Bài giảng Tiết 53: kiểm tra 1 tiết hóa 9

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1/ Kiến thức :

- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong các kiến thức về hidrocacbon.

2/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng trình bày vấn đề về hóa học, kỹ năng tính toán, viết PTHH.

3/ Thái độ:

 - Giáo dục tính trung thực trong học tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 53: kiểm tra 1 tiết hóa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt Ngày soạn: / 3 / 2012. Ngày giảng: / 3 / 2012. TIẾT 53: KIỂM TRA 1 TIẾT I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong các kiến thức về hidrocacbon. 2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng trình bày vấn đề về hóa học, kỹ năng tính toán, viết PTHH. 3/ Thái độ: - Giáo dục tính trung thực trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Đề kiểm tra, đáp án, ma trận đề. 2/ Học sinh: - Ôn lại những tính chất hoá học của hidrocacbon. 3/ Phương pháp: - Sử dụng các phương pháp: Kiểm tra – Đánh giá. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../.... 9A2: .../.... 2/ Kiểm tra bài cũ: (không tiến hành) 3/ Kiểm tra: (Giáo viên phát đề cho HS từ ngân hàng đề kiểm tra của nhà trường) IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Thu bài, nhận xét. - Chuẩn bị bài: “Rượu Etylic – C2H6O = 46” –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ký duyệt Ngày soạn: / 3 / 2012. Ngày giảng: / 3 / 2012. TIẾT 54 - BÀI 44 - RƯỢU ETYLIC (C2H6O = 46) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: - Biết được: Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo phân tử của etanol. - Biết được tính chất vật lí, hóa học cơ bản của rượu etylic; khái niệm về độ rượu. - Thấy được một số ứng dụng chính của rượu Etylic trong đời sống và công nghiệp. - Biết các phương pháp điều chế rượu Etylic trong đời sống và công nghiệp. 2/ Kĩ năng: - Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra nhận xét về các đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học. - Viết được phương trình hóa học dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn. - Phân biệt etanol với benzen. - Tính khối lượng etanol tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình. 3/ Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng Rượu Etylic nhằm bảo vệ sức khỏe. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Mô hình phân tử các dạng; Hóa chất thí nghiệm; tranh vẽ hình 5.1 /136; 5.2 /137; 5.3 /137. 2/ Học sinh: Chuẩn bị nội dung. 3/ Phương pháp : - Quan sát, nhận xét kết hợp thảo luận và làm việc theo nhóm. III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../.... 9A2: .../.... 2/ Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV HS ? HS GV HS ? GV GV HS GV ? HS GV GV HS 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu lọ đựng cồn 960 và thông báo với học sinh: Rượu Etylic ở nồng độ cao được gọi là cồn; tên gọi quốc tế của rượu Etylic là Etanol. Quan sát, nhận xét. Nhận xét về tính chất vật lí của rượu Etylic? Trả lời, nhận xét. Cung cấp một số thông tin khác về tính chất vật lí của rượu Etylic. Nghe, nhận xét, ghi vở. Trên các nhãn các trai rượu đều có ghi 12o, 25o, 40o, .. cách ghi đó là gì? Nhấn mạnh đây là tỉ lệ % về thể tích chứ không phải về khối lượng rượu. Hướng dẫn học sinh tìm trên các nhãn chai rượu số chỉ nồng độ (độ rượu). Nhận xét, tìm hiểu. Giới thiệu: Những con số đó được gọi là độ rượu. Độ rượu là gì? Trả lời, nhận xét. Hướng dẫn tìm hiểu, giải thích và liên hệ trong thực tế. Để đo được độ rượu một cách nhanh chóng người ta dùng một dụng cụ đo đơn giản là “rượu kế”. Khi thả rượu kế vào dd rượu, độ rượu càng cao, rượu kế càng chìm sâu. Nghe, nhận xét, ghi vở. I/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ: 1/Tính chất vật lí: - Rượu Etylic là chất lỏng, không màu; sôi ở 78,30C; nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước và có thể hòa tan nhiều chất khác. 2/ Độ rượu: - Thể tích rượu Etylic (n/chất) có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước được gọi là độ rượu. - Công thức tính độ rượu : Độ rượu = ´ 100 GV ? HS ? HS HS 2/ Hoạt động 2: Viết công thức cấu tạo C2H6O Dựa vào dấu hiệu nào để biết công thức cấu tạo của rượu Etylic? Trả lời, nhận xét. Nêu đặc điểm cấu tạo rượu etilic: Có nhóm –OH. Phần còn lại giống hidrocacbon: CH3- CH2- Nhận xét vị trí của 6 nguyên tử H? Trả lời: Một trong 6 nguyên tử H không liên kết với C mà liên kết với nguyên tử O tạo thành nhóm –OH. Trong công thức cấu tạo của rượu Etylic có nhóm -OH. Người ta gọi nhóm -OH là nhóm định chức. Nhóm định chức là nhóm nguyên tử quy định tính chất hoá học chung của một loại chất, đặc trưng cho loại chất đó. Nhóm định chức của các loại rượu nói chung là nhóm – OH (gọi là nhóm Hydroxyl). Nghe, nhận xét, ghi vở. II/ CẤU TẠO PHÂN TỬ: H H ï ï H - C - C - OH ï ï H H - Viết thu gọn: CH3 - CH2 – OH. - Một trong 6 nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O tạo thành nhóm –OH. GV HS ? HS GV HS GV ? HS GV 3/ Hoạt động 3: Làm thí nghiệm: Đốt cháy rượu Etylic (cồn) trong chén sứ. Quan sát, nhận xét. Viết PTHH của phản ứng? Viết PTHH, nhận xét, ghi vở. Làm thí nghiệm biểu diễn: Cho 2 ml rượu vào một cốc thủy tinh. Thêm một mẩu natri bằng nửa hạt ngô vào. Quan sát, nhận xét hiện tượng. Nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử O trong nhóm -OH linh động hơn các nguyên tử H khác nên dễ bị đứt ra và nguyên tử natri thay vào vị trí đó tạo ra NatriEtylat. Đây là phản ứng đặc trưng của rượu Etylic. Viết PTHH của phản ứng? Viết PTHH, nhận xét, ghi vở. Như vậy, các em đã được nghiên cứu hai tính chất của rượu Etylic; Tính chất thứ ba của rượu các em sẽ được nghiên cứu ở bài axit axetic. III/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1/ Rượu Etylic có cháy không? - Rượu Etylic dễ cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt; sản phẩm tạo CO2 và H2O. - PTHH: C2H6O(l) + 3 O2(k) 2 CO2(k) + 3 H2O(h). 2/ Rượu Etylic có phản ứng với Natri không? - Rượu Etylic tác dụng được với Natri tạo thành NatriEtylat và giải phóng khí Hidro: - PTHH: 2 CH3 – CH2 – OH(l) + 2 Na(r) 2 CH3 – CH2 – ONa(dd + H2(k). (NatriEtylat) - Viết gọn: 2C2H5OH(l)+2Na(r)2C2H5ONa(dd)+ H2(k). (NatriEtylat) 3/ Phản ứng với Axit Axetic: (Xem bài 45: Axit Axetic) GV ? HS GV HS 4/ Hoạt động 4: Giới thiệu sơ đồ/138. Trình bày những ứng dụng quan trọng của rượu Etylic? Trả lời, nhận xét. Giới thiệu và kể thêm một số ứng dụng khác của rượu Etylic và lưu ý học sinh về việc sử dụng hợp lí rượu Etylic để uống nhằm bảo vệ sức khỏe. Nghe, nhận xét, liên hệ thực tế, ghi vở. IV/ ỨNG DỤNG: - Rượu Etylic được dùng để: + Làm nhiên liệu, dung môi, hóa chất trong phòng thí nghiệm. + Làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất dược phẩm, cao su tổng hợp, ... + Dùng để uống ở các nồng độ khác nhau. GV HS 5/ Hoạt động 5: Giới thiệu các phương pháp thường dùng để điều chế rượu Etylic trong đời sống và trong công nghiệp. Nghe, nhận xét, liên hệ thực tế, ghi vở. V/ ĐIẾU CHẾ: - Các phương pháp điều chế rượu etylic: + Phương pháp lên men rượu: Tinh bột hoặc đường Rượu Etylic. + Cho khí etilen hợp với nước có xúc tác: C2H4(k) + H2O(l) C2H5OH(l). 4. Tổng kết- đánh giá. ? Đặc điểm cấu tạo phân tử Rượu Etylic? ? Tính chất lí, hóa học của Rượu Etylic? Viết PTHH minh họa? ? Ứng dụng cơ bản của Rượu Etylic? Các phương pháp điều chế Rượu Etylic? ? Bài tập: Làm bài tập số 4/139? 5. Hướng dẫn về nhà. - Đọc “Em có biết”/139. - HD làm các bài tập 1, 2 , 3, 4, 5 /139. - Chuẩn bị bài tiếp theo "Axit Axetic " ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 53 + 54 - BÀI 44 - KIỂM TRA 1 TIẾT, RƯỢU ETYLIC (C2H6O = 46).doc
Giáo án liên quan