Bài giảng Tiết : 18 bài 13. phản ứng hoá học (2 tiết)

- Biết được phản ứng hoá học là 1 quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

-Biết được bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết PT chữ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 18 bài 13. phản ứng hoá học (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2007 Ngày dạy : Tiết : 18 bài 13. phản ứng hoá học (2 tiết) I. Mục tiêu. (tiết 1) 1. Kiến thức: - Biết được phản ứng hoá học là 1 quá trình biến đổi chất này thành chất khác. -Biết được bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết PT chữ. - Qua đó HS phân biệt được chất tham gia và chất tạo thành trong 1 PƯHH. II. Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị của GV và HS. - GV: tranh vẽ sơ đồ tượng trưng cho PƯHH giữa khí H2 và khí O2 tạo ra nước. - - Bảng phụ. - TN. hình 2.6 + Hóa chất cần: dd HCl, K/L Zn. + Dụng cụ: ống No, kẹp gỗ, kẹp gắp hóa chất. IV . Các hoạt động dạy - học: 1- ổn định: (1') 2- Kiểm tra bài cũ: (5') ? Dấu hiệu nào để phân biệt hiện tượng vật lí với hiện tượng hoá học, nêu ví dụ cụ thể. 3. Bài mới:(30') Các chất có thể biến đổi chất này thành chất khác.Vậy khi nào thì sự biến đổi đó xảy ra… Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (10') Tìm hiểu thế nào là phản ứng hóa học. HS. nghiện cứu thông tin sgk/48. ? Thế nào là phản ứng hóa học. HS. trả lời. GV. y/c hs nhớ lại thí nghiệm đun nóng hỗn hợp sắt, lưu huỳnh. HS. nhắc lại TN. GV. viết phương trình chữ lên bảngbar HS. xác định chất tham gia, chất sản phẩm. GV. cho hs viết PT chữ phản ứng đốt cháy đường rồi xác định chất tham gia và chất sản phẩm. HS. viết phương trình rồi xác định. GV.lưu ý cho hs dấu (+)trước và sau p/u + Dấu (+) trước p/u đọc là tác dụng. + Dấu (+) sau p/u đọc là và. ? trong PUHH lượng chất nào tăng dần, lượng chất nao giảm dần. HS. xác định chất tăng, giảm trong pu. I. Định nghĩa. - Đ/N. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là PUHH. + Chất ban đầu " chất tham gia PƯ + Chất mới sinh ra " chất tạo thành (SP). - Lưu huỳnh +Sắt Sắt (II) sunfua (chất tham gia) ( sản phẩm) - Đường Than + Nước. ( Chất T.g) ( Chất S/p) - Trong pu các chất t/g giảm dần và các chất sản phẩm tăng dần. Hoạt động 2: (10') Tìm hiểu diễn biến của PUHH. GV. treo tranh H2.5 yêu cầu HS quan sát . HS. quan sát trả lời câu hỏi. ? Trước PƯ (H.a) có những phân tử nào? những nguyên tử nào liên kết với nhau? ? Trong PƯ (Hb) các ng.tử nào liên kết với nhau. So sánh số nguyên tử H và O trong PƯ b và trước PƯ a? ? Sau PƯ (H.c) có các PT nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau? ? Em hãy so sánh tính chất tham gia và SP về. HS. trả lời - nhận xét - bổ xung. GV. cho hs xác định trên sơ đồ. ? Sự liên kết giữa các n/tử, số n/tử của mỗi loại. HS. trả lời. GV: vậy các ng.tử được bảo toàn. ? Bản chất của PUHH là gì. HS. trả lời - nhận xét - bổ xung. GV. chốt lại phần 2. II. Diễn biến của phản ứng hóa học. * Trước phản ứng: Có 2 PT H2 và 1 PT O2 - 2 ng.tử H liên kết với nhau " PT.H2 - 2 ng.tử O liên kết với nhau"1PTO2 * Trong PƯ các ng.tử chưa liên kết với nhau. - Số ng.tử O và H ở b t/ứng số ng.tử O và H ở a. * Sau PƯ: Có các phân tử (H2O) được tạo thành. - Trong đó: 1 ng.tử O liên kết với 2 ng.tử H. - Liên kết giữa các ng.tử thay đổi. - Số ng.tử của mỗi loại không thay đổi. * Kết luận: Trong các PƯHH có sự thay đổi về liên kết giữa các ng.tử làm cho PT này biến đổi thành phân tử khác. Hoạt động 3: (10') Tìm hiểu khi nào PUHH xảy ra. GV. biểu diẽn TN. Cho K/L Zn vào ống nghiệm có chứa dd HCl HS. quan sát và nêu nhận xét. GV. thông tin chất tạo thành là kẽm clorua và khí hiđro. HS. lên bảng viết phương trình chữ. ? Muốn cho phản ứng hóa học xảy ra cần phải có những điều kiện gì. HS. nghiện cứu thông tin sgk kết hợp quan sát TN, liên hệ p/u đốt đường ở bài trước trả lời. III. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra. Kẽm + Axit Clohiđric -> Kẽm clorua + khí hiđro. * Điều kiện. 1. Các chất t/g phải được tiếp xúc với nhau. 2. Một số p/u cần điều kiện: nhiệt độ, chất xúc tác... 4. Củng cố: (8') GV. yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài ? ĐN PƯHH? ? Diễn biến của PƯ? ? Khi chất PƯ thì hạt nào thay đổi? (các hạt PT). * Bài tập: - Chép vào vở bài tập của em các câu sau đây với đầy đủ các từ (cụm từ thích hợp): - “(1)………. Là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong PƯ gọi là(2)……………. còn(3)………….. mới sinh ra là(4)…………… - Trong quá trình PƯ(5)……….. giảm dần, còn(6)…………. tăng dần. Bài tập 3/50. Parafin + Khí oxi -> Khí cacbonic + Nước. ( Chất tham gia) ( sản phẩm) 5. Dặn dò: (1'). - Học bài. - BTVN. 1, 2, 3 SGK /50 Đ/A. 1- PUHH. 2- Chất t/g. 3- Chất. 4- Sản phẩm. 5- Chất t/g. 6- Chất s/p.

File đính kèm:

  • docTiet 18.doc
Giáo án liên quan