Bài giảng Vật lý lớp 8 bài 05: Sự cân bằng lực-Quán tính

I. MỤC TIÊU

- Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng, nhận biết đặc điểm của hai lực

cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực.

- Từ kiến thức đã nắm được ở lớp 6, học sinh dự đoán và làm thí nghiệm kiểm

tra dự đoán để khẳng định được “vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì

vận tốc không đổi, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều”.

- Nêu được một số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính.

II. CHUẨN BỊ

- Cả lớp: Bảng phụ kẻ sẵn hình 5.2 để HS biểu diễn lực; bảng 5.1 SGK.Xe lăn, búp bê.

 

pdf3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Vật lý lớp 8 bài 05: Sự cân bằng lực-Quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: SỰÏ CÂÂN BẰÈNG LỰÏC - QUÁÙN TÍNH I. MỤC TIÊU - Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng, nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực. - Từ kiến thức đã nắm được ở lớp 6, học sinh dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định được “vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều”. - Nêu được một số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính. II. CHUẨN BỊ - Cả lớp: Bảng phụ kẻ sẵn hình 5.2 để HS biểu diễn lực; bảng 5.1 SGK. Xe lăn, búp bê. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (5’) - Vectơ lực được biểu diễn như thế nào? Sửa bài tập 4.5 SBT. - Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên. Vậy nếu một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ thế nào?  bài mới. Hoạt động 2: Nghiên cứu lực cân bằng (20’) - GV cho HS nhắc lại kiến thức cũ đã học ở lớp 6 về hai lực cân bằng. - Vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc của vật đó có thay đổi không? - Cho HS hoạt động nhóm để làm câu C1. I. Hai lực cân bằng 1. Hai lực cân bằng là gì? - HS trả lời bằng kiến thức đã học ở lớp 6. - HS: Vật vẫn đứng yên  v không đổi, v  0 - HS thảo luận nhóm để làm câu C1. C1: - Qua 3 ví dụ, em hãy nhận xét khi vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì kết quả là gì? - Cho HS chốt lại đặc điểm của hai lực cân bằng: - HS nêu nhận xét. - Khi vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ đứng yên mãi mãi: v  0.  Tiêu Trọng Tú Trường THCS Hiệp Hòa Tuần 5 Tiết 5 Giáo án Vật lý 8 T  P  Q  P  Q  P   Tác dụng vào cùng một vật.  Cùng độ lớn.  Ngược hướng (cùng phương, ngược chiều). - GV yêu cầu HS đọc phần dự đoán. - Cho HS xem hình 5.3 để trả lời câu hỏi trong SGK. - HS nêu rồi ghi vào tập đặc điểm của hai lực cân bằng. 2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động - HS đọc dự đoán rồi trả lời câu hỏi. C2: Quả cầu A chịu tác dụng của hai lực: trọng lực AP  , sức căng T  của dây. Do T  PB mà PB  PA nên T  cân bằng với AP  . C3: Đặt thêm vật nặng A’ lên A, lúc này PA  PA’  T nên vật AA’ chuyển động nhanh dần đi xuống, B chuyển động đi lên. C4: Quả cầu A còn chịu tác dụng của lực AP  và T  , PA và T lại cân bằng với nhau nhưng vật A vẫn tiếp tục chuyển động  kết quả thí nghiệm: Vật A chuyển động thẳng đều. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. - Yêu cầu HS trung bình nêu lại kết luận. - HS nêu kết luận rồi ghi kết luận vào tập.  Một vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Hoạt động 3: Tìm hiểu về quán tính. Vận dụng quán tính trong đời sống và kỹ thuật (20’) - GV gọi HS đọc phần nhận xét.  cho HS ghi vào tập. - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm C6. - Tương tự, GV cho HS làm câu C7. - Gọi HS đọc và làm câu C8 a). II. Quán tính Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. - HS làm thí nghiệm để trả lời câu C6. C6: vbb  0, F  0  búp bê ngã về phía sau. Giải thích: Búp bên không kịp thay đổi vận tốc. Xe thay đổi vận tốc về phía trước  Búp bê ngã về phía sau. C7: Giải thích tương tự C6. C8: a) Ôtô đột ngột rẽ phải, do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng người sang trái. Củng cố bài: - Hai lực cân bằng có đặc điểm như thế nào? - Vật đứng yên hoặc chuyển động, nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì có thay đổi vận tốc không? Chuyển động này gọi là chuyển động gì? - Tại sao khi một vật chịu tác dụng của lực lại không thay đổi vận tốc ngay được? - Thông báo: m lớn  quán tính lớn  khó thay đổi vận tốc. Dặn về nhà: - Học phần ghi nhớ. - Làm tiếp các câu còn lại ở câu C8 SGK. - Làm bài tập 5.1  5.5 SBT. - Xem trước bài 6. Lực ma sát. Giáo án Vật lý 8 Tiêu Trọng Tú Tổ bộ môn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • pdfGA Ly 8 - Bai 5 Su can bang luc - Quan tinh.pdf
Giáo án liên quan