Bài giảng Tiết 65: luyện tập môn hóa

I. Mục tiêu

Củng cố lại các nội dung cơ bản về tính chất của các halogen, của oxi và các hợp chất của chúng

- Rèn luyện các kĩ năng làm các bài toán có liên quan đến các halogen và oxi.

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. GV: Phiếu học tập

2. HS: Ôn tập các kiến thức cũ

III. Tiến trình dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 65: luyện tập môn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65: LUYỆN TẬP Mục tiêu Củng cố lại các nội dung cơ bản về tính chất của các halogen, của oxi và các hợp chất của chúng Rèn luyện các kĩ năng làm các bài toán có liên quan đến các halogen và oxi... Chuẩn bị của GV và HS GV: Phiếu học tập HS: Ôn tập các kiến thức cũ Tiến trình dạy học Ổn định lớp (1 phút) Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP LÝ THUYẾT (20 phút) GV: Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS làm bài tập vào vở, sau đó GV gọi HS lên chữa các bài tập, GV nhận xét, chấm diểm. HS: Làm bài tập vào vở, lên bảng chữa bài tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bài 1. Hãy cho biết các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố oxi? Các chất này được gọi là gì của nhau? Nêu tính chất hóa học đặc trưng của chúng, giải thích? Lấy dẫn chứng. Hãy so sánh tính chất hóa học và khả năng hoạt động hóa học của các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố oxi? Giải thích? Lấy dẫn chứng. H2O2 có những tính chất hóa học nào? Giải thích? Lấy dẫn chứng. Bài 2. Nêu phương pháp hóa học nhận biết O2, O3, N2 Nêu phương pháp hóa học làm sạch O2 có lẫn O3 Nêu phương pháp hóa học làm sạch N2 có lẫn O2, O3 Bài 3. Cho các chất sau: O2, SO2, H2O2, S, H2SO4, SO3, O3, chất nào vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử? Giải thích. Bài 1. a. Các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố oxi là O2 và O3, các chất này được gọi là thù hình của nhau Tính chất hóa học đặc trưng là tình oxi hóa mạnh vì O2 và O3 là hai đơn chất được tạo thành từ nguyên tử oxi có độ âm điện lớn Dẫn chứng + O2 và O3 oxi hóa được hầu hết các kim loại + O2 và O3 oxi hóa được hầu hết các phi kim b. O3 có tính oxi hóa mạnh, mạnh hơn O2. Do trong phân tử O3 có liên kết đơn kém bền nên O3 dễ bị bẻ gãy tạo ra oxi nguyên tử và oxi phân tử, oxi nguyên tử có tính oxi hoa mạnh hơn oxi phân tử - Dẫn chứng + O3 có khả năng phản ứng được với các kim loại Ag, Hg trừ Au, Pt 2Ag + O3 → Ag2O + O2 Khử OXH - O3 có khả năng oxi hóa được I- trong môi trường trung tính mà O2 thì không. 2KI + O30 + H2O → I20 + + O20 Khử OXH c. Do oxi trong H2O2 có số oxi hoá -1 là số oxi hoá trung gian nên H2O2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá + Tính oxi hóa : Thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử: H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH + Tính khử: Thể hiện tính khử tác dụng với chất oxi hoá. 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4→ K2SO4 +2MnSO4 + 5O2 + 8H2O Phân tử H2O2 kém bền do trong phân tử có liên kết đơn O-O kém bền dễ bị bẻ gãy 2H2O2 2H2O + O2 Bài 2 Sục lần lượt 3 khí trên vào dd KI, khí làm KI chuyển thành màu vàng tím là O3, 2 khí còn lại không có hiện tượng gì là O2 và N2. Tiếp tục dẫn 2 khí còn lại qua bột Cu nung nóng, khí nào làm bột Cu chuyển từ màu đỏ sang màu đen là O2, khí không có hiện tượng gì là N2. Ptpư H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH 2Cu + O2 → 2CuO Dẫn hỗn hợp khí qua đung dịch KI, O3 sẽ bị giữ lại do có phản ứng với KI, O2 không phản ứng sẽ bay ra ngoài ta thu được O2 tinh khiết. H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH Dẫn hỗn hợp khí qua đung dịch KI, O3 sẽ bị giữ lại do có phản ứng với KI, O2 và N2 không phản ứng sẽ bay ra ngoài. Tiếp tục dẫn 2 khí trên qua bột Cu nung nóng, O2 sẽ bị giữ lại do có phản ứng với Cu, N2 không phản ứng sẽ bay ra ngoài ta thu được N2 tinh khiết. H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH O2 + 2KI → I2 + 2KOH Bài 3 - Chất vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa là : SO2, H2O2, S - Vì S trong SO2 có số oxi hóa là +4, S đơn chất có số oxi hóa là 0, đây là các mức oxi hóa trung gian giữa -2 và +6 của S nên nó vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. - Oxi trong H2O2 có số oxi hóa là -1 đây là mức OXH trung gian giữa -2 và 0 của nguyên tố Oxi nên nó vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. HOẠT ĐỘNG 2: BÀI TẬP TÍNH TOÁN( 22 phút) GV: Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS làm bài tập vào vở, sau đó GV gọi HS lên chữa các bài tập, GV nhận xét, chấm diểm. HS: Làm bài tập vào vở, lên bảng chữa bài tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài 1. Cho hỗn hợp A gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp B có chứa 4,8g Mg và 8,1g Al thu được hỗn hợp C có khối lượng 37,05g. Tính thành phần phần trăm về thể tích của các khí trong hỗn hợp A. Bài 2. Dẫn 13,44 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 29,75 vào V ml dung dịch Y gồm (KI 2M, NaI 0,4M), sau phản ứng thu được m gam I2. Xác định giá trị của V và m. (các phản ứng xảy ra vừa đủ) Cho biết O = 16; I = 127; Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5. GV: Gợi ý học sinh sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng và bảo toàn e để giải bài tập 1 GV: Gợi ý học sinh sử dụng phương pháp bảo toàn e để giải bài tập 2 Bài 1 AD ĐLBTKL ta có mA + mB =mC → mA= mC – mB = 37,05-4,8-8,1 = 24,15 Gọi x là số mol của Cl2 , y là số mol của O2 → 71x + 32y = 24,15 (1) Quá trình cho nhận e Cl2 + 2e → 2Cl- x 2x O2 + 4e → 2O2- Áp dụng ĐLBTe y 4y → 2x+4y =1,3(2) Mg → Mg2+ + 2e 0,2 0,4 Al → Al3+ + 3e 0,3 0,9 Từ (1) và (2) → x= 0,25 y= 0,2 → %VCl2 = 55,55% %VO2 = 44,45% Bài 2 Gọi x là số mol của Cl2 , y là số mol của O3 Ta có x+y = 0,6 → x=y=0,3 x-y = 0 Quá trình cho nhận e Cl2 + 2e → 2Cl- 0,3 0,6 O3 + 6e → 3O2- → 2a = 2,4 0,3 1,8 a=1,2 2I- → I2 + 2e 2a a 2a →nI2 = 1,2 →mI2 = 304,8 (g) nI- = 2,4→ V= 1(l)=1000ml Hoạt động 3: Dặn dò Các em về nhà ôn kĩ bài giờ sau kiểm tra 1 tiết

File đính kèm:

  • docTIET 65 LUYEN TAP.doc