Bài soạn lớp 2 tuần 19

 TOÁN: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ

I. Mục tiêu

 Giúp HS:

- Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số

- Tính chính xác tổng của nhiều số.

- Chuẩn bị học phép nhân

II. Chuẩn bị

III. Các hoạt động dạy học

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 2 tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2009 TOÁN: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ I. Mục tiêu Giúp HS: - Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số - Tính chính xác tổng của nhiều số. - Chuẩn bị học phép nhân II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính(9-10 phút) - GV viết lên bảng : 2 + 3 + 4 = … và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3 và 4. -GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 2+3+4 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính -GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12+34+40 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính. - GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 15 + 46 + 29 + 8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính -GV yêu cầu HS đặt tính nhưng trong quá trình dạy học bài mới, nếu có điều kiện thì GV nên khuyến khích HS tự đặt tính (viết tổng của nhiều số theo cột dọc: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái) Hoạt động 2: Thực hành tính tổng của nhiều số.(19-20 phút) Bài 1:HS nêu yêu cầu của bài -HS làm vào vở sau đó đọc kết quả tính , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Bài 2:HS nêu yêu cầu của bài - HS lên bảng làm, lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung - Cho HS nêu lại cách đặt tính, cách tính kết quả của phép cộng nhiều số: - Viết số này dưới số kia sao cho hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với hàng chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái Bài 3:Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số thiếu vào chỗ chấm (ở trong vở). - HS làm vào vở sau đó đổi voẻ kiểm tra cho nhau và nhận xét *Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài - HS làm vào vở sau đó lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Hoạt động3: Củng cố – Dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học và dặn dò. - Chuẩn bị: Phép nhân. Ngày tháng năm 2009 Chính tả: (TC) CHUYỆN BỐN MÙA I. Mục tiêu - Chép lại chính xác một đoạn trích trong Chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng các tên riêng. - Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn: l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã. - Viết sạch, đẹp. II. Chuẩn bị Sách giáo khoa III. Các hoạt độngdạy học Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.(16-17phút) - Gvgiới thiệu bài và đọc đoạn chép. - 2 HS đọc lại - Đoạn chép này ghi lời của ai trong Chuyện bốn mùa? - Bà Đất nói gì? - Đoạn chép có những tên riêng nào? - Những tên riêng ấy phải viết thế nào? - Hướng dẫn HS viết từ khó vào bảng con : tựu trường, ấp ủ - Hướng dẫn HS chép bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. - GV chấm 6-7 bài , sửa bài và nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (16-17phút) Baì tập 1: - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở sau đó lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. (a, lưỡi , lá lúa, năm, nằm b, tổ, bão , nảy, kĩ ) - GV nhận xét – Tuyên dương. Bài tập 2: - GV hướng dẫn HS đọc thầm Chuyện bốn mùa và viết các chữ cho hoàn chỉnh bài tập 3. - HS làm bài vào vở sau đó lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. ( lộc, lửa, nàng, nảy, bưởi, thủ thỉ, cỗ, mỗi ) - GV nhận xét – Tuyên dương. Hoạt động3: Củng cố – Dặn dò (1’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài Thư Trung thu. Ngày tháng năm 2009 TOÁN: PHÉP NHÂN I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau - Biết đọc , viết và cách tính kết quả của phép nhân II. Chuẩn bị Bộ đồ dùng toán III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố tổng của nhiều số.(4-5 phút) - 2 HS lên bảnglàm 15 + 15 + 15 + 15 ; 24 + 24 + 24 + 24 - GV nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân.(12-13 phút) - GV dùng các que tính ,các tấm bìa có các chấm tròn hướng dẫn để HS nhận biết về phép nhân. - GV giúp HS tự nhận ra , khi chuyển từ tổng : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân 2 x 5 = 10 thì 2 là một số hạng của tổng , 5 là số các số hạng của tổng , viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần . Như vậy , chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân Hoạt động 3: Thực hành. .(15-16 phút) Bài 1:HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn giúp HS hiểu bài làm mẫu - HS làm vào vở - Gọi một số em lên bảng làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Cho HS nêu lại cách chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành tích Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn giúp HS hiểu bài làm mẫu - HS làm vào vở - Gọi một số em lên bảng làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung - HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm các BT trong SGK Ngày tháng năm 2009 TOÁN: THỪA SỐ – TÍCH I. Mục tiêu - Giúp học sinh:Biết tên gọi thành phần và kết quả phép nhân - Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố phép nhân.(4-5 phút) Cho HS lên bảng làm các bài 4 + 4 = ; 4 x 2 = ; 6 + 6 = ; 6 x 2 = GV nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 2: Nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân(12-13 phút - GV viết 2 x 5 = 10 lên bảng , gọi HS đọc ( hai nhân năm bằng mười ) GV nêu : Trong phép nhân hai nhân năm bằng mười , ( chỉ vào 2 ) gọi là thừa số ( viết“ thừa số ” ngay dưới , 5 cũng gọi là thừa số ( làm ương tự như với 2 ) , 10 gọi là tích ( viết “ tích ” ngay dưới 10 viết như SGK ) . Chỉ vào từng số 2, 5, 10 gọi HS nêu tên của từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép tính Lưu ý : 2 x 5 = 10 , 10 là tích 2 x 5 cũng gọi là tích , như vậy ta sẽ có : Hoạt động3: Thực hành (15-16 phút) Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài - GV hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng . GV viết bảng : 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 4 ; 3 x 4 = 12 - HS thực hành làm các phần a , b , c vào vở sau đó lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Bài 2: GV hướng dẫn HS chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tích đó theo mẫu 6 x 2 = 6 + 6 = 12 vậy 6 x 2 = 12 - HS thực hành làm các phần a , b vào vở sau đó lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn để HS hiểu bài làm mẫu - HS làm vào vở sau đó lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm các BT trong SGK Ngày tháng năm 2009 CHÍNH TẢ:(NV) THƯ TRUNG THU I. Mục tiêu - Nghe – viết đúng, trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu theo cách trình bày thơ 5 chữ. - Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: l/n, dấu hỏi/ dấu ngã. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Củng cố phân biệt thanh hỏi / ngã (4-5 phút) - GV kiểm tra 2, 3 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào bảng con : lưỡi trai, vỡ tổ, bão táp, nảy bông - GV nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết.(16-17 phút) -GV đọc 12 dòng thơ của Bác. 2, 3 HS đọc lại. - GV hỏi: Nội dung bài thơ nói điều gì? - Hướng dẫn HS nhận xét. + Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? - HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết – mỗi dòng đọc hai lần. - GV chấm 5, 7 bài. HS đổi chéo bài, soát lỗi cho nhau. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả(9-10 phút) Bài tập1 - Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài, quan sát tranh; viết vào Vở bài tập - GV mời 3 HS lên bảng thi viết đúng, phát âm đúng tên các vật trong tranh. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giảng đúng: a) 1 chiếc lá ; 2 quả na ; 3 cuộn len ; 4 cái nón b) 5 cái tủ ; 6 khúc gỗ ; 7 cửa sổ ; 8 con muỗi Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu của bài - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. Sau đó từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) - lặng lẽ, nặng nề - lo lắng, đói no b) – thi đỗ, đổ rác - giả vờ (đò), giã gạo. Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2 và bài tập 3SGK Ngày tháng năm 2009 TOÁN: BẢNG NHÂN 2 I. Mục tiêu - Giúp học sinh:Lập bảng nhân 2 ( 2 nhân với 1 , 2 , 3 … , 10 ) và học thuộc bảng nhân này - Thực hành nhân , giải bài toán và đếm thêm 2 II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng toán III. Các hoạt động Hoạt động 1: Củng cố Thừa số – Tích.(4-5 phút) - 2 HS cùng lên bảng làm các bài: - Chuyển tổng thành tích rồi tính tích đó: 6 + 6 , 8 + 8 , 3 + 3 , 4 + 4 3 x 5: Nêu tên gọi từng thành phần của phép nhân? - Nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 2: Lập bảng nhân 2(13-14 phút) - GV dùng các tấm bìa , mỗi tấm vẽ 2 chấm tròn rồi lấy 1 tấm gắn lên bảng và nêu : Mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn , ta lấy 1 tấm bìa , tức là 2 (chấm tròn ) được lấy 1 lần , ta viết : 2 x 1 = 2 ( đọc là : Hai nhân một bằng hai ) - Viết 2 x 1 = 2 . Hướng dẫn tương tự để được các phép nhân 2 x 2 = 4 ; 2 x 3 = 6 .. thành bảng nhân 2 . - GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân . Hoạt động 3: Thực hành (16-17 phút ) Bài 1: Thực hành nhân - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm vào vở - HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm, lớp theo dõi nhận xét bổ sung Bài 2,3: Giải bài toán - 2-3 HS đọc đề bài toán - HS lên bảng giải , lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung - Lưu ý : viết phép tính giải bài toán như sau : 2 x6 = 12 ( chân ) Bài 4: Đếm thêm 2 - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm vào vở . - HS yiếp nối nhau đọc kết ưủa bài làm, lớp theo dõ nhận xét bổ sung. Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm các BT trong SGK Ngày tháng năm 2009 TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS : Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính - Giải bài toán đơn về nhân 2 II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố: Bảng nhân 2(7-8 phút) - Cho một số HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 2 - GV nhận xét cho điểm Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài - GV hướng dẫn giúp HS hểu bài làm mẫu - 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột, lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung Hoạt động 2: Củng cố phép tính cộng , trừ, nhân (5-6 phút) Bài 2 : GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu: - HS lên bảng, lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung Hoạt động 3: Thực hành giải bài toán đơn về nhân 2 (5-6 phút) Bài 3 : HS đọc đề bài. - Đề bài cho gì? - Đề bài hỏi gì? - HS lên bảng, lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung Hoạt động 4: Củng cố: Bảng nhân 2(5-6 phút) Bài 4 : GV hướng dẫn HS lấy 2 nhân với một số ở hàng trên được tích là bao nhiêu thì viết vào ô trống thích hợp ở hàng dưới - HS làm vào vở sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm - Gv và HS cùng nhận xét bổ sung. Hoạt động 5: Củng cố tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân(5-6 phút) Bài 5 : GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu: - HS lên bảng, lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò(1-2 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm các BT trong SGK Ngày tháng năm 2009 TỰ NHIÊN XÃ HỘI: ĐƯỜNG GIAO THÔNG I. Mục tiêu -Có 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. - Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông. - Nhận biết một số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua. - Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. II. Chuẩn bị: Tranh ảnh trong SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông(11-12 phút) - Cho HS quan sát các tranh trong SGK - GV nêu câu hỏi , HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . Kết luận: Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển. Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông(12-13 phút) - Cho HS quan sát tranh SGK kết hợp làm các BT 1-2 - Gọi một số HS trả lời trước lớp, lớp theo dõi nhận xét bổ sung Kết luận: Đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô, … Đường sắt dành cho tàu hỏa. Đường thủy dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thủy… Đường hàng không dành cho máy bay. Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo giao thông (8-9 phút) Hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển báo được giới thiệu trong SGK. - Yêu cầu HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo - Đối với loại biển báo “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”, GV có thể hướng dẫn HS cách ứng xử khi gặp loại biển báo này. - Liên hệ thực tế:Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy. - Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông? Kết luận:Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với một số biển báo thông thường. Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (2-3’) - Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Nhận xét tiết họcvà dặn dò

File đính kèm:

  • docTUAN 19.doc