Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1,2: Tổng quan văn học Việt Nam

A. Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh :

- Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam : văn học dân gian và văn học viết.

- Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt nam

- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt nam

B. Chuẩn bị - Đồ dùng dạy học : Một số sơ đồ (tự làm)

C. Hoạt động trên lớp

1. Kiểm tra bài cũ : Không

 2. Giảng bài mới : (5) Trải qua qúa trình lao động, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần to lớn. Văn học Việt Nam là một trong những bằng chứng cho sự sáng tạo tinh thần ấy. Tìm hiểu lịch sử văn học dân tộc, chúng ta không chỉ nhận thức được những nét lớn của văn học Việt nam mà còn hiểu được tâm hồn dân tộc. Bài học hôm nay : Tổng quan văn học Việt nam sẽ giúp chúng ta nắm bắt những điều cơ bản ấy.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1,2: Tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 1 Tuần 1 - Tiết : 1,2 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM Ngày dạy : 5.9.2006 Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh : Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam : văn học dân gian và văn học viết. Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt nam Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt nam Chuẩn bị - Đồ dùng dạy học : Một số sơ đồ (tự làm) Hoạt động trên lớp Kiểm tra bài cũ : Không 2. Giảng bài mới : (5’) Trải qua qúa trình lao động, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần to lớn. Văn học Việt Nam là một trong những bằng chứng cho sự sáng tạo tinh thần ấy. Tìm hiểu lịch sử văn học dân tộc, chúng ta không chỉ nhận thức được những nét lớn của văn học Việt nam mà còn hiểu được tâm hồn dân tộc. Bài học hôm nay : Tổng quan văn học Việt nam sẽ giúp chúng ta nắm bắt những điều cơ bản ấy. T/g Nội dung Hoạt động của Gv Hoạt động của hs 30’ 25’ 25’ I. Các thành phần của nền văn học Việt Nam. - Hai bộ phận : Văn học dân gian và Văn học viết 1. Văn học dân gian - là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - Thể lọai : 12 thể lọai : Thần thọai, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. - Đặc trưng : tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh họat khác nhau trong đời sống cộng đồng. 2. Văn học viết - là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn tác giả. - Chữ viết : Chữ Hán, Chữ Nôm, Chữ quốc ngữ. - Hệ thống thể lọai : đa dạng II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt nam - 3 thời kì : * X-XIX (trung đại) * đ/XX – 8.1945 * 8.1945-c.XX 1. Vh trung đại : Chữ Hán + chữ Nôm a. Vh chữ Hán : chịu ảnh hưởng vh Trung Quốc b. Vh chữ Nôm : Biểu hiện ý chí và năng lực sáng ạto của dân tộc, chịu ảnh hưởng vh dân gian c. Các tác gia : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến 2. Vh hiện đại a. Đặc trưng - Chịu ảnh hưởng vh phương Tây - chữ quốc ngữ b. Khác với vh trung đại: - Tác giả - Đời sống văn học - Thể lọai - Thi pháp c. Đặc điểm Vh đầu XX – 1945 : - Hòan cảnh : Đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng - Văn học phân hóa : Hiện thực, lãng mạn, cách mạng d. Đặc điểm Vh 1945 – cuối XX : - Nhiều thành tựu - Phục vụ sự nghiệp hiện đại hóa đất nước e. Thành tựu nội dung của vh hiện đại : yêu nước và cách mạng f. Thành tựu thể lọai của vh hiện đại : Các thể lọai phát triển và được hiện đại hóa. => Nhận xét chung : III. Con người Việt nam qua văn học 1. Quan hệ với thiênnhiên - nhận thức, cải tạo, chinh phục thiên nhiên -tình yêu thiên nhiên 2. Quan hệ quốc gia, dân tộc : Lòng yêu nước 3. Quan hệ xã hội : Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo. 4. Ý thức về bản thân : đạo lý làm người. Hướng dẫn học sinh đọc mục I SGK với yêu cầu ghi chép vào vở tóm tắt các ý chính của bài mà HS cho là quan trọng.(15’) Cho một vài hs đọc ghi chép của mình. Những hs còn lại góp ý, bổ sung. Dùng sơ đồ (phần phụ lục) để xác định kiến thức cho học sinh Hướng dẫn học sinh đọc mục II SGK. Gv phát vấn H. Nhìn tổng quát, văn học viết Việt nam đã trải qua các thời kì lớn nào ? H. Văn học trung đại có gì đáng chú ý ? H. Đặc trưng của vh chữ Hán là gì ? H. Kể tên các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học chữ Hán ? H. Nét nổi bật trong văn học chữ Nôm là gì ? H. Nêu tên tác giả tiêu biểu và các tác phẩm nổi tiếng (nếu có) H. Đặc trưng của vh hiện đại là gì ? H. Nêu một số điểm khác biệt của vh hiện đại so với vh trung đại ? (Các tác giả sống được bằng nghề văn, vh được thương mại hóa… Thi pháp cũ : ước lệ và phi ngã) H. Nêu những đặc điểm của vh thời kì đầu XX-1945? H. Nêu những đặc điểm của vh thời kì 1945-cuối tk XX ? H. Thành tựu nổi bật về nội dung của vh hiện đại là gì ? Nguyên nhân? H. Thành tựu về mặt thể lọai của vh hiện đại là gì ? Hướng dẫn hs đọc đọan cuối phần II – SGK trang 10 và nêu những ý chính nhận xét chung về văn học viết VN . Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm đọc một mục (1,2,3,4) trong SGK và rút ra ý chính của đọan văn đó. Tìm một thí dụ minh họa Đại diện nhóm trình bày. Gv giảng thêm để xác định kiến thức cho học sinh Những ý cần đạt : - Nền văn học Việt nam gồm có 2 bộ phận chính : Văn học dân gian và văn học viết. - Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - Văn học dân gian có 12 thể lọai : Thần thọai, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. - Văn học dân gian có những đặc trưng tiêu biểu như : tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh họat khác nhau trong đời sống cộng đồng. -Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của tác giả. - 3 hình thức chữ viết : Chữ Hán, Chữ Nôm, Chữ quốc ngữ. - Phát triển theo từng thời kì (trước và trong thế kỉ XX) - Hệ thống thể lọai rất đa dạng Hscăn cứ vào SGK trả lời câu hỏi của Gv - 3 thời kì lớn : từ thếkỉ X đến hết thế kỉ XIX (vh trung đại), từ đầu thế kỉ XX đến CM Tháng Tám 1945 và từ sau CM Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX (văn học hiện đại). - Viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. - Chịu ảnh hưởng của các học thuyết Nho-Phật-Lão cũng như chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc về thể lọai và thi pháp. - Thơ thần – Lí Thường Kiệt - Hịch tướng sĩ – T. Quốc Tuấn - Cáo bình Ngô – Nguyễn Trải - Phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX - Bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của đất nước -Chứng tỏ năng lực sáng tạo to lớn của các nhà thơ VN -Tiếp nhận ảnh hưởng của vh dân gian tòan diện -Gắn liền với những truyền thống lớn nhất của vh dân tộc… - Truyện Kiều – Nguyễn Du - Lục Vân Tiên – NgĐChiểu - Hồ Xuân Hương, TrTXương… - Có quan hệ giao lưu quốc tế rộng lớn. Chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây nhưng vẫn kế thừa tinh hoa của vh truyền thống - Viết bằng chữ quốc ngữ - Tác giả chuyên nghiệp; đời sống vh sôi nổi, năng động; nhiều thể lọai mới xuất hiện : thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói…;hệ thống thi pháp mới : hiện thực và đề cao cái tôi - Hiện đại hóa vh trong hòan cảnh đấu tranh giải phóng dân tộc. - Đảng CSVN lãnh đạo thắng lợi cuộc giải phóng dân tộc. - Vh hiện thực ghi lại không khí ngột ngạt của xh - Vh lãng mạn khám phá, đề cao “cái tôi” cá nhân - Nhiều nhà văn 30-45 đi theo cách mạng, cống hiến cho vh cách mạng dân tộc. - Nền vh mới ra đời dưới sự lãnh đạo tòan diện của Đảng - Có những thành tựu to lớn - Vh sau 1975, nhất là sau đổi mới 1986 đã phản ánh công cuộc xd CNXH, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - Văn học yêu nước và cách mạng nhờ hiện thực lịch sử vĩ đại: CM Tháng Tám, chống Pháp và Mỹ… - Thơ tiếp tục phát triển - Văn xuôi quốc ngữ xuất hiện - Các thể lọai : thơ, kịch, truyện… đều được hiện đại hóa. - Có những thành tựu to lớn - Nhiều tên tuổi lớn - Nhiều tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng - Có vị trí xứng đáng trong vh tòan nhân lọai - Nhóm 1 : đọc mục III.1 Trong quan hệ với thiên nhiên : vh phản ánh quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục thiên nhiên; thể hiện tình yêu thiên nhiên - Nhóm 2 : Đọc mục III.2 Trong quan hệ quốc gia, dân tộc : vh thể hiện lòng yêu nước - Nhóm 3 : Đọc mục III.3 Trong quan hệ xã hội : vh thể hiện chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo. - Nhóm 4 : đọc mục III.4 Ý thức về bản thân : vh thể hiện đạo lý làm người của dân tộc VN Củng cố : (5’) Dùng sơ đồ tổng quan và hướng dẫn cho học sinh củng cố kiến thức Bài tập về nhà : Vẽ sơ đồ quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam Viết 1 đọan văn (khỏang 500 từ ) : Tư tưởng, tình cảm của con ngườ VN trong văn học 3. Làm tốt các bài trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm : 1. Nội dung sau đây Đúng hay Sai : Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn : Văn học dân gian và văn học viết. a. Đúng b. Sai 2. Điền vào chỗ trống từ ngữ đúng nghĩa : Văn học dân gian là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được … … … … từ đời này sang đời khác. 3. Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống : Văn học viết là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của … … … a. Tác giả b. Truyền thống c. Thời đại d. Dân tộc 4. Ghép cột A đúng với cột B A B Ghép a. Thần thọai 1. An Dương Vương và Mị Châu-Tr. Thủy a- b. Truyền thuyết 2. Tấm Cám b- c. Truyện cổ tích 3. Sơn tinh - Thủy tinh c- d. Truyện cười 4. Đẽo cày giữa đường d-   5. Tam đại con gà   * Dành cho từ câu 5 đến câu 10 : Chọn câu trả lời đúng hoặc đúng nhất 5. Văn học Việt nam bao gồm các sáng tác nào ? a. Các sáng tác ngôn từ trên đất nước Việt nam từ xưa đến nay b. Các sáng tác nghệ thuật bằng tiếng Việt nam từ xưa đến nay c. Các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt nam từ xưa đến nay d. Các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Việt nam từ xưa đến nay 6. Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng tiêu biều của văn học dân gian ? a. Văn học dân gian là sáng tác tập thể của đời sống cộng đồng b. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng của nhân dân lao động c. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các sinh họat khác nhau trong đời sống cộng đồng d. Văn học dân gian là tiếng nói riêng của người trí thức trong khi sáng tác 7. Dòng nào sau đây định nghĩa đúng nhất về văn học viết Việt nam a. Văn học viết là những sáng tác ngôn từ viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc b. Văn học viết là những sáng tác nghệ thuật của người trí thức phong kiến, mang dấu ấn của cá nhân đó. c. Văn học viết là những sáng tác ngôn từ của những trí thức Tây học, biết kế thừa văn học truyền thống. d. Văn học viết là những sáng tác của người trí thức, ghi lại bằng chữ viết và mang dấu ấn của tác giả. 8. Dòng nào dưới đây không thuộc vào nội dung chủ yếu của văn học Việt nam ? Văn học Việt nam phản ánh tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng, cụ thể là : a. Con người Việt nam trong quan hệ với thiên nhiên và xã hội b. Con người Việt nam trong quan hệ với tài nguyên và môi trường c. Con người Việt nam trong quan hệ quốc gia và dân tộc d. Con người Việt nam trong quan hệ với ý thức bản thân 9. Các tác giả nào sau đây thuộc văn học trung đại : a. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến b. Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tuân,Nguyễn Công Hoan c. Nguyễn Du, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Hoan d. Cả ba đều sai 10. Những điều nào sau đây của văn học hiện đại không phải là những điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại : a. Tác giả và đời sống văn học b. Đời sống văn học và thể lọai c. Thể lọai và thi pháp d. Thi pháp và nội dung * Đáp án : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 a Truyền miệng a A – 3 B – 1 C – 2 D – 5 c d d b a d * Phần phụ lục SƠ ĐỒ TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM       Văn học Việt Nam         Văn học dân gian Văn học viết           Thể lọai Đặc trưng Chữ viết Thể lọai   Thần thọai Tính truyền miệng Chữ Hán   Văn xuôi   Truyện Truyền thuyết Kí Cổ tích Tính tập thể Tiểu thuyết chương hồi Ngụ ngôn Truyện cười Gắn bó với các sinh họat khác nhau trong đời sống cộng đồng   Thơ   Cổ phong Tục ngữ Đường luật Câu đố Từ khúc Ca dao   Văn biền ngẫu   Phú Vè Cáo Truyện thơ Văn tế Chèo Chữ Nôm   Thơ   Đường luật   Truyện thơ   Ngâm khúc   Hát nói     Văn biền ngẫu       Chữ Quốc ngữ   Tự sự   Tiểu thuyết   Truyện ngắn   Kí     Trữ tình   Thơ   Trường ca     Kịch   Kịch nói Kịch thơ

File đính kèm:

  • docBai 1 Tong quan ve Van hoc Viet Nam.doc