Bài giảng Tiết 26 bài 18 bài về mol

I , Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Học sinh biết được :

Định nghĩa mol , khối lượng mol , thể tích mol của chất khí ở đktc (O0C , 1 atm) .

 2. Kỹ năng :

Tính được khối lượng mol nguyên tử , mol phân tử của các chất theo công thức hoá học

 3. Thái độ :

- Rèn thái độ cẩn thận , tỉ mỉ trong tính toán .

- Rèn thái độ tích cực làm việc , không ỷ lại vào tập thể .

- Yêu thích bộ môn .

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 26 bài 18 bài về mol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 Bài 18 Mol I , Mục tiêu : 1. Kiến thức : Học sinh biết được : Định nghĩa mol , khối lượng mol , thể tích mol của chất khí ở đktc (O0C , 1 atm) . 2. Kỹ năng : Tính được khối lượng mol nguyên tử , mol phân tử của các chất theo công thức hoá học 3. Thái độ : - Rèn thái độ cẩn thận , tỉ mỉ trong tính toán . - Rèn thái độ tích cực làm việc , không ỷ lại vào tập thể . - Yêu thích bộ môn . II , Chuẩn bị : III , Hoạt động dạy học : 1. ổn định trật tự lớp : Kiểm tra sĩ số : Thiếu Lý do Đủ 2. Kiểm tra bài cũ : Không . 3. Bài mới : Đặt vấn đề : Các em đã biết nguyên tử và phân tử có kích thước , khối lượng cực kỳ nhỏ bé . Mặc dầu vậy , người nghiên cứu hoá học cần phải biết được số nguyên tử , phân tử của các chất tham gia và tạo thành . Làm thế nào có thể biết được khối lượng hoặc thể tích khí các chất trước và sau phản ứng . Để thực hiện được mục đích này , người ta đưa khái niệm mol vào môn hoá học . Tiết 26 Bài 18 Mol Hoạt động 1 : Mol là gì ? (10’) Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV : Dùng phương pháp diễn giảng để diễn giảng : Chúng ta biết 1đvC = 1,9926 . 10-23 / 12 = 1,66 . 10-24 g Số 1,66 .10-24 g là số rất nhỏ . Người học hoá học cần phải biết được số nguyên tử , phân tử của các chất tham gia và tạo thành . Người ta cần tính toán xem cần bao nhiêu nguyên tử , phân tử mới tính được bằng gam . Người ta thấy rằng 6.1023 nguyên tử , phân tử mới tính được bằng gam , nhưng số 6.1023 lại quá lớn , người ta phải quy đổi nó thành 1 đơn vị khác gọi là mol . Tương tự , em cần mưa một tá bút chì , 1 yến gạo tức là em cần mua 12 bút chì , 10 kg gạo . GV : Vậy “mol là gì ?” GV : Chiếu khái niệm lên màn hình . GV : Lưu ý : 1 mol chứa 6.1023 nguyên tử (phân tử) tức là 1 mol chứa N nguyên tử , phân tử . Vậy N = 6.1023 . Người ta gọi N = 6.1023 là số Avôgađrô . GV :Viết bảng . GV : Chiếu bài tập 1 lên màn hình . Yêu cầu HS làm việc độc lập . Mỗi tổ cử 1 HS làm vào phim trong . GV : Chiếu 2 bài phim trong lên . Yêu cầu HS nhận xét . GV : Chiếu đáp án chuẩn lên màn hình . GV : Tổng kết , ghi VD lên bảng . HS : Nghe giảng HS : Đọc thông tin trong SGK , rút ra khái niệm mol : là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó . HS : Nhắc lại khái niệm mol HS : Nghe giảng , ghi bài . HS : Đọc đề bài HS : Làm việc độc lập . HS : Nhận xét . I, Mol là gì ? * Khái niệm : Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó . * N = 6.1023 (Số Avôgadrô) VD : 1 mol nguyên tử Fe chứa 6.1023 nguyên tử Fe 1 mol phân tử CO2 chứa 6.1023 phân tử CO2 . Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm khối lượng mol (20’) Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV : Số nguyên tử sắt trong 1 mol nguyên tử sắt bằng số nguyên tử nhôm trong 1 mol nguyên tử nhôm . Vậy khối lượng 1 mol nguyên tử sắt có bằng khối lượng 1 mol nguyên tử nhôm không ? Chúng ta sang phần II . GV : Yêu cầu HS đọc SGK , cho cô biết “khối lượng mol là gì ?” GV : Chốt lại kiến thức khái niệm khối lượng mol trên màn hình . Yêu cầu học sinh học trong SGK . Lưu ý : Khối lượng mol ký hiệu là M . GV : Dẫn dắt : ? Cho cô biết nguyên tử khối của Cu ? GV : Tức là 1 nguyên tử Cu có nguyên tử khối bằng 64 đvC . GV : Cu = 64 đvC => 1 mol nguyên tử Cu nặng 64 gam . Người ta viết là M Cu = 64 g . GV : Vậy tương tự ta có : H = 1 đvC => MH = ? GV : Em có nhận xết gì về khối lượng mol nguyên tử với nguyên tử khối ? GV : Cô sửa lại nhận xét của bạn đó là : khối lượng mol nguyên tử có trị số bằng nguyên tử khối nhưng tính bằng đơn vị gam . GV : Ghi bảng GV : Chiếu bài tập 2 : G V : Vậy đối với khối lượng mol phân tử chúng ta tính như thế nào ? GV : Em hãy cho cô biết phân tử khối của khí hidrô . GV : Ghi bảng GV : 1 phân tử H2 có phân tử khối là 2 đvC . Ta suy ra 1 mol phân tử H2 nặng 2 gam . Người ta viết : MH2 = 2 g . GV :Chẳng hạn ta có : NH3 = 17 đvC => MNH3 = 17 g GV : Em có nhận xét gì về khối lượng mol phân tử với phân tư khối ? GV : Kết luận GV : Nhấn mạnh : MH ≠ MH2 ; MN ≠ MN2 . HS : Đọc SGK để tìm hiểu khái niệm khối lượng mol . HS : Khối lượng mol là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó . HS : Cu = 64 đvC HS : M H = 1 g HS : Khối lượng mol nguyên tử bằng nguyên tử khối HS : Ghi bài HS : Làm bài . HS : H2 = 2 đvC HS : Khối lượng mol phân tử có trị số bằng phân tử khối . II , Khối lượng mol là gì ? 1 . Khái niệm : SGK Ký hiệu : M 2 . Khối lượng mol nguyên tử VD : Cu = 64 đvC => Mcu = 64 g * Khối lượng mol nguyên tử có trị số bằng nguyên tử khối nhưng tính bằng đơn vị gam . 3 . Khối lượng mol phân tử : VD : H2 = 2 đvC => MH2 = 2 g . NH3 = 17 đvC => MNH3 = 17 g . * Khối lượng mol phân tử có trị số bằng phân tử khối . Hoạt động 3 : Tìm hiểu khái niệm thể tích mol chất khí (10’) Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV : Yêu cầu học sinh đọc SGK , nêu khái niệm “Thể tích mol chất khí ?” GV : Yêu cầu học sinh học khái niệm trong SGK . GV : Nhấn mạnh : Thể tích ở đây là thể tích bị “chiếm” bởi N phân tử chứ không phải là thể tích củ N phân tử khí . GV : Yêu cầu HS đọc SGK , quan sát hình 3.1 (SGK-trg 64) . GV : Vấn đáp : Em có nhận xét gì về khối lượng mol và thể tích mol của khí H2 , N2 , CO2 ? GV : Vậy em rút ra kết luận gì về thể tích mol của chất khí ? GV : Lưu ý : Phải đo ở cùng đk nhiệt độ và áp suất . GV : Chiếu kết luận 1 lên màn hình GV :Thông báo kết luận 2 trên màn hình . ở đk thường (2O0C , 1 atm ) thể tích 1 mol = 24 lít . HS : Đọc thông tin trong SGK HS : Trả lời : Thể tích mol chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó . HS : Đọc SGK + quan sát hình 3.1 . HS : Khối lượng mol khác nhau nhưng thể tích mol như nhau . HS : 1 mol bất kỳ chất khí nào đều chiếm những thể tích bằng nhau . III , Thể tích mol chất khí : 1 . Khái niệm : (SGK) 2 . Nhận xét : * / Kết luận 1 : 1 mol bất kỳ chất khí nào ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích khí bằng nhau * / Kết luận 2 : ở đktc (O0C , 1atm) , 1 mol bất kỳ chất khí nào cũng chiếm thể tích bằng 22,4 lít . Hoạt động 4 : Củng cố Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV : Chiếu BT1(a,b) ; 2 (a,b) lên màn hình . GV : Chữa bài . HS : Làm bài độc lập HS 1 : Lên bảng làm bài tập 1 a,b HS 2 : Lên bảng làm bài 2a,b HS : Nhận xét . IV, BTVN : 1=>4 (SGK) . GV : Hướng dẫn bài 4 (trg 65) . / Khối lượng của N phân tử tức là khối lượng của 6.1023 phân tử cũng là khối lượng của 1 mol phân tử . VD : MH2O = 2.1 + 16 = 18 g Phụ lục : Phiếu bài tập Bài tập 1 : a, 1 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt ? b, 1 mol phân tử CO2 có chứa bao nhiêu phân tử CO2 ? Bài tập 2 : Tính khối lượng mol nguyên tử : Zn , Al , N . Bài tập 1 (SGK) : Em hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong mỗi lượng chất sau a, 1,5 mol nguyên tử Al b, 0,5 mol phân tử H2 Bài tập 2 (SGK) : Em hãy tìm khối lượng của : a, 1 mol nguyên tử Cl và 1 mol phân tử Cl2 . b, 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol phân tử CuO .

File đính kèm:

  • docTiet 26 Baii 18 Mol.doc
Giáo án liên quan