Bài giảng Tiết 62 Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

 1.Kiến thức

 - Học sinh nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết. Hiểu rõ cơ chế sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

 2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.

 

doc19 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 62 Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15/4 Tiết 62 Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết. I/ Mục tiêu của bài học 1.Kiến thức - Học sinh nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết. Hiểu rõ cơ chế sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong. 2.Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ và bảo vệ cơ thể. II/Phương pháp :Phương pháp trực quan kết hợp với hỏi đáp đàm thoại III/ Chuẩn bị: GV :+ Tranh vẽ H59.1; 59.2; 59.3- SGK. HS : + Vở ghi +sgk IV/ Tiến trình tiết dạy 1/ Tổ chức :(2’) Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú 2/ Kiểm tra : (12’) - Trình bày chức năng của tuyến sinh dục nam? - Trình bày chức năng của tuyến sinh dục nữ? 3/ Bài mới Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15’ 10’ Hoạt động1: - GV yêu cầu HS: + Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmôn tuyến yên? - GV hoàn thiện kiến thức. Yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của tuyến yên đối với hoạt động của các tuyến nội tiết khác. - GV hướng dẫn HS quan sát H59.1,2- SGK; thảo luận đ Trình bày sự điều hoà hoạt động của: +Tuyến giáp. + Tuyến trên thận. - GV gọi HS trình bày trrên tranh. - GV hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Tìm ví dụ về sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết đã học? - GV nêu thông tin: Trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh thì nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động đ Tăng đường huyết. - GV hoàn thiện kiến thức. - GV mở rộng: Ngoài ra còn có Ađrênalin và Noađrênalin phần tủy tuyến cùng góp phần cùng Glucagôn làm tăng đường huyết. - GV hỏi tiếp: + Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì? I/ Tìm hiểu: Điều hoà hoạt động của tuyến nội tiết. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Tuyến yên tiết hoocmon điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác. - HS quan sát H58.1, 2- SGK; Thảo luận nhóm đ Trình bày sự điều hoà hoạt động của: +Tuyến giáp. + Tuyến trên thận. - Đại diện nhóm lần lượt lên trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmon do các tuyến nội tiết tiết ra đ Đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược. Ví dụ: SGK. II/ Tìm hiểu:Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết. - HS vận dụng kiến thức về chức năng của hoocmôn tuyến tụy đ Trả lời câu hỏi. - Lớp theo dõi nhận xét và bổ sung. - HS quan sát H59.3- SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được sự phối hợp của: + Glucagôn (tuyến tụy). + Cooctizôn (vỏ tuyến trên thận) - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động đ Đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thểdiến ra bình thường. * Ví dụ: 4/ Củng cố bài học : (4’) -GV hệ thống lại các kiến thức cơ bản trong bài - Yêu cầu HS đọc kết luận SGK- Tr186.Trả lời câu hỏi + Nêu rõ mối quan hệ trong điều hoà của tuyến yên với các tuyến nội tiết khác? 5/ Hướng dẫn về nhà : (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-186. - Đọc trước bài 60- tr187. V/Rút kinh nghiệm giờ dạy ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ __________________________________________________________________ Ngày soạn 17/4 chương XI: Sinh sản. Tiết 63 Cơ quan sinh dục nam. I/ Mục tiêu của bài học 1.Kiến thức - Học sinh kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam. Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó và nêu rõ đặc điểm của tinh trùng. 2.Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ - Giáo dục nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể. II/Phương pháp : Phương pháp trực quan kết hợp với hỏi đáp đàm thoại . III/ Chuẩn bị: GV + H 60- SGK. + Bảng phụ: Bảng 60- SGK. HS : Vở ghi +sgk IV/Tiến trình lên lớp 1/ Tổ chức :(2’) Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú 2/ Kiểm tra : (12’)- Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết? - Lấy ví dụ, nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững được tính ổn định của môi trường trong? 3/ Bài mới Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 13’ 12’ Hoạt động1: - GV yêu cầu HS quan sát H60.1- SGK, nghiên cứu< mục I- Tr187 đ Thảo luận các câu hỏi: + Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào? + Hoàn thành bài tập điền từ ở mục 6- SGK tr187. + Chức năng của từng bộ phận là gì? - GV hoàn thiện kiến thức. - GV gọi đại diện các nhóm lên chỉ trên tranh. - GV lưu ý học bài này HS hay xấu hổ và buồn cười nên cần giáo dục ý thức nghiêm túc cho HS. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS nghiên cứu< mục II, quan sát H56.2- SGK. - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Tinh trùng được sinh ra bắt đầu từ khi nào? + Tinh trùng được sản sinh ra ở đâu? và như thế nào? + Tinh trùng có đặc điểm gì về hình thái cấu tạo và hoạt động sống? - GV hoàn thiện kiến thức. - GV nhấn mạnh hiện tượng xuất tinh lần đầu ở em nam là dấu hiệu tuổi dậy thì chính thức. I/ Tìm hiểu: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam. - HS quan sát H60- SGK, nghiên cứu< mục I- Tr187; thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi và hoàn thành bài tập điền từ ở mục 6- SGK tr187 . - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Cơ quan sinh dục nam gồm: + Tinh hoàn: Là nơi sản xuất tinh trùng. + Mào tinh: Là nơi tinh trùng tiếp tục hoàn thiện cấu tạo. + Túi tinh: Chứa tinh trùng. + ống tinh: Dẫn tinh trùng. + Dương vật: Đưa tinh trùng ra ngoài. + Tuyến hành (tuyến côpơ), tuyến tiền liệt: Tiết dịch nhờn. - Đại diện các nhóm HS lên chỉ trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nam đ các nhóm khác nhận xét và bổ sung. II/ Tìm hiểu: Tinh hoàn và tinh trùng. - HS nghiên cứu< mục II, quan sát H56.2- SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Tinh hoàn: Sản sinh tinh trùng bắt đầu từ tuổi dậy thì. * Tinh trùng: Tế bào sinh dục nam. + Rất nhỏ, dài 0,06 mm. + Có 3 phần: Đầu, cổ, đuôi (có thể di chuyển). + Có 2 loại tinh trùng: Tinh trùng X và Y. + Có khả năng sống 3-4 ngày. 4/ Củng cố bài học : (4’) -GV hệ thống lại các kiến thức cơ bản của bài học - GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK- Tr188. + Yêu cầu HS làm bài tập - SGK tr189. 5/ Hướng dẫn về nhà : (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-189. - Đọc mục “Em có biết” - Đọc trước bài 61- tr190. V/Rút kinh nghiệm giờ dạy ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _________________________________________________________________ Ngày soạn 20/4 Tiết 64 Cơ quan sinh dục nữ. I/ Mục tiêu của bài học 1.Kiến thức - Học sinh kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ. Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó và nêu rõ đặc điểm của trứng. 2.Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ quan sinh dục. II/Phương pháp :-Phương pháp trực quan kết hợp với hỏi đáp đàm thoại III/ Chuẩn bị: GV Tranh vẽ H 61.1,2- SGK. HS : Vở ghi +sgk IV/Tiến trình tiết dạy 1/ Tổ chức :(2’) Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2/ Kiểm tra : (12’) - Cơ quan sinh dục nam có những bộ phận nào? - Chức năng của từng bộ phận là gì? 3/ Bài mới Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – ghi bảng 14’ 11’ Hoạt động1: - GV yêu cầu HS quan sát H61.1- SGK, nghiên cứu< mục I- Tr190 đ Thảo luận các câu hỏi: + Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào? + Hoàn thành bài tập điền từ ở mục 6- SGK tr190. + Chức năng của từng bộ phận là gì? - GV hoàn thiện kiến thức. - GV gọi đại diện các nhóm lên chỉ trên tranh. - GV cần giảng giải thêm về vị trí của tử cung liên quan đến một số bệnh ở các em nữ. - GV giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh ở các em nữ do cơ quan sinh dục có cấu tạo phức tạp đ Tránh viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS nghiên cứu< mục II, quan sát H56.2- SGK. - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào? + Trứng được sản sinh ra ở đâu? và như thế nào? + Trứng có đặc điểm gì về hình thái cấu tạo và hoạt động sống? - GV hoàn thiện kiến thức. - GV giảng giải thêm về: + Quá trình giảm phân hình thành trứng và quá trình thụ tinh để khôi phục bộ NST đặc trưng cho loài. + Trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh. - GV nhấn mạnh hiện tượng kinh nguyệt lần đầu ở em nữ là dấu hiệu tuổi dậy thì chính thức. I/ Tìm hiểu: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. - HS quan sát H61.1- SGK, nghiên cứu < mục I- Tr190; thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi và hoàn thành bài tập điền từ ở mục 6- SGK tr190. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Cơ quan sinh dục nữ gồm: + Buồng trứng: Là nơi sản sinh ra trứng. + ống dẫn, phễu: Thu trứng và dẫn trứng. + Tử cung: Đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinhphát triển thành thai. + Âm đạo: Thông với tử cung, là nơi tiếp nhận tinh trùng và đường ra của trẻ khi sinh. + Tuyến tiền đình: Tiết dịch nhờn. - Đại diện các nhóm HS lên chỉ trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. đ các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS đọc lại đoạn bài tập đã hoàn chỉnh. II/ Tìm hiểu: Buồng trứng và trứng. - HS nghiên cứu< mục II, quan sát H61.2- SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Buồng trứng: Sản sinh trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì. * Trứng: Tế bào sinh dục nữ. + Nhỏ ( đường kính 0,15- 0,25mm), chứa nhiều dinh dưỡng. + Có 1 loại trứng mang X. + Có khả năng thụ tinh trong vòng 1 ngày nếu gặp được tinh trùng và sẽ phát triển thành thai. 4/ Củng cố bài học (4’) -GV hệ thống lại các kiến thức cơ bản của bài - Yêu cầu HS đọc kết luận SGK- Tr191. + Yêu cầu HS làm bài tập - SGK tr1 5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà : (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-192. - Đọc mục “Em có biết - Đọc trước bài 62- tr193. V/Rút kinh nghiệm giờ dạy ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : 22/4 Tiết 65 Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai. I/ Mục tiêu của bài học 1.Kiến thức - Học sinh chỉ rõ được điều kiện của sự thụ tinh và sự thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai. Trình bày được quá trình nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển. Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt. 2.Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt. II/Phương pháp : phương pháp vấn đáp tìm tòi III/ Chuẩn bị: GV + Tranh vẽ cấu tạo cơ quan sinh dục nữ. + H 62.1,2,3- SGK. HS :Vở ghi + sgk IV/Tiến trình tiết dạy 1/ Tổ chức :(2’) Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú 2/ Kiểm tra : (12’) - Cơ quan sinh dục nữ có những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận là gì? 3/ Bài mới Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- Ghi bảng 10’ 8’ 7’ Hoạt động1: - GV yêu cầu HS quan sát H62.1- SGK, nghiên cứu< mục I- Tr193 đ Thảo luận các câu hỏi: + Thế nào là thụ tinh và thụ thai? + Điều kiện cho sự thụ tinh và thụ thai là gì? - GV hoàn thiện kiến thức. - GV cần giảng giải thêm: + Nếu trứng di chuyển xuống gần tới tử cung mới gặp tinh trùng thì sự thụ tinh sẽ không xảy ra. + Trứng đã thụ tinh bám được vào thành tử cung mà không phát triển tiếp thì sự thụ thai không có kết quả. + Trứng được thụ tinh mà phát triển ở ống dẫn trứng thì gọi là chửa ngoài dạ con đ Nguy hiểm đến tính mạng. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS nghiên cứu< mục II, quan sát H62.2- SGK đ Thảo luận trả lời câu hỏi: + Quá trình phát triển của bào thai diễn ra như thế nào? + Câu hỏi mục 6- SGK tr 194. - GV hoàn thiện kiến thức. - GV phân tích sâu vai trò của nhau thai trong việc nuôi dưỡng thai. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS nghiên cứu< mục III, quan sát H62.3- SGK đ Thảo luận trả lời câu hỏi: + Hiện tượng kinh nguyệt là gì? + Kinh nguyệt xảy ra khi nào? + Do đâu có kinh nguyệt? - GV hoàn thiện kiến thức. - GV giảng giải thêm: + Tính chất của chu kỳ kinh nguyệt do tác dụng của hoocmôn tuyến yên. + Tuổi kinh nguyệt có thể sớm hay muộn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. + Kinh nguyệt không bình thường đ Biểu hiện bệnh lý, phải đi khám. + Vệ sinh kinh nguyệt. I/ Tìm hiểu: Thụ tinh và thụ thai. - HS quan sát H62.1- SGK, nghiên cứu < mục I- Tr193; thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Thụ tinh: Là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. Hợp tử di chuyển xuống tử cung để làm tổ, vừa di chuyển vừa phân chia. + Điều kiện: Trứng gặp tinh trùng ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài. * Thụ thai: Hợp tử bám vào thành tử cung làm tổ và phát triển thành thai. + Điều kiện: Trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung và phát triển. II/ Tìm hiểu: Sự phát triển của thai. - HS nghiên cứu< mục II, quan sát H62.2- SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai. * Khi mang thai người mẹ cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và tránh những chất kích thích có hại cho thai như rượu, thuốc lá,… III/ Tìm hiểu: Hiện tượng kinh nguyêt. - HS nghiên cứu< mục III, quan sát H62.3- SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Kinh nguyệt là hiện tượng trứng rụng mà không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy. * Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ: 28-30 ngày. * Kinh nguyệt lần đầu đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở các em gái. 4/ Củng cố bài học : (4’) -GV hệ thống lại các kiến thức cơ bản trong bài - HS đọc kết luận SGK- Tr195. + Yêu cầu HS làm bài tập - SGK tr195. 5/ Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà : (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-195. - Đọc mục “Em có biết” - Đọc trước bài 63- tr197. V/Rút kinh nghiệm giờ dạy ....................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 2/5/2010 Tiết 66 Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. I/ Mục tiêu của bài học 1.Kiến thức - Học sinh hiểu rõ ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình, hiểu nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên và cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai. 2.Kỹ năng - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ - Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình, tránh mang thai ở tuổi vị thành niên. II/Phương pháp : Phương pháp trực quan kết hợp với vấn đáp tìm tòi III/ Chuẩn bị: GV + Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên. +Một số dụng cụ tránh thai: Bao cao su, vỉ thuốc tránh thai. IV/Tiến trình tiết dạy HS : Vở ghi + sgk 1/ Tổ chức :(2’) Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2/ Kiểm tra : (10’) - Điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai là gì? 3/ Bài mới Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- Ghi bảng 10’ 8’ 10’ Hoạt động1: - GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời các câu hỏi: + Nội dung của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình là gì? - GV chốt lại kiến thức đúng. - GV hỏi tiếp: + Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa gì? Cho biết lí do? + Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào? + Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học? - GV cho thảo luận toàn lớp. - GV hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hay tránh phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên? - GV cho thảo luận toàn lớp. - GV hoàn thiện kiến thức. - GV cần khẳng định cả HS nam và nữ đều phải nhận thức về vấn đề này, phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn bản thân, đó là tiền đề cho cuộc sống sau này. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi: + Dựa vào điều kiện thụ tinh và thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai? + Cần có những biện pháp nào để thực hiện nguyên tắc tránh thai? - GV cho HS thảo luận . - GV hoàn thiện kiến thức. I/Tìm hiểu: ý nghĩa của việc tránh thai. - HS thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Mục tiêu của sinh đẻ có kế hoạch: + Đẻ thưa, đẻ ít, chậm sinh con đầu lòng. + Phụ nữ không sinh con trước tuổi 22 và sau tuổi 35. + Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con và khoảng cách là 5 năm. * ý nghĩa của việc tránh thai: + Đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ. + Nâng cao chất lượng cuộc sống. II/ Tìm hiểu: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên. - HS nghiên cứu< mục II, thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu: + Tỉ lệ sẩy thai, đẻ non cao. + Con sinh ra yếu, nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao. + ảnh hưởng đến học tập, đời sống sau này. III/ Tìm hiểu: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. - HS vận dụng kiến thức bài 62 và hiểu biết của mình qua sách báo; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Nguyên tắc tránh thai: + Ngăn trứng chín và rụng. + Tránh không để tinh trùng gặp trứng. + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. * Phương tiện tránh thai: Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai,… 4/ Củng cố bài học : (4’) - GV hệ thống lại các kiến thức cơ bản của bài - HS đọc kết luận SGK- Tr198. + Yêu cầu HS làm bài tập 3 - SGK tr198. 5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà: (1’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-198. - Đọc mục “Em có biết” - Đọc trước bài 64- tr200. V/Rút kinh nghiệm giờ dạy ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 6/5/2010 Tiết 67 các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh tình dục). I/ Mục tiêu của bài học 1.Kiến thức - Học sinh hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, tác hại,con đường lây truyền của bệnh lậu và bệnh giang mai 2.Kỹ năng - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ - Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình II/Phương pháp : Phương pháp trực quan kết hợp với vấn đáp tìm tòi III/ Chuẩn bị: GV + Thông tin về bệnh tình dục IV/Tiến trình tiết dạy HS : Vở ghi + sgk 1/ Tổ chức :(2’) Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2/ Kiểm tra : (10’) Nêu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai 3/ Bài mới Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- Ghi bảng 14 14 Hoạt động1: - GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời các câu hỏi: - GV cho thảo luận toàn lớp. ? Nêu nguyên nhân gây bênh ? Nêu những biểu hiện của bệnh ? Nêu tác hại của bệnh ? Các con đương lây truyền bệnh là gì - GV hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi: ? Nêu nguyên nhân gây bênh ? Nêu những biểu hiện của bệnh ? Nêu tác hại của bệnh ? Các con đương lây truyền bệnh là gì - GV hoàn thiện kiến thức. ? Để phòng ngừa lây truyền bệnh tình dục cần có những biện pháp nào I/Tìm hiểu: bệnh lậu - Nguyên nhân Do vikhuẩn: song cầu khuẩn gây nên - Triệu chứng: + Nam: đái buốt, đi tiểu nước tiểu có lẫn máu + Nữ: Khó phát hiện khi đã phát hiện bệnh khá nặng ăn sâu vào ống dẫn trứng - Tác hại Gây vô sinh + Nam: Gây hẹp đường ống dẫn tinh do các vết sẹo + Nữ: Tắc ống dẫn trứng có nguy cơ chửa ngoài dạ con, con sinh ra bị mù lòa - Con đường lây truyền: qua quan hệ tình dục II/ Tìm hiểu Bệnh giang mai - Nguyên nhân : Do xoắn khuẩn giang mai gây nên - Triệu chứng + Giai đoạn 1 xuất hiện các vết loét sau đó biến mất + Giai đoạn 2 Nhiễm trùng máu tạo nên các nốt đỏ như phát ban không gây ngứa + Giai đoạn 3: Gây săng chấn thần kinh - Tác hại + Tổn thương phủ tạng và hệ thần kinh + Con sinh ra bị khuyết tật và dị dạng - Con đường lây truyền + Quan hệ tình dục + Truyền máu + Các vết xây xát + Từ mẹ sang con 4/ Củng cố bài học : (4’) - GV hệ thống lại các kiến thức cơ bản của bài - HS đọc kết luận SGK- Tr 201 + Yêu cầu HS làm bài tập 2 - SGK tr 201 5/ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà: (1’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK- 201. - Đọc mục “Em có biết” - Ôn tập V/Rút kinh nghiệm giờ dạy ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 7/5 Tiết 68: Ôn tập – Tổng kết I) Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức HS hệ thống hóa, chính xác hóa và khắc sâu kiến thức đã học Trình bày được các kiến thức đã học Vận dụng được các kiến thức kĩ năng vào các tình huống trong thực tế 2.Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh tổng hợp khái quát hóa và trừu tượng hóa 3. Thái độ Giáo dục lòng yêu thích môn học II/ Phương pháp Vấn đáp III) Chuẩn bị: - Giáo viên:Bảng phụ ghi sẵn nội dung đáp án cần điền bảng - Học sinh:Ôn tập kiến thức đã học IV) Tiến trình lên lớp: 1.ổn định tổ chức (2) NG Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong giờ. 3. Bài mới: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5 * Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức khái quát về hệ bài tiết - GV cho HS điền để hoàn thành bảng ở vở bài tập trước gời học - GV theo dõi, gợi ý chỉnh lí và giúp HS đưa ra đáp án đúng - 2 HS được GV gọi lên bảng điền để hoàn thành bảng 35.1. một HS điền cột "cấu tạo" một HS điền cột" Vai trò " Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung để có được đáp án chung (dưới sự chỉ đạo của GV) 5 Các cơ quan bài tiết Sản phẩm bài tiết

File đính kèm:

  • docTiet 63 -66 Sinh 8.doc