Bài kiểm tra học kì II năm học 2012 - 2013 môn : Vật lý 9 thời gian : 45 phút

 1.Khi tia sáng truyền từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì:

 A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.

 B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.

 C. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

 D. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì II năm học 2012 - 2013 môn : Vật lý 9 thời gian : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS BÀI KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2012 - 2013 Họ $ Tên : Môn : Vật Lý 9 Lớp : 9. Thời gian : 45 phút Điểm Nhận xét của giáo viên I.Trắc nghiệm ( 2đ ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời Đúng  1.Khi tia sáng truyền từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì: A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ. B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ. C. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ. D. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ. 2.Khi đặt vật trước TKHT ở khoảng cách d = 2f thì thấu kính cho ảnh có đặc điểm là: A. Ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật. B. Ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật. D. Ảnh thật cùng chiều với vật và bằng vật. 3.Để khắc phục tật cận thị ta cần đeo: A. Kính râm. C. Thấu kính hội tụ. B. Kính lão. D. Thấu kính phân kỳ 4.Hai kính lúp có độ bôị giác là 4X và 5X. Tiêu cự của hai kính lúp này lần lượt là? A. 5cm và 6,26cm. C. 100cm và 125cm B. 6,25cm và 5cm. D. 125cm và 100cm II.Tự Luận ( 8 đ )        Câu 1( 1 đ ) So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh ? Câu 2( 1,5đ )Hãy nêu các tác dụng của ánh sáng ? Cho ví dụ ? Câu 3 (2đ) Nam bị cận có điểm cực viễn CV cách mắt 115 cm . Hải cũng bị cận nhưng có điểm cực viễn CV cách mắt 95 cm.        a. Hỏi ai bị cận năng hơn ? Vì sao?        b. Để khắc phục Nam và Hải phải đeo kính gì , có tiêu cự bao nhiêu ? Câu 4 (3,5 đ) Một người dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ cao h = 0,6 cm , đặt cách kính lúp một khoảng d = 10 cm thì thấy ảnh của nó cao h/ = 3 cm .        a. Hãy dựng ảnh của vật đó qua kính lúp (không cần đúng tỷ lệ) và cho biết tính chất của ảnh ? b. Tính tiêu cự f của kính lúp ? c. Dịch chuyển kính lúp về phía vật một khoảng 2,5 cm, hãy xác định vị trí , tính chất , độ lớn của ảnh ? . ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HKII MÔN : VẬT LÝ 9 Câu Nội dung đáp án Điểm Trắc nghiệm (2đ) Câu 1 2 3 4 Đáp án A C D B 4 x 0,5đ Tự Luận Câu 1 ( 1 đ ) So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh : Mắt Máy ảnh Giống nhau +Thể thuỷ tinh như vật kính đều là TKHT +Màng lưới như phim để hứng ảnh . Khác nhau +Thể thuỷ tinh mềm có thể điều tiết làm thay đổi tiêu cự. +Vật kính làm bằng vật liệu cứng có tiêu cự không thay đổi. 0,5đ 0,5đ Câu 2 (1,5đ) +Tác dụng nhiệt : ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. +Tác dụng sinh học: ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi chất ở các sinh vật. +Tác dụng quang điện của ánh sáng: ánh sáng tác dụng lên pin quang điện biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.  3 x 0,5đ Câu 3 ( 2đ ) a) Hải cận thị nặng hơn Nam vì :    Điểm cực viễn của Hải gần mắt hơn Nam . b) Để khắc phục Nam và Hải phải đeo kính cận (TKPK)    + f = 115 cm (với Nam)    + f = 85 cm (với Hải)  1 đ 1đ Câu 4 (3,5đ) a)Vẽ ảnh của vật qua kính lúp ảnh là ảnh ảo , cùng chiều với vật và lớn hơn vật .       b)Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính :      = > d/ = 50cm                         c)Tiêu cự của kính lúp :       = > f = 12,5cm d) Dịch chuyển kính lúp về phía vật một khoảng  2,5cm , nên khoảng cách từ vật đến thấu kính là :      d2 = 10 – 2,5 = 7,5 (cm)     Từ công thức thấu kính :  = >   d2/   = 18,75 (cm) * Vậy ảnh của vật cách kính lúp 18,75 cm . *Ảnh là ảnh ảo vì d2 = 7,5 cm < f = 12,5 cm . Tính được : h// = 1,5 (cm)  * ảnh của vật cao 1,5 cm . 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ  0,5đ 1đ Cộng 10 điểm

File đính kèm:

  • docDE DAP AN LY 9 HK2.doc