Bài giảng Tiết: Bài 44: Rượu Etylic

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nắm được CTPT, CTCT, tính chất vật lý, tính chất hoá học ứng dụng và phương pháp điều chế rượu Etylic.

- HS biết được nhóm –OH gây ra tính chất hoá học đặc trưng của rượu.

- HS biết được độ rượu, cách tính độ rượu,

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: Bài 44: Rượu Etylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/ 3/ 2009 Ngày giảng: 12/ 3/ 2009 Người soạn: Trịnh Hồng Hạnh GVHD: Nguyễn Thị Bích Thảo Tiết: Bài 44: Rượu Etylic I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được CTPT, CTCT, tính chất vật lý, tính chất hoá học ứng dụng và phương pháp điều chế rượu Etylic. - HS biết được nhóm –OH gây ra tính chất hoá học đặc trưng của rượu. - HS biết được độ rượu, cách tính độ rượu,… 2. Kĩ năng: - Viết được PTHH phản ứng của rượu với natri, phản ứng cháy của rượu Etylic. - Biết giải một số bài tập về rượu,… 3. Thái độ: Giúp HS thêm say mê, yêu thích môn học nói riêng và khoa học nói chung. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, bảng phụ - Mô hình phân tử rượu Etylic - Rượu Etylic, natri, nước - ống nghiệm, chén sứ, bật lửa 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập,… III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Khi lên men gạo, ngô, sắn (đã nấu chín) hoặc quả nho, quả táo người ta thu được rượu Etylic. Vậy rượu Etylic có CTCT như thế nào? có tính chất và ứng dụng gì? Chúng ta sẽ nghiên cứu bài học ngày hôm nay. Hoạt động 1: Tính chất vật lý.(8-10’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung GV: Cho H quan sát lọ đựng rượu Etylic. Yêu cầu H nhận xét về trạng thái, màu sắc, mùi vị? - Tiếp tục tiến hành TN hoà tan rượu vào nước rồi yêu cầu H nhận xét về khả năng tan trong nước? GV giới thiệu: Cồn trong phòng thí nghiệm là rượu 960. GV: ở vỏ chai rượu người ta ghi: VD: rượu 450, 180, 220,…Đó chính là độ rượu. GV: Hãy nghiên cứu SGK và trả lời: Độ rượu là gì? GV: Nêu cách tính: Độ rượu=(Vrượu E nc/Vh2).100 GV: Tuy nhiên để xác định được độ rượu một cách nhanh chóng người ta dùng 1 dung cụ gọi là: Rượu kế. - Trên thực tế dựa vào khả năng tan vô hạn trong nước của rượu E mà người ta đã tiến hành pha chế rượu ở những nông độ khác nhau. - Cách pha chế như thế nào? Yêu cầu H nghiên cứu hình vẽ trong SGK/ 136. ? Trên nhãn các chai rượu có ghi số: 200 em hiểu ý nghĩa con số trên như thế nào? Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử(5’) G: Cho học sinh nghiên cứu mô hình cấu tạo phân tử rượu E trong SGK. - Yêu cầu H lên viết CTCT, CTCT thu gọn của rượu E. ? Nhìn vào CTCT em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của rượu Etylic? G: Chính nhóm –OH này gây ra tính chất hoá học đặc trưng của rượu. Hoạt động 3: Tính chất hoá học.(15’) GV: Rượu Etylic có cháy không? Chúng ta hãy quát sát cô làm TN sau: Đốt cháy rượu Etylic trong cốc sứ. ? Em hãy nêu nhận xét và cho dự đoán về sản phẩm? Viết PTPUHH xảy ra. ? Từ TN trên em nao cho cô biết tại sao người ta lại dùng đèn cồn trong phòng TN? GV: Qua nghiên cứu CTPT của rượu E chúng ta đã biết trong phân tử rượu cho chứa nhóm –OH, nguyên tử H này rất linh động và dễ bị thay thế bởi các nguyên tử kim loại. Vậy rượu E có tác dụng với Na không? Các em hãy quan sát TN sau: + Cho vào ống nghiệm 1 ít rượu sau đó thả 1 miêng Na nhỏ vào. GV: Hãy quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra? GV: Hướng dẫn H viết PTPƯ 2C2H5OH+2Na-> 2C2H5ONa + H2 GV: Rượu tác dụng với Na kém mãnh liệt hơn nước tác dụng với Na. GV: Ngoài ra rượu E còn tác dụng với Axit axetic chúng ta sẽ nghiên cứu ở bài sau. Hoạt động 4: ứng dụng của rượu Etylic.(4’) GV: Em hãy nghiên cứu SGK (hình T138) và cho cô biết rượu Etylic có những ứng dụng gì? Hoạt động 5: Điều chế.(5’) GV: Trong thực tế rượu Etylic được điều chế từ nguyên liệu gì? GV: Còn trong công nghiệp rượu Etylic được sản xuất từ Etylen theo sơ đồ: C2H4+H2O -> C2H5OH H: Quan sát và trả lời: - là chất lỏng không màu, sôi ở 78,30, mùi thơm, vị cay nồng. -Tan vô hạn trong nước. Bản thân rượu là một dung môi tốt hoà tan được nhiều chất: iốt, benzen,… H: Số ml rượu Etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu. H: Nghiên cứu SGK/136 H: Nghiên cứu SGK Viết gọn: CH3-CH2-OH (C2H5OH) H: Phân tử có 1 nguyên tử H không liên kết trực tiếp với ngtử C mà liên kết với O tạo ra nhóm -OH. Nguyên tử H rất linh động và dễ bị thay thế bởi các nguyên tử kim loại. H: Quan sát H: Rượu E cháy với ngọn lửa màu xanh, nhưng rất nóng, sinh ra khí CO2 và hơi nước. - PTPƯ: C2H6O + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O H: Vì cồn cháy toả nhiều nhiệt và không có muội than. H: Quan sát thí nghiệm Nhận xét: Tương tự nước, rượu E tác dụng với Na sinh ra muối và giải phóng H2. H: Nghiên cứu sách và trả lời. H: Tinh bột hay đường, bằng cách lên men rượu rồi đem chưng cất lấy rượu. I. Tính chất vật lý.(SGK/136) - Độ rượu:(sgk) - CT tính độ rượu: - VD: Rượu 200 II. Cấu tạo phân tử. Viết gọn: CH3-CH2-OH (C2H5OH) III. Tính chất hoá học. 1. Tác dụng với Ôxi. PTPƯ: C2H6O+3O2-> 2CO2 + 3H2O 2. Tác dụng với Natri(Na). PTPƯ: 2C2H5OH+2Na -> 2C2H5ONa +H2 3. Tác dụng với Axit axetic. IV. ứng dụng của rượu Etylic.(SGK/ 138) V. Điều chế. 1. Thực tế: Tinhbột(đường) Rượu Etylic 2. Trong công nghiệp: C2H4+H2O -> C2H5OH Hoạt động 6. Củng cố(5’) Bài 1: Có các chất lỏng C2H5OH, C6H6, CH3COOH đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng các chất nào trong các chất sau để nhận ra lọ đựng rượu Etylic? A. Quỳ tím B. Na C. Fe D. NaOH Bài 2: Hoàn thiện và cân bằng PTPƯ? CH3CH2OH+ … ---> CH3CH2OK + H2 … + 3O2 ---> 3H2O + 2 CO2 CH2= CH2 + … ---> CH3CH2OH Bài 4/ 139 SGK 4. Hướng dẫn về nhà(1’): - Học bài: Tính chất vật lý, hoá học, CTCT, - Làm các bài tập còn lại trong SGK. - Chuẩn bị bài mới: Axit axetic.

File đính kèm:

  • docruou etylic hay.doc
Giáo án liên quan