Bài giảng Tuần 29 tiết 57 : kiểm tra một tiết

A . Mục tiêu

- Củng cố các kiến thức cơ bản của chương V

- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng và kĩ năng lí luận có lôgic cho học sinh

- Tiếp tục phát triển tư duy logic cho học sinh

- Giáo dục cho các em tính cẩn thận , tính chính xác trong quá trình làm bài tập

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 29 tiết 57 : kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 29 Tiết 57 : Kiểm tra một tiết A . Mục tiêu - Củng cố các kiến thức cơ bản của chương V - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng và kĩ năng lí luận có lôgic cho học sinh - Tiếp tục phát triển tư duy logic cho học sinh - Giáo dục cho các em tính cẩn thận , tính chính xác trong quá trình làm bài tập B . Chuẩn bị Gv : Ra đề bài Hs : Ôn tập C . Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra : Đề bài I . Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 4 điểm ) Câu 1 : So sánh khả năng hoà tan trong nước của rượu etylic với metan , axetilen và benzen . Từ kết quả đó cho biết trong các câu sau câu nào đúng , câu nào sai . A . Rượu etylic tan nhiều trong nước vì có 2 nguyên tử cacbon B . Rượu etylic tan nhiều trong nước vì có 6 nguyên tử cacbon C . Rượu etylic tan nhiều trong nước vì trong phân tử có nhóm -OH D . Rượu etylic tan nhiều trong nước vì trong phân tử có hai nguyên tử C và 6 nguyên tử hiđro Câu 2 : Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau : a , ? + ? CH3COONa + H2 b, ? + ? CH3COONa + H2O + CO2 c, CH3COOH + ? ( CH3COO)2Cu + ? d, ? + C2H5OH CH3COOC2H5 + ? Phần II : Tự luận ( 6 điểm ) Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H ,O thu được 6,6 g khí CO2 và 3,6 g H2O a, Hãy xác định công thức phân tử của A,biết khối lượng mol của A là 60 g b, Viết công thức cấu tạo có thể có của A,biết phân tử A có nhóm - OH c, Viết phương trình phản ứng hoá học giữa A với Na Đáp án + Biểu điểm Phần I : Trắc nghiệm Câu 1 : 2 điểm - Mỗi ý điền đúng cho 0,5 điểm - Câu A , B , D : Sai - Câu C : Đúng Câu 2 : 2 điểm Viết các chất tham gia phản ứng , chất tạo thành và cân bằng phương trình phản ứng thì ở mỗi phương trình cho 0,5 điểm Phần II : Tự luận : 6 điểm a , Khối lượng của nguyên tử C có trong 6,6 gam CO2 là : ( 6,6 . 12 ) / 44 = 1,8 ( gam ) ( 0,5 điểm ) Khối lượng nguyên tử H có trong 3,6 gam H2O là : ( 3,6 . 2 ) / 18 = 0,4 ( gam ) ( 0, 5 điểm ) Khối lượng của nguyên tử oxi là : 3 - 1,8 -0,4 = 0,8 ( gam ) ( 0,5 điểm ) Ta có quan hệ : 60 gam A có 12 x gam C và y gam H và 6 z gam O 3 gam A có 1,8 gam C và 0,4 gam H và 0,8 gam O ( 0,5 điểm ) Từ đó tính được : x= 3 ( 0,5 điểm ) y = 8 ( 0,5 điểm ) z = 1 ( 0,5 điểm ) Vậy công thức của hợp chất A là : C3H8O ( 0,5 điểm ) b , Công thức cấu tạo có thể có của A là : CH3 - CH2 - CH2 - OH hoặc CH3 - CH - CH3 OH Viết đúng 1 trong hai công thứuc cho 1 điểm c , Nếu học sinh viết đúng một trong hai phương trình phản ứng cho 1 điểm 3 . Thu bài + Nhận xét giờ học 4 . Hướng dẫn về nhà : Đọc trước bài : " Chất béo " D . Rút kinh nghiệm . Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 58 : Chất béo A . Mục tiêu - Học sinh nắm được định nghĩa chất béo , trạng thái thiên nhiên , tinha chất lí học , hoá học và ứng dụng của chất béo . - Rèn kí năng viết công thức phân tử của glixerol , công thức tổng quát của chất béo . - Tiếp tục phát triển tư duy lôgic cho học sinh thông qua các bài tập trong giờ . - Giáo dục cho các em ý thức học tập bộ môn B . Chuẩn bị Gv : Bảng phụ , ống nghiệm , kẹp gỗ , nước , benzen , dầu ăn Hs : Đọc trước bài mới C . Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức 2 . Kiểm tra bài cũ ( 7 phút ) Gv : Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập 1 Hoàn thành phương trình phản ứng cho sơ đồ : Etilen rượu etilic axitaxetic etylaxetat axetat natri Học sinh : Lên bảng viết phương trình phản ứng của bài tập 1 Gv : Thu một số vở bài tập của học sinh để kiểm tra Gv : Cho học sinh nhận xét bài tập làm trên bảng và cho điểm 3 . Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 I . Chất béo có ở đâu ( 3 phút ) Gv: Đặt câu hỏi : Trong thực tế chất béo có ở đâu . Gv: Gọi học sinh trả lời Hs : Trả lời câu hỏi của giáo viên như sách giáo khoa Hoạt động 2 II . Tính chất vật lí của chất béo . ( 5 phút ) Gv: Yêu cầu học sinh các nhóm làm thí nghiệm ( thí nghiệm có nội dung được giáo viên treo trên bảng phụ ) Thí nghiệm : Cho vài giọt dầu ăn lần lượt vào 2 ống nghiệm đựng nước và benzrn , lắc nhẹ và quan sát Gv : Gọi vài học sinh nêu hiện tượng và nhận xét về tính chất vật lí của chất béo . Hs : Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên . Hs : Nêu hiện tượng : + Chất béo không tan trong nước , nhẹ hơn nước ( nổi lên trên mặt nước ) + Chất béo tan được trong benzen , dầu ăn , xăng .... Hoạt động 3 III . Thành phần và cấu tạo của chất béo ( 8 phút ) Gv : Giới thiệu khi đun chất béo ở nhiệt độ và áp suất cao , người ta thu được glixerol ( glixerin) và các axit béo ( gv viết công thức của glixerin lên bảng ) Gv : Giới thiệu công thức chung của các axit béo : R - COOH ; sau đó thay thế R bằng C17H35 ; C17H33 ; C15H31 , Gv : Em có nhận xét gì về thành phần của chất béo ? Gv : Treo bảng phụ với phương trình phản ứng tạo thành các chất béo . Hs : Ghe và ghi bài . Hs : Nhận xét : Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là ( R - COO)3 C3H5 . Hs : Theo dõi trên bảng phụ phản ứng của các axit béo và glixerin để tạo thành chất béo Hoạt động 4 IV . Tính chất hoá học quan trọng của chất béo ( 10 phút ) Gv : Giới thiệu : Khi đun nóng các chất béo với nước ( có axit làm chất xúc tác ) tạo thành các axit béo và glixerin ( gv : Viết lên trên bảng phứng ứng thuỷ phân ) Gv : Giới thiệu phản ứng của chất béo với các dung dịch kiềm ( gv hướng dẫn học sinh viết phương trình phản ứng ) Gv : Giới thiệu phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hoá Hs : Ghe và ghi bài . Phản ứng thuỷ phân các chất béo ( RCOOH )3C3H5 + 3 H2O axit 3 RCOOH + C3H5(OH)3 ( axit béo ) ( glixerin ) Hs : Viết phương trình phản ứng : ( RCOOH )3C3H5 + 3 NaOH axit 3 RCOONa + C3H5(OH)3 Hoạt động 5 V . ứng dụng của chất béo ( 4 phút ) Gv : Hãy liên hệ với thực tế và cho biết chất béo có những ứng dụng gì ? Gv : Cho học sinh nhận xét bổ sung . Hs : Nêu các ứng dụng của chất béo như sách giáo khoa 4 . Củng cố : ( 6 phút ) GV ? Nhắc lại các nội dung chính của bài học hôm nay . Hs : Nhắc lại Gv : Cho học sinh nhận xét Gv : Yêu cầu học sinh làm bài 2 : Tính khối lượng muối thu được khi thuỷ phân hoàn toàn 178 kg chất béo có công thức ( C17H35COO)3C3H5 Gv : Cho học sinh đọc đề bài Gv : Hãy tóm tắt đề bài Gv : Gọi một học sinh lên bảng trình bày lời giải Hs : Phương trình phản ứng : ( C17H35COOH )3C3H5 + 3 NaOH axit 3 C17H35COONa + C3H5(OH)3 Theo phương trình phản ứng : Cứ 890 kg chất béo khi thuỷ phân tạo ra 918 kg muối Theo đề bài : Cứ 178 kg ....................................................x kg ........ Từ đó ta có : x = ( 178 . 918 ) / 890 = 183,6 ( kg ) Gv : Cho học sinh nhận xét sửa sai . 5 . Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) + Học thuộc các kiến thức cơ bản của bài . + Làm bài tập 1 , 2 , 3, 4/ 147 sách giáo khoa . + Giờ sau luyện tập . D . Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA HOC 9 TUAN 29.doc
Giáo án liên quan