính của khu vực Đông Nam á lục địa ( địa hình, đất đai, khí hậu...). - Nhóm 2: Dựa vào thông tin ở kênh chữ và bản đồ trên bảng, hãy trình bày những đặc điểm chính của khu vực Đông Nam á biển đảo ( địa hình, đất đai, khí hậu...). HS: Dựa vào thông tin ở sách giáo khoa và bản đồ trên bảng để trình bày những đặc điểm chính của khu vực Đông Nam á. GV: Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. Hoạt động 3: Cả lớp (5 phút) GV: Yêu cầu HS dựa vào những thông tin vừa tìm được ở mục 2(Hoạt động 2) và sách giáo khoa để trình bày: + Những thế mạnh tự nhiên của khu vựa Đông Nam á? + Nêu sự phân bố các mỏ khoáng sản chính của khu vực Đông Nam á? HS: Thảo luận và trình bày GV: Chuẩn xác các kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. Hoạt động 4: Cả lớp (5 phút) GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục II.1, II.2 hãy trình bày: + Những đặc điểm chính về dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam á? HS: Dựa vào thông tin ở mục II.1, II.2 để trả lời câu hỏi. GV: Chuẩn xác các kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. Hoạt động 5: Cả lớp (5 phút) GV: Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm trên, hãy phân tích những ảnh hưởng của các đặc điểm trên đến sự pt kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam á có những thuận lợi và khó khăn gì? tình: + HS: Dựa vào các đặc điểm về dân cư và nguồn lao động của khu vực để trả lời câu hỏi. GV: Chuẩn xác các kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. 2. Đặc điểm tự nhiên a. Đông Nam á lục địa a1. Địa hình, đất đai - Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi có hướng TB - ĐN và hướng B - N chạy dài, nhiều khi ăn sát ra biển. - Đan xen giữa các dãy núi là các đồng bằng phù sa màu mỡ của các con sông lớn (như: Đồng bằng sông Hồng...), hoặc các thung lũng rộng ð Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. a2. Khí hậu Phần lớn có nền nhiệt cao (tb từ 26oC - 28oC ), không có mùa đông lạnh ( trừ phía Bắc Mianma và Việt nam), mưa nhiều (tb từ 1400mm - 2000mm/ năm) chủ yếu mưa vào mùa hạ, do ảnh hưởng của gió tây nam à Thời tiết thay đổi thất thường, hàng năm có áp thấp nhiệt đới, bão... b. Đông Nam á biển đảo b1. Địa hình, đất đai - Đồng bằng ít, nhiều đồi núi, với độ cao thường có dưới 3000m. Đồng bằng chỉ tập trung ở đảo Ka-li-man-tan, Xu-ma-tơ-ra, New-ghi-nê... đất đai màu mở, do được bồi đắp tro bụi của núi lữa. - Núi chạy theo hình vòng cung, ở đây có nhiều núi lữa b2. Khí hậu Nằm trong hai đới khí hậu khác nhau: + Toàn bộ Phi li pin nằm trong khu vực NĐ gió mùa của BBC, và trên đường đi của xoáy thuận nhiệt đới. + Phần lớn các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, phía nam, đảo Ma-lăc-ca nằm trong vùng khí hậu xính đạo gió mùa, còn lại nằm trong đới khí hậu gió mùa xích đạo của NBC. 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam á - Đông Nam á lục địa: có rừng mưa nhiệt đới, Đông Nam á biển đảo, ngoài rừng mưa nhiệt đới còn có rừng xích đạo ẩm ướt thường xanh à Rất đa dạng, phong phú về loại động, thực vật, là MTTN giàu có, hấp dẫn. - Khí hậu nóng ẩm, đất feralit đồi núi, đất đỏ ba dan ở các khu vựa chịu ảnh hưởng của núi lữa, đất phù sa màu mở với sông ngòi dày đặc à thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới vững chắc. - Hầu hết các quốc gia đều giáp biển ( trừ Lào) tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển củng như giao lưu hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực - Nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, vùng thêm lục địa giàu dầu khí. Tạo cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại. II. dân cư và xã hội 1. Dân cư - Dân số đông: năm 2005 Đông Nam á có 556,2 triệu người. - Dân số trẻ: Số người trong độ tuổi lao động cao( trên 50% dân số). - Phân bố không đều: Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng châu thổ và các vùng đất đỏ ba dan. 2. Xã hội - Thành phần dân tộc rất đa dạng, có sự phân bố rộng rãi. - Đa tôn giáo: Đạo phật, hồi, nho, thiên chúa... - Người dân cần cù, chịu khó. 3. ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội a. Thuận lợi - Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn. - Có điều kiện để tăng cường hiểu biết, hội nhập giữa các quốc gia. - Có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, với nhiều phong tục tập quán... ð Là cơ sở cho sự hợp tác hướng tới các mục tiêu chung cùng phát triển. b. Khó khăn - Sức ép lớn cho các vấn đề xã hội về nhiều mặt. đặc biệt là nâng cao chất lượng cuộc sống do dân số đông và tăng nhanh. - Trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của người lao động còn hạn chế. - Gây khó khăn cho quản lí xã hội do đa dân tộc và phân bố rộng rãi. iv. đánh giá - Phân tích ảnh hưởng của gió mùa đối với khí hậu Đông Nam á. - Nêu những khó khăn và thuận lợi về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển của khu vực. - Hãy làm rõ những trở ngại của đặc điểm dân cư đối với sự phát triển kinh tế khu vực. v. Hoạt động nối tiếp GV: Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập số 4 trong sgk trang 99. Phụ Lục: Thông tin phản hồi bảng điền kiến thức Vị trí của Đông Nam á Phát hiện và trả lời Phân tích ý nghĩa - Tiếp giáp với các biển và đại dương - Giáp các biển: Biển Đông, Anđaman, Xulu, Xulavedi, Banda, Giava. - Các đại dương: ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. - Là cầu nối giữa lục địa á- âu với lục địa úc. - Tạo điều kiện để các nước Đông Nam á mở rộng quan hệ thông thương với nhiều nước trên thế giới bằng đường biển rất dể dàng. - Có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. đặc biệt là giao thông vận tải biển quốc tế. - Nằm trong đới khí hậu nào? - Gần như nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến gió mùa. - Quanh năm có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, phát triển nền nông nghiệp nông nghiệp nhiệt đới với nhiều loại nông sản khác nhau; nhưng cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh... ð Đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các nước trong khu vực. - Tiếp giáp với các nước lớn và các nền văn minh nào? Nằm giữa hai quốc gia lớn nhất châu á, hai nền văn minh lâu đời ( Trung Quốc, ấn Độ), nằm gần cường quốc kinh tế Nhật Bản Vị trí thuận lợi để các nước lớn cạnh tranh ảnh hưởng (châu Âu, Hoa Kì, Nhật Bản)... thuận lợi để các đạo phát triển... Đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội và phát triển kinh tế của khu vực.

File đính kèm:

  • docgiao an dien tu.doc