Bài giảng Tiết 24 : chủ nghĩa xã hội (1921 – 1944)

1/. Kiến thức :

v Giúp hs nắm được :

- Vì sao nước Nga Xô Viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới, nội dung chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga.

- Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941).

 

doc88 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 24 : chủ nghĩa xã hội (1921 – 1944), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16 : LIÊN XÔ XÂY DỰNG TIẾT 24 : CHỦ NGHĨA Xà HỘI (1921 – 1944) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1/. Kiến thức : Giúp hs nắm được : Vì sao nước Nga Xô Viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới, nội dung chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga. Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941). 2/. Tư tưởng : Giúp hs nhận thức được sức mạnh, tính ưu việc của chế độ xã hội chủ nghĩa đồng thời có cái nhìn chính xác, đúng đắn về những sai lầm, thiếu sót của những nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây trong công cuộc xây dựng CNXH. Tránh không để các em ngộ nhận, phủ định quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại của CNXH đã được xây dựng bằng sức lao động quên mình thậm chí bằng xương máu, của những người dân Liên Xô trong thời kỳ lịch sử này. 3/. Kĩ năng : Giúp hs bước đầu tập hợp tư liệu sự kiện lịch sử để nhìn nhận, đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng (từ các chính sách, việc làm của chính phủ đến việc hiểu rõ tính ưu việt, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên chuẩn bị : Bản đồ Liên Xô. Tranh ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Một số tư liệu mẫu chuyện về xây dựng kinh tế, văn hóa ở Liên Xô thời kỳ 1925 - 1941. Học sinh chuẩn bị : Sách giáo khoa 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định : Bài cũ: Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa vũ trang Pêtơrôgrat? Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 10 Nga 1917. Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1 : I/. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ. Mục tiêu : Nội dung chính sách kinh tế mới và tác động của chính sách này đối với nước Nga. Nội dung : Hoạt động của giáo viên Học sinh Bài ghi Yêu cầu hs quan sát bức áp phích 1921 “chúng ta tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh”, nhận xét và trả lời câu hỏi ở dưới “Bức áp phích trên nói lên điều gì?”. à GV chốt : sau 7 năm chiến tranh kinh tế bị tàn phá nặng nề, bệnh dịch, bệnh đói trầm trọng, về chính trị bọn phản cách mạng chống phá gây bạo loạn nhiều nơi. Trước sự khó khăn về chính trị, kinh tế Đang Bônsêvich Nga đã làm gì? Cho hs thảo luận nội dung : + Nội dung của chính sách kinh tế mới là gì? + Tác động của chính sách này đối với nước Nga? GV chốt lại nội dung. So sánh chính sách cộng sản thời chiến với chính sách kinh tế mới? GV chốt lại tác động của chính sách kinh tế mới đối với nước Nga. Liên hệ : Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng những kinh nghiệm đó trong quá trình đổi mới ở nước ta. Yêu cầu hs đọc SGK : “Công cuộc … Ngoại Capcadơ.” à Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) thành lập gồm những nước nào? GV sử dụng bản đồ chỉ 4 nước. Quan sát : nhà máy, công xưởng bị tàn phá người chết đói, bệnh tật, bạo loạn khắp nơi … phía bên trái là hình ảnh những người công nhân, nông dân, chiến sĩ tay búa tay rìu quyết tâm tuyên chiến với hậu quả chiến tranh xây dựng dất nước. à quyết tâm khắc phục hậu quả chiến tranh xây dựng đất nước của nhân dân Liên Xô. Thay đổi chính sách kinh tế cho phù hợp với tình hình. Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới : bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực, tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các í nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga. Chính sách cộng sản thời chiến : nền kinh tế bao cấp, độc quyền của nhà nước. Chính sách kinh tế mới : kinh tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế tư nhân, đẩy mạnh sản xuất phát triển lưu thông hàng hóa à sự đổi mới sáng tạo của LêNin và đất nước Xô Viết. Tác động : nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phục hồi nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện. Năm 1925 sản xuất, công nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh. Học sinh đọc SGK. Gồm bốn nước : Nga, Bêlôrútxia, Ucraina, Ngoại capcadơ. - Chính sách kinh tế mới : bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay bằng chế độ thu thuế lương thực, tự do buôn bán, mở chợ, cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh vào Nga. à Nông nghiệp và các ngành kinh tế phục hồi phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện. - 12/1922 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) được thành lập. KẾT LUẬN : Với chính sách kinh tế mới, nền kinh tế phục hồi, phát triển nhanh chóng đời sống nhân dân ổn định. HOẠT ĐỘNG 2 : II/. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở LIÊN XÔ (1925 – 1941) Mục tiêu : Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa? Nông nghiệp văn hóa, giáo dục có những thành tựu gì? Nội dung : Hoạt động của giáo viên Học sinh Bài ghi PV : Sau khi khôi phục kinh tế, so với các nước tư bản phương tây, Liên Xô vẫn là nước như thế nào? GV phân tích : là một nước nông nghiệp lạc hậu lại nằm trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản, luôn bị đe dọa trước sự tấn công về quân sự của các thế lực thù địch muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô phải có khả năng độc lập về kinh tế, tự trang bị máy móc thiết bị cần thiết cho nền kinh tế và củng cố quốc phòng. Vì vậy côngnghiệp hóa là nhiệm vụ mở đầu cho công cuộc xây dựng CNXH. Yêu cầu hs đọc SGK “Trong … quốc phòng”. PV : nhân dân Liên Xô bước đầu thực hiện công nghiệp hóa theo đường lối gì? GV : công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ngay trong năm đầu đã thu nhiều kết quả tốt đẹp. Năm 1926 việc chế tạo máy móc vượt quá mức sản xuất 1913. Tháng 12/1926 nhà máy điện lớn nhất nước là Vônkôp bắt đầu phát điện. Những xí nghiệp trạm điện lực đường sắt, những công trình khổng lồ như nhà máy thủy điện Đơnhiep, đường sắt Tuôckêxtan, nhà máy Xtalingrat … được gấp rút xây dựng. GV yêu cầu hs xem tranh hình 59 SGK à thành tựu công nghiệp. GV : cải tạo nông nghiệp : thực hiện cơ giới hóa, áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào nông nghiệp, thu hút đông đảo nông dân tham gia các nông trang tập thể. à hs xem hình 60 SGK à thành tựu của nông nghiệp. Yêu cầu hs đọc SGK “Về văn hóa … xã hội chủ nghĩa”. PV : hay nêu những thành tựu về văn hóa giáo dục của Liên Xô trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội? GV nêu một vài sai lầm thiếu sót của những người lãnh đạo Đảng, nhà nước Liên Xô trong thời gian này. Nước nông nghiệp lạc hậu, nông nghiệp chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc dân máy móc phải nhập của nước ngoài. HS đọc SGK. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ, ngành công nghiệp năng lượng (điện than dầu mỏ, ngành chế tạo máy móc nông nghiệp, công nghiệp quốc phòng. Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho mọi người, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. Xã hội : chỉ còn hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp : được tập thể hóa, cơ giới hóa, quy mô lớn. Văn hóa giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phổ cập giáo dục. Xã hội : công nhân, nông dân và trí thức mới xã hội chủ nghĩa. KẾT LUẬN : Với tinh thần dũng cảm, sáng tạo nhân dân Liên Xô đã thực hiện thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941), đạt nhiều thành tựu. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: CỦNG CỐ : Nêu nội dung chính sách kinh tế mới? Trình bày những biến đổi về mọi mặt ở Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925 – 1941? DẶN DÒ : Đọc bài 17 : “Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới” – Phần I. Trả lời các câu hỏi trong SGK. --------š­­›-------- Chương II : CHÂU ÂU & NƯỚC MỸ GIỮA 2 CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI TIẾT 25 + 26 : (1918 – 1939) Bài 17 : CHÂU ÂU GIỮA 2 CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : (SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ Châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Sách giáo khoa 8, sách hướng dẫn GV Sử 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định : Bài cũ: Nêu nội dung của chính sách kinh tế mới? Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến 1941. Bài mới : Sau chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918) tình hình Châu Âu có nhiều biến động chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở bài học sau đây. I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918 – 1929. HOẠT ĐỘNG 1 : NHỮNG NÉT CHUNG Mục tiêu : Những biến đổi của Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Nội dung : Hoạt động của giáo viên Học sinh Bài ghi Phát vấn : chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả gì? GV : bản đồ thế giới bị chia lại à châu Âu có sự biến đổi đầu tiên là xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Aùo – Hung và sự thất bại của Đức. Giáo viên sử dụng bản đồ Châu Âu sau chiến tranh à phát vấn : những quốc gia mới được thành lập là những quốc gia nào? GV : hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất đối với các nước châu Âu kể cả những nước thắng trận, bại trận đều bị suy sụp về kinh tế. GV yêu cầu hs đọc SGK. Phát vấn : trong xã hội các nước tham chiến ở Châu Âu đã hình thành những mâu thuẫn nào? Phát vấn : các mâu thuẫn này phát triển gay gắt, được giải quyết như thế nào? GV : cao trào cách mạng bùng nổ làm cho sự thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định thậm chí khủng hoảng trầm trọng như ở Đức, Hunggari ... GV : trong những năm 1924 – 1929 chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị, nền kinh tế được phục mức sản xuất trước chiến tranh, năm 1924 sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng. GV yêu cầu hs quan sát bản thống kê về sản lượng than và thép của Anh, Pháp, Đức những năm 1920 - 1929. Phát vấn : em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức? Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1919 – 1929? Gây tai họa cho nhân loại, 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương nhiều thành phố làng mạc … bị phá hủy. Bản đồ thế giới bị chia hai. Phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân các nước thuộc địa phụ thuộc phát triển nổi bật là cách mạng tháng 10 Nga. HS theo dõi. Aùo, Balan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan ... Đọc SGK phần chữ nhỏ “ Nước Pháp … rất lớn”. Giữa tư sản với vô sản. Toàn thể nhân dân lao động với chính phủ tư sản. Cao trào cách mạng bùng nổ. Học sinh quan sát. So với năm 1920 sản lượng than và thép của ba nước Anh, Pháp, Đức đều tăng. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng của Anh Pháp thấp hơn Đức à phục hồi phát triển nhanh chóng. Học sinh rả lời theo các ý của phần 1. Xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở tan vỡ của đế quốc Aùo – Hung và thất bại của Đức. Các nước tham chiến đều bị suy sụp về kinh tế. Nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định. Sản xuất công nghiệp được phục hồi phát triển nhanh chóng. HOẠT ĐỘNG 2 : CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1918 – 1923 QUỐC TẾ CỘNG SẢN THÀNH LẬP Mục tiêu : Cách mạng tháng 11 ở Đức. Sự thành lập Quốc tế cộng sản. Nội dung : Hoạt động của giáo viên Học sinh Bài ghi Thảo luận : nguyên nhân nào đã làm bùng nổ cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở châu Âu? GV nhận xét. GV : một cao trào cách mạng bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu đặc biệt lên cao ở Đức. Tại sao cách mạng bùng nổ ở Đức? GV tường thuật cuộc cách mạng tháng 11 ở Đức : Cách mạng bắt đầu bùng nổ ngày 3/11/1918 bằng cuộc khởi nghĩa của thủy thủ ở Kien, công nhân đã ủng hộ cuộc khởi nghĩa, họ tuyên bố tổng bãi công, lập ra các Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính. Xô Viết này bắt đầu vũ trang cho quần chúng. Chỉ trong vòng một tuần lễ cuộc khởi nghĩa lan rộng nhiều thành phố lật đổ chính phủ phản động thành lập các Xô Viết. Ngày 9/11/1918 công nhân binh lính Beclin đã tổng bãi công, chuyển thành khởi nghĩa vũ trang (minh họa hình 61/88). Quần chúng nhân dân đã đập tan sự kháng cự của bọn sĩ quan quân đội trung thành với chính phủ, chiếm được thành phố. Vua Đức Vinhem II bắt buộc phải thoái vị và rời đất nước. Nền quân chủ bị lật đổ. “Xô Viết đại biểu toàn quyền của nhân dân” được thành lập ở Beclin. Nhưng cuối cùng mọi thành quả cách mạng lại rơi vào tay giai cấp tư sản. Phát vấn : kết quả của cách mạng 11/1918 ở Đức? Điểm hạn chế của cách mạng tháng 11/1918? GV : nền cộng hòa đã được thành lập, các cụoc đấu tranh của công nhân vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ à 30/12/1918 Đảng cộng sản Đức được thành lập. Với nhiệm vụ lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ thiết lập nền chuyên chính vô sản à đánh dấu bước phát triển của CM. Trong những năm 1919 – 1923 phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ở Đức. GV : phong trào cách mạng dâng cao mạnh mẽ ở Hunggari và các nước châu Âu khác à nhiều Đảng cộng sản đã được thành lập : Đảng cộng sản Hunggari, Đảng cộng sản Pháp, Đảng cộng sản Anh, Đảng cộng sản Italia … à Sự phát triển của phong trào cách mạng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung đòi hỏi có một tổ chức quốc tế lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn. Phát vấn : quốc tế thứ nhất do ai lãnh đạo? Thời gian hoạt động? Quốc tế thứ hai do ai lãnh đạo? Thời gian hoạt động? GV : với những hoạt động tích cực của Lênin và Đảng Bônsêvich Nga. Ngày 2/3/1919 Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản còn gọi là Quốc tế thứ ba đã khai mạc ở Matxcơva. Trong đại hội có đại biểu 19 Đảng, quan sát viên 15 nước. Đặc biệt, lần đầu tiên trong sinh hoạt chính trị quốc tế có sự tham gia của đại biểu phương Đông như Trung Quốc, Triều Tiên à chứng tỏ Quốc tế cộng sản không những là tổ chức của CN các nước tư bản mà còn là tổ chức của quần chúng lao động bị áp bức ở các nước thuộc địa phụ thuộc. Phát vấn : qua phần chuẩn bị ở nhà, hãy cho biết hoạt động của Quốc tế cộng sản? Nguyễn Aùi Quốc đã tìm thấy ở Luận cương vấn đề gì? Kết quả? GV : 1943 do sự thay đổi của tình hình thế giới Quốc tế cộng sản tuyên bố giải tán. Quốc tế cộng sản có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới. Các nhóm thảo luận. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất. Tác động của Cách mạng tháng 10 Nga. Mâu thuẫn xã hội gay gắt ở các nước châu Âu. Bại trận khủng hoảng nghiêm trọng, tác động của cách mạng tháng 10 Nga. Lật đổ chế độ quân chủ. Thiết lập nền cộng hòa tư sản. Thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản. Mác lãnh đạo, thời gian 1864 – 1870. Enghen, thời gian từ 1889 – 1914. Tồn tại từ 1919 – 1943 tiến hành 7 lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới. Thông qua luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lênin dự thảo Con đường cứu nuớc, giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. Kết quả CMGPDT Việt Nam thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng tháng 11/1918 nổ ra ở Đức, lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nền cộng hòa tư sản. 12/1918 Đảng cộng sản Đức thành lập. Ngày 2/3/1919 Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản, khai mạc ở Matxcơva. (Quốc tế thứ III) à tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Củng cố : Làm bài tập thực hành : 5/73. Dặn dò : Học bài + làm bài tập. Xem, trả lời câu 3, 4/92 trong SGK. --------š­­›-------- Bài 18 : NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1/. Kiến thức : Giúp hs nắm được : Những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó; phong trào công nhân và sự thành lập Đảng Cộng Sản Mỹ. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mỹ và chính sách mới của Tổng thống Rudơven nhằm đư nuớc Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. 2/. Tư tưởng : Học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mỹ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Mỹ. Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xãhội tư bản. 3/. Kĩ năng : Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế – xã hội. Bước đầu biết tư duy so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU Một số tranh ảnh mô tả tình hình nước Mỹ trong những thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. Tư liệu về tình hình kinh tế – xã hội Mỹ năm 1918 - 1939. Bản đồ thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu bài. Bài mới : MỤC1 : NƯỚC MỸ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỶ XX Mục tiêu : Những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội sau chiến tranh. Phong trào công nhân và sự thành lập Đảng Cộng sản Mỹ. Nội dung : Hoạt động của giáo viên Học sinh Bài ghi GV : Dùng bản đồ thế giới chỉ rõ vị trí của nước Mỹ. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho nước Mỹ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế như thế nào? GV : sau chiến tranh, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cực kì nhanh chóng. (số liệu) Nhận xét về sự phát triển kinh tế Mỹ qua hình trên? GV : Tác động của ngành sản xuất ôtô đến kinh tế Mỹ rất lớn, thúc đẩy các ngành khác phát triển : luyện kim, cao su, xăng dầu, khách sạn, nhà hàng …, giải quyết việc làm cho hàng triệu bgười lao động. GV : Hình 66 là nhà cao trọc trời chứng tỏ sự phồn vinh của kinh tế Mỹ. GV : dùng bảng phụ (đèn chiếu) số liệu cho thấy kinh tế Mỹ chiếm vị trí số 1 trong thế giới tư bản, thời kì hoàng kim. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoạn này? GV : Kinh tế Mỹ phát triển nhanh nhưng nhân dân có được hưởng thành quả đó hay không, chúng ta tìm hiểu mục 2. GV : Em nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mỹ? GV : Như vậy sự giàu có của nước Mỹ chỉ nằm trong tay một số người, xã hội không công bằng. GV : Trong những năm 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ, song đời sống nhân dân bị bóc lột nặng nề à phong trào công nhân phát triển mạnh à Đảng Cộng sản Mỹ thành lập (5/1921) để lãnh đạo phong trào công nhân. HS trả lời : Mỹ tham chiến muộn muộn (4/1917), chiến tranh không lan rộng đến nước Mỹ, thu nhiều lợi nhuận nhờ bán vũ khí, là nuớc thắng trận. Quan sát hình 65, 66 – SGK. HS trả lời : Dòng xe ô tô dài vô tận chứng tỏ sự phát triển của ngành chế tạo ôtô, một trong những ngành tạo nên sự phồn vinh của kinh tế Mỹ. Giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kĩ thuật, thực hiện sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. HS : quan sát hình 67 trong SGK và so sánh với hình 65, 66. HS : Nước Mỹ giàu có nhưng người lao động rất cực khổ, phải chui rúc trong các khu ổ chuột …, đó là hai hình ảnh tương phản, đối lập nhau của xã hội Mỹ. Kinh tế : Là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. Nguyên nhân : Giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kĩ thuật, thực hiện sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. Xã hội : Công nhân bị bóc lột, thất nghiệp, nạn phân biệt chủng tộc. à phong trào công nhân phát triển mạnh. Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mỹ được thành lập. MỤC 2 : NƯỚC MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1939 Mục tiêu : Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và Chính sách mới của Tổng thống Rudơven. Nội dung : Hoạt động của giáo viên Học sinh Bài ghi GV : Ngay trong thời kì phồn vinh, kinh tế Mỹ đã tiềm ẩn những mâu thuẫn (SGV trang 122). Hậu quả là xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 làm chấn động nền kinh tế – tài chính Mỹ và từ đó lan ra toàn thế giới. GV : Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Rudơven mới đắc cử đã thực hiện Chính sách mới. Nội dung chính của Chính sách mới là gì? Nêu nhận xét của em về Chính sách mới qua hình 69? Đánh giá của em về Chính sách mới? HS : Đọc tư liệu ttrong SGK, trang 94, quan sát hình 68. HS : thảo luận về nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân : Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành sản xuất, sản xuất tăng quá nhanh, hàng hóa ế thừa (cung vượt quá cầu). Hậu quả : Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái nghiêm trọng. Gánh nặng khủng hoảng đè lên vai tầng lớp lao động. HS : Đọc phần tư liệu, xem hình 69 – SGK. HS trả lời : Đưa ra các biện pháp để nhà nước kiểm soát, điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa. HS trả lời : Người khổng lồ tượng trưng cho vai trò Nhà nước trong việc kiểm soát nền kinh tế Mỹ, can thiệp vào tất cả các lãnh vực của sản xuất, lưu thông phân phối để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủnghoảng. HS trả lời : Đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, giải quyết phần nào khó khăn của người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Mỹ. Khủng hoảng kinh tế : 1929 – 1933, nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện và sâu sắc. Hậu quả : kinh tế bị tàn phá, xã hội khủng hoảng. Chính sách mới của Rudơven : Nội dung (SGK). Tác dụng : Đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, giải quyết phần nào khó khăn của người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Mỹ. Củng cố : So sánh nền kin

File đính kèm:

  • doclich su 8.doc
Giáo án liên quan