Bài giảng Tính theo phương trình hóa học

1. Kiến thức: Từ phương trình hoá học và các dữ liệu đã cho. Học sinh biết cách xác định khối lượng của những chất tham gia hoặc sản phẩm.

2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng lập phương trình hoá học và vận dụng công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tính theo phương trình hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 32 TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Ngày dạy: 20 / 12 / 06 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Từ phương trình hoá học và các dữ liệu đã cho. Học sinh biết cách xác định khối lượng của những chất tham gia hoặc sản phẩm. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng lập phương trình hoá học và vận dụng công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận chính xác khi viết công thức hoá học, phương trình hoá học và tính toán. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Giáo án – bảng phụ bài tập. 2. Học sinh : Bảng nhóm, ĐDHT, ôn bài phương trình hoá học. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 8A1: .................................................... ; 8A2: .......................................................... 8A3: .................................................... ; 8A4: .......................................................... 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi Kể 3 bước lập phương trình hóa học ?(5đ) Aùp dụng: Lập phương trình hoá học của phản ứng: Đốt bột nhôm trong khí oxi người ta thu được nhôm oxít? (4đ) Đáp án HoÏc sinh soạn và làm đủ các bài tập về nhà +1đ - 3 Bước lập phương trình hoá học + Viết sơ đồ phản ứng gồm công thức hoá học của chất phản ứng và sản phẩm. + Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức. + Viết phương trình hoá học. - Lập phương trình hoá học: Al + O2 -----> Al2O3 4Al + 3O2 2Al2O3 Điểm 1đ 5đ 4đ - Các hocï sinh khác làm nháp và kiểm bài làm trên bảng của bạn, nhận xét. - HS nhận xét - GV kết luận - ghi điểm. 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Tính theo phương trình hóa học” Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm. - GV thông báo cơ sở khoa học để sản xuất các chất hoá học trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghiệm đó là phương trình hoá học. Dựa vào phương trình hoá học người ta có thể tìm được khối lượng chất tham gia để điều chế một khối lượng sản phẩm nhất định và ngược lại. - GV nêu ví dụ   HS lập phương trình hoá học Biết Zn + O2 ----> ZnO 2Zn + O2 2ZnO - GV ghi phương trình của học sinh vào bài giải - GV hướng dẫn học sinh tóm tắt Biết Zn + O2 ---->ZnO mZn =13g Tìm a/ Lập PTHH b/ mZnO =?g ? Hỏi HS yêu cầu cần tìm mZnO nZnO nZn = - GV phân tích trên phương trình để học sinh thấy được nZn = nZnO ? Biết nZnO tìm mZnO bằng cách nào? (m = n x M ) ? Yêu cầu HS tính MZnO = 81g   HS thảo luận nhóm rút ra các bước giải: Tìm khối lượng của của chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hoá học.   Các nhóm đính bảng, nhận xét, bổ sung - GV tổng kết ghi bảng * Hoạt động 3: Luyện tập - GV treo bảng phụ bài tập - Hướng dẫn học sinh tóm tắt Biết CaCO3 mCaO = 11,2g Tìm : = ?g   Gọi 1 HS khá giải trên bảng, cả lớp giải nháp. - GV động viên HS có cách giải hay, ngắn gọn. - GV uốn nắn HS yếu tìm MCaO ,   HS hoạt động nhóm giải bài tập 2 - GV theo dõi gợi ý các nhóm yếu + Tìm MAl = 27g + Từ số mol của Al theo phương trình tìm 4Al + 3O2 2Al2O3 4mol -----------> 2mol 0,2mol -----------> x mol Đồng thời gợi ý cho HS các nhóm có thể dựa vào định luật bảo toàn khối lượng để tính khối lượng của oxi tham gia phản ứng. mAl + = 10,2 – 5,4 = 4,8 (g) I. Tìm khối lượng chất tham gia và sản phẩm Ví dụ: Đốt cháy hoàn hoàn 1,3g bột kẽm trong oxi người ta thu được kẽm oxít (ZnO) a) Lập phương trình hoá học trên. b) Tính khối lượng kẽm oxit được tạo thành? Giải PTHH 2Zn + O2 2ZnO Số mol của kẽm phản ứng nZn = Theo phương trình hoá học ta có: 2mol Zn tham gia p.ứng sinh ra 2mol ZnO 0,2mol Zn --------------------- 0,2mol ZnO Khối lượng ZnO được tạo thành. mZnO= nZnO x mZnO = 0,2 x 81 = 16,2(g) * Các bước tiến hành: - Viết phương trình hoá học - Chuyển đổi khối lượng chất thành số mol chất. - Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành. - Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng ( m = n x M ) II. Luyện tập Bài tập1: Tìm khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 11,2g CaO. ( Ca = 40, C = 12, O = 16) Giải Phương trình hoá học CaCO3 CaO + CO2 Số mol của CaO sinh ra sau phản ứng nCaO = Điều chế 1 mol CaO cần phải nung 1mol CaCO3 Vậy điều chế 0,2 mol CaO cần phải nung 0,2 mol CaCO3 cần dùng = 0,2 x 100 = 20(g) = 20 (g) Bài tập 2: Đốt cháy 5,4 g bột nhôm trong không khí, người ta thu được nhôm oxit (Al2O3). Hãy tính khối lượng nhôm oxit thu được? Giải 4Al + 3O2 2Al2O3 Số mol của nhôm nAl = Số mol của Al2O3 Khối lượng của Al2O3 = 0,1 x 102 = 10,2 (g) 4. Củng cố và luyện tập : Nêu các bước tìm khối lượng của chất tham gia và sản phẩm từ phương trình hóa học. (Các bước tiến hành phần I) 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học thuộc các bước tiến hành của bài toán tính theo PTHH - Làm BT 3 a,b SGK / 75 - Ôn lại công thức chuyển đổi giữa thể tích và lượng chất (tiết 27, 28) - Xem trước cách giải các bài tập phần 2 SGK / 75 bài “ Tính theo PTHH” - Ôn bài: Chuẩn bị thi học kì I V. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Hình thức tổ chức :

File đính kèm:

  • docT32.doc
Giáo án liên quan