Bài giảng Tiết 26 Thường biến

I/ Mục tiêu

 - HS trình bày được khái niệm thường biến. Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến về 2 phương diện: khả năng di truyền và sự biểu hiện kiểu hình. Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi. Hiểu được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 26 Thường biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 Thường biến. I/ Mục tiêu - HS trình bày được khái niệm thường biến. Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến về 2 phương diện: khả năng di truyền và sự biểu hiện kiểu hình. Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi. Hiểu được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng. - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : - Tranh: Thường biến . - Phiếu học tập (Tr 89- Sgk). III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Đột biến đa bội khác đột biến dị bội ở những đặc điểm nào? - Chọn câu trả lời đúng: Sự hình thành thể đa bội do hoạt động không bình thường nào trong phân bào gây ra? a. Quá trình phân bào bị rối loạn. c. Cả bộ NST nhân đôi nhưng ko phân ly. b. NST tự nhân đôi không bình thường. d. Các NST không nhân đôi ở kỳ sau. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS quan sát H25 – Tr72-SGKđ Thảo luận: + Nhận xét kiểu gen của cây rau mác mọc trong 3 môi trường? + Tại sao cây rau mác lại biến đổi kiểu hình? + Sự biến đổi kiểu hình trong các ví dụ trên do nguyên nhân nào? - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu HS thảo luận tiếp: + Thường biến là gì? - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng. - GV giới thiệu tính chất của thường biến. (GV giải thích rõ: Đồng loạt theo hướng xác định là những cá thể có cùng kiểu gen và sống sống trong điều kiện giống nhau thì KH đều biến đổi giống nhau). Có thể xác định được hướng biến đổi này nếu biết rõ nguyên nhân... Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc < mục II- Tr73-SGK đ Thảo luận: + Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? + Những tính trạng loại nào chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường? + Điều kiện môi trường có vai trò gì trong sự biểu hiện các tính trạng màu sắc hạt gạo nếp cẩm và màu lông của lợn ỉ Nam Định? + Tính dễ biến dị của các tính trạng số lượng liên quan trực tiếp đến năng suất đ Có lợi ích và tác hại gì trong SX? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS đọc < mục III- Tr73-SGK đ Thảo luận: + Sự khác nhau giữa NS bình quân và NS tối đa của giống lúa DR2 do nguyên nhân nào? (Do kỹ thuật chăm sóc.) + Giới hạn NS của giống lúa DR2 do giống hay do kỹ thuật trồng trọt quy định? (Do gen quy định.) + Mức phản ứng là gì? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. I/ Tìm hiểu: Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường. - HS quan sát H25, tìm hiểu ví dụ - Tr72, SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. - HS tiếp nhận thông tin: * Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được. II/ Tìm hiểu: Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. - HS đọc < mục II- Tr73-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả tương tác giữa KG và MT. - Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. - Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường. III/ Tìm hiểu: Mức phản ứng. - HS đọc < mục III- Tr73-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Mức phản ứng là là giưói hạn thường biến của một kiểu gen ( hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. * Mức phản ứng do gen quy định. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận- SGK, tr73. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời câu hỏi 1, 2- Sgk, tr73. E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr73. - Sưu tầm tranh ảnh về đột biến ở vật nuôi và cây trồng. Tiết 27 Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến. I/ Mục tiêu - HS nhận biết được một số dạng đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh ảnh. - Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi. - Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh; kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : - Tranh ảnh về các dạng đột biến ở thực vật. - Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây. - Tranh ảnh về biến đổi số lượng NST ở hành tây, dâu tằm. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Thế nào là đột biến cấu trúc NST? ĐB số lượng NST? - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV hướng dẫn HS quan sát kỹ các tranh, ảnh chụp đ So sánh các đặc điểm hình thái của dạng gốc và dạng đột biến gen đ Nhận biết các dạng đột biến gen. I/ Nhận biết các dạng đột biến gen gây ra sự biến đổi hình thái. - HS quan sát kỹ các tranh, ảnh chụp đ So sánh các đặc điểm hình thái của dạng gốc và dạng đột biến gen đ Ghi nhận xét vào bảng theo mẫu: Đối tượng quan sát Dạng gốc Dạng đột biến gen - Lá lúa - Lông chuột .................... Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS nhận biết qua tranh về các kiểu đột biến cấu trúc NST. - GV yêu cầu HS nhận biết qua tiêu bản hiển vi về đột biến cấu trúc NST. - GV kiểm tra trên tiêu bản đ Xác nhận kết quả của nhóm. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS quan sát tranh: Bộ NST của người bình thường và của người bị bệnh Đao. - GV hướng dẫn các nhóm quan sát tiêu bản hiển vi bộ NST của người bình thường và của người bị bệnh Đao. - Yêu cầu HS so sánh ảnh chụp hiển vi bộ NST ở dưa hấu. - So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội. II/ Nhận biết các dạng đột biến gen gây ra sự biến đổi hình thái. - HS quan sát tranh các dạng đột biến cấu trúc NST đ Phân biệt từng dạng đột biến. - Một HS lên chỉ tranh, gọi tên từng dạng đột biến. - Các nhóm quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. Lưu ý: Quan sát ở bội giác bé rồi chuyển sang bội giác lớn. - Vẽ lại hình đã quan sát được. III/ Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST. - HS quan sát tranh, chú ý số lượng NST cặp số 21. - Các nhóm sử dụng kính hiển vi quan sát tiêu bản, đối chiếu với ảnh chụp đ Nhận biết cặp NST bị đột biến. - HS quan sát, so sánh bộ NST ở thể lưỡng bội với thể đa bội. - HS quan sát, ghi nhận xét vào bảng theo mẫu: Đối tượng quan sát Đặc điểm hình thái Thể lưỡng bội Thể đa bội 1 2 3 4 C/ Củng cố: - GV khái quát các dạng đột biến. D/ Kiểm tra, đánh giá - GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm. - GV nhận xét chung kết quả giờ thực hành. - GV cho điểm một số nhóm có bộ sưu tập và kết quả giờ thực hành tốt. E/ Hướng dẫn: - Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 26- SGK. - Sưu tầm: Tranh ảnh minh hoạ thường biến. + Vật mẫu: Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài ánh sáng; Thân cây rau dừa nước mọc ở mô đất cao và trải trên mặt nước. Tiết 28 Thực hành: Quan sát thường biến. I/ Mục tiêu - HS nhận biết được một số thường biến phát sinh ở các đối tượng trước tác động trực tiếp của điều kiện sống. - Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến. - Qua tranh ảnh và mẫu vật rút ra được: + Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. + Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích thông qua tranh ảnh và mẫu vật; kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : +Tranh ảnh minh hoạ thường biến. + Vật mẫu: Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài ánh sáng; Thân cây rau dừa nước mọc ở mô đất cao và trải trên mặt nước. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh , mẫu vật các đối tượng: + Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. + Nêu các nhân tố tác động gây thường biến. - GV chốt lại đáp án đúng. I/ Nhận biết một số thưòng biến. - HS quan sát tranh, ảnhvà mẫu vật cây khoai lang, cây rau dừa nước và các tranh ảnh khác. - Thảo luận nhóm đ Ghi nhận xét vào bảng báo cáo theo mẫu. - Đại diện nhóm trình bày báo cáo. Đối tượng Điều kiện môi trường KH tương ứng Nhân tố tác động 1. Mầm khoai - Có ánh sáng - Trong tối - Mầm lá có màu xanh - Mầm lá có màu vàng ánh sáng 2. Cây rau dừa nước - Trên cạn - Ven bờ - Trên mặt nước - Thân lá nhỏ - Thân lá lớn - Thân lá bé hơn, rễ biến thành phao. Độ ẩm 3. 4. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS quan sát trên đối tượng lá cây mạ mọc ở ven bờ và trong ruộng đ Thảo luận: + Sự sai khác giữa 2 cây mạ mọc ở hai vị trí khác nhau ở vụ thứ nhất thuộc thế hệ nào? + Các cây lúa được gieo từ hạt của hai cây trên có khác nhau không? Rút ra nhận xét? + Tại sao cây ở ven bờ phát triển tốt hơn cây trong ruộng? - GV yêu cầu HS phân biệt thường biến và đột biến. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS quan sát ảnh chụp 2 luống su hào của cùng một giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau đ Thảo luận: + Hình dạng củ su hào của 2 luống có khác nhau không? + Kích thước của các củ su hào của 2 luống có khác nhaunhư thế nào? đ Rút ra nhận xét. II/ Phận biệt thường biến với đột biến. - HS quan sát tranh , thảo luận đ Yêu cầu nêu được: + Hai cây mạ thuộc thế hệ thứ nhất (Biến dị trong đời sống cá thể). + Con của chúng giống nhau (Biến dị không di truyền được). + Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau. - Một vài HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. III/ Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. - HS quan sát ảnh đ Thảo luận. Yêu cầu nêu được: + Hình dạng giống nhau (Tính trạng số lượng). + Luống chăm sóc tốt: Củ to; Luống chăm sóc ít: Củ nhỏ. => Nhận xét: + Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen. + Tính trạng số lượng phụ thuộc vào điều kiện sống. C/ Củng cố - GV khái quát các dạng đột biến. D/ Kiểm tra, đánh giá - GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm. - GV nhận xét chung kết quả giờ thực hành. - GV cho điểm một số nhóm chuẩn bị chu đáo và kết quả giờ thực hành tốt. - GV cho HS thu dọn vệ sinh. E/ Hướng dẫn: - Đọc trước bài 28.

File đính kèm:

  • docTiet 26- 28.doc