Bài giảng Tiết 39: sự ôxi hoá - Phản ứng hoá hợp và ứng dụng của ôxi

 I - MỤC TIÊU.

- Học sinh nắm được thế nào là sự ôxi hoá, thế nào là phản ứng hoá hợp, nhứng ứng dụng chính của ôxi.

- Rèn luyện kỹ năng viết và lập PTHH. Giải thích một số hiện tượng xảy ra trong thực tế.

- Học sinh có ý thức ham học môn Hoá học hơn

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Dụng cụ, hoá chất: Tranh ảnh và tư liệu và ứng dụng của ôxi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39: sự ôxi hoá - Phản ứng hoá hợp và ứng dụng của ôxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoá 8 Ngày dạy : 13/01/09(8D) Giáo viên soạn: Lê Đức Anh Tiết 39: Sự ôxi hoá - phản ứng hoá hợp – ứng dụng của ôxi I - Mục tiêu. - Học sinh nắm được thế nào là sự ôxi hoá, thế nào là phản ứng hoá hợp, nhứng ứng dụng chính của ôxi. - Rèn luyện kỹ năng viết và lập PTHH. Giải thích một số hiện tượng xảy ra trong thực tế. - Học sinh có ý thức ham học môn Hoá học hơn II - đồ dùng dạy học. - Dụng cụ, hoá chất: Tranh ảnh và tư liệu và ứng dụng của ôxi. - Đồ dùng khác: Máy chiếu. III – hoạt động dạy và học. Kiểm tra. Mở bài: Thế nào là sự ôxi hoá, thế nào là phản ứng hoá hợp và ôxi có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất, chúgn ta đI vào bài học ngày hôm nay. Các hoạt động. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HĐ1: Thế nào là sự ôxi hoá (7’) Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và nêu ra hai phản ứng hoá học trong đó khí ôxi tác dụng với đơn chất và một phản ứng hoá học khí ôxi tác dụng với hợp chất. Giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi Giáo viên gọi học sinh đại diện trình bày kết quả. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu điểm chung của ba PƯHH trên. à Sự ôxi hoá là gì? Giáo viên nhận xét và chuyển hoạt động. HĐ2: Phản ứng hoá hợp (8’) Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK Giáo viên chiếu lên máy chiếu bảng 1 (SGK – Tr85) và yêu cầu học sinh hoàn thiện. Giáo viên gọi học sinh lên hoàn thiện ( có thể sử dụng ngay trên máy chiếu đối với học sinh học giỏi bộ môn Tin Học). Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về số chất tham gia và số chất sản phẩm Giáo viên kết luận: Các PƯHH trên được gọi là PƯ hoá hợp à Định nghĩa phản ứng hoá hợp? Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh đọc phần 2 mục II SGK-Tr85. Giáo viên nói thêm về phản ứng toả nhiệt sau đó chuyển hoạt động. * Bài tập (5’) Giáo viên yêu cầu học sinh giải bài tập số 2 (SGK Hoá 8 – Tr 87) Giáo viên nhận xét và cho điểm sau khi học sinh giải xong. HĐ3: ứng dụng của ôxi (7’) Giáo viên đưa tranh vẽ đã sưu tầm lên máy chiếu. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và nêu ứng dụng chính của ôxi? Giáo viên nhận xét và chốt lại các ứng dụng học sinh nêu thuộc hai lĩnh vực chính là “Sự hô hấp” và “Sự đốt nhiên liệu”. Giáo viên có thể chiếu hệ thống câu hỏi lên máy chiếu hoặc vấn đáp học sinh để thấy rõ vai trò của ôxi hơn: + Ôxi có vai trò gì trong cuộc sống của con người , đông vật và thực vật ? + Trong trường hợp nào người ta dùng khí oxi trong các bình đặc biệt ? + Trong sản xuất gang thép oxi có tác dụng như thế nào ? + Dùng hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp để làm gì ? Giáo viên nhận xét và kết luận. HĐ4: Bài tập củng cố (10’). Cân bằng các phản ứng hoá học sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng nào không phải là phản ứng hoá hợp? a. KClO3 à KCl + O2. b. CaO + CO2 à CaCO3. c. Cu + O2 à CuO. d. C2H2 + O2 à CO2 + H2O. e. H2O + P2O5 à H3PO4. Học sinh nghiên cứu thông tin SGK. Học sinh thảo luận Học sinh trình bày kết quả. Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh nghe giảng và ghi nhớ Học sinh nghiên cứu thông tin SGK Học sinh trả lời câu hỏi Học sinh trong lớp quan sát. Học sinh nhận xét Học sinh nêu định nghía PƯ hoá hợp Học sinh đọc Học sinh nghe giảng và ghi nhớ Học sinh nghiên cứu kiến thức vừa học và giải bài tập số 2 SGK. Học sinh nghe giảng và chỉnh sửa nhứng chỗ giải sai ( nếu có). Học sinh quan sát tranh vẽ Học sinh quan sát và nêu các ứng dụng chính của ôxi Học sinh nghe giảng và ghi nhớ. Học sinh thảo luận trả lời Học sinh nghe giảng và ghi nhớ Học sinh thảo luận nhóm và làm bài tập giáo viên đưa ra. I – Sự ôxi hoá. 1. Ví dụ: 3Fe + 2O2 à Fe3O4 C + O2 à CO2 CH4 + 2O2 à CO2 + 2H2O 2. Định nghĩa: Sự tác dụng của ôxi với một chất là sự ôxi hoá. II- Phản ứng hoá hợp. 1. Ví dụ: 4P + 5O2 à 2P2O5 3Fe + 2O2 à Fe3O4 CaO + H2O à Ca(OH)2 2. Định nghĩa: Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới ( sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. * Bài tập 2 ( SGK – Tr87) Mg + S à MgS Zn + S à ZnS 2Al + 3S à Al2S3 III- ứng dụng của ôxi. 1. Sự hô hấp. 2. Sự đốt nhiên liệu. ( SGK Hoá 8 – Tr86) a. 2KClO3 à 2KCl + 3O2. b. CaO + CO2 à CaCO3. c. 2Cu + O2 à 2CuO. d. C2H2 + O2 à 2CO2 + H2O. e. 3H2O + P2O5 à 2H3PO4. * PƯ hoá hợp: a, c, e. IV – tổng kết đánh giá - Tóm tắt ý chính (2’) + Sự tác dụng của ôxi với một chất là sự ôxi hoá. + Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhièu chất ban đầu. + Khí ôxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. - Kiểm tra đánh giá + Đã củng cố ở trên. + Nếu còn thời gian có thể cho học sinh giải bài tập 4 ( SGK – Tr87). - HDVN (1’) + Học sinh giải bài tập 3 + 4 + 5 SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 38 Su oxi hoa Hoa 8.doc
Giáo án liên quan