Bài soạn lớp 2 tuần 29

TẬP ĐỌC: NHỮNG QUẢ ĐÀO

I. Mục tiêu

- Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn .Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

- Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt,

- Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ong rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.

II. Chuẩn bị

 Tranh minh hoạ bài tập đọcSGK.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 2 tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 Thứ ngày tháng năm 200…… TẬP ĐỌC: NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục tiêu - Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn .Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. - Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt,… - Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ong rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu. II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ bài tập đọcSGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố bài:Bạn có biết( 5-6 phút) - Gọi HS nêu cây to nhất, cây cao nhất, cây thấp nhất . - GV và HS cùng nhận xét , GV cho điểm HS. Hoạt động 2: Luyện đọc( 29-30 phút) - GV dùng tranh minh hoạ kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu toàn bài một lượt. - GV chú ý giọng đọccho HS - Yêu cầu HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - Chú ý cho HS các từ khó đọc : làm vườn , tiếc rẻ, hài lòng.... - Luyện đọc đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - Cho HS đọc phần chú giải Giải nghĩa thêm “ nhân hậu” : thương người , đối xử có tình có nghĩa với mọi người - Đọc từng đoạn trong nhóm . - Thi đọc giữa các nhóm Tiết2 Hoạt động3: Tìm hiểu bài ( 17-18 phút) Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . + 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1 +1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2 +1 HS đọc đoạn 3-4, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 3 + HS theo dõi toàn bài trả lời câu hỏi 4 HS tuỳ chọn nhân vật yêu thích . Điều quan trọng là các em giải thích được lí do vì sao mình thích nhân vật đó. Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm(10-11 phút) - Cho 2-4 nhóm ( mỗi nhóm 5 em)tự phân vai ( người dẫn chuyện , ông, Xuân , Vân ,Việt ) thi đọc chuyện theo vai . - Lớp theo dõi , nhận xét nhóm,cá nhân đọc hay. - GV tuyên dương nhóm, các nhân đọc hay. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò ( 1-2 phút) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà luyện đọc để chuẩn bị cho tiết kể chuyện . Thứ ngày tháng năm 200…… TOÁN: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200 I. Mục tiêu Giúp HS biết: - Cấu tạo thập phân của các số 111 đến 200 là gồm: các trăm, các chục và các đơn vị. - Đọc viết các số từ 111 đến 200. - So sánh được các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này. II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng toán III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1 : Củng cố các số đếm từ 101 đến 110. - GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh số từ 101 đến 110. - Nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 2: Giới thiệu các số từ 101 đến 200 - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm? - Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? - Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học, người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111. - Giới thiệu số 112, 115.... tương tự giới thiệu số 111. - Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. Bài 1:Thực hành đọc , viết các số từ 111đến 200 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2:Điền các số từ 111 đến 200trên tia số - Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS cả lớp cùng nhận xét bổ sung . Bài 3:So sánh các số từ 111 đến 200 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Để điền được dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau. - 2 HS cùng lên bảng mỗi em làm một cột - HS làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung . - Yêu cầu HS nêu cách so sánh các số trong bài . Bài 4: Củng cố về vẽ hình - 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm vào vở Sau đó đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét . Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn dò. Thứ ngày tháng năm 200…… ĐẠO ĐỨC: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH I. Mục tiêu - Hiểu 1 số ích lợi của các loài vật đối với đời sống con người. - Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành. - Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các loài vật có ích. - Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày. -Yêu quý các loài vật.Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật có ích.Không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật. II. Chuẩn bị Tranh trong VBT. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ích lợi của 1 số loài vật ( 9-10 phút) *Cho HS làm BT1 - HS đọc yêu cầu của bài - HS quan sát tranh vẽ các con vật trong vở bài tập và đọc các việc làm của các con vật để làm bài . - HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung - HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét . Kết luận : Hầu hết các con vật đều có ích cho cuộc sống . Hoạt động 2: Bảo vệ loài vật có ích ( 9-10 phút) - Cho HS thảo luận nhóm đôi – Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả các câu hỏi sau : + Em biết những con vật nào có ích ? Hãy kể những ích lợi của chúng. + Cần làm gì để bảo vệ chúng ? - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung . Kết luận : Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành . Hoạt động 3: Phân biệt hành vi đúng sai ( 10-11 phút) *Cho HS làm BT2 - 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm vào vở - HS đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . ( Tranh 1-3-4 các bạn nhỏ biết bảo vệ chăm sóc các loài vật . Bằng và Đạt trong tranh 2 đã hành động sai.) Hoạt động 4:Củng cố – Dặn dò (4-5’) GV nhận xét tiết học và dặn dò. Thứ ngày tháng năm 200…… CHÍNH TẢ: ( TC) NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục tiêu - Tập chép chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x, in/inh. II. Chuẩn bị Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố phân biệt s/x ( 4-5 phút) - Yêu cầu HS viết bảng con các từ sau: sắn, xà cừ, súng, xâu kim... - GV cùng HS nhận xét sửa sai Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả ( 17-18 phút) - GV đọc đoạn viết - Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn. + Người ông chia quà gì cho các cháu?Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho?Người ông đã nhận xét về các cháu ntn? + Hãy nêu cách trình bày một đoạn văn. + Ngoài ra chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao? - Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con: Xuân, Vân , Việt , mỗi ,trồng - HS nhìn SGK chép bài vào vở- GV theo dõi uốn nắn các em để các em viết đúng mẫu. - GV chấm 7-8 bài và nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả ( 11-12 phút) Bài a : Phân biệt s/x - Gọi HS đọc đề bài sau đó gọi 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập sau đó nhận xét bổ sung - Yêu cầu 1-2 HS đọc lại bài sau khi đã điền . Bài b, Phân biệt in/inh - 1 HS nêu yêu cầu của bài - HS làm vào vở - HS đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . - HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét . Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’) - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài. Thứ ngày tháng năm 200…… TẬP ĐỌC: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG I. Mục tiêu - Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn . Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu nghĩa các từ: thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lững thững,… - Hiểu nội dung bài: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó cũng cho ta thấy tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa với quê hương của ông. II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ bài tập đọcSGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố bài:Những quả đào( 5-6 phút) - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của chuyện “ Những quả đào” và trả lời câu hỏi : Em thích nhất nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao? . - GV và HS cùng nhận xét , GV cho điểm HS. Hoạt động 2: Luyện đọc( 9-10 phút) - GV dùng tranh minh hoạ kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu toàn bài một lượt. - GV chú ý giọng đọccho HS - Yêu cầu HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - Chú ý cho HS các từ khó đọc : liền , gợn sóng, không xuể, lững thững.... - Luyện đọc đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - Hướng dẫn HS cách đọc một số câu dài: Trong vòm lá,/gió chiều gẫy những điệu nhạc li kỳ/ tưởng chừng như ai đang cười/ đang nói.// - Cho HS đọc phần chú giải - Đọc từng đoạn trong nhóm . - Thi đọc giữa các nhóm Hoạt động3: Tìm hiểu bài ( 12-13 phút) Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . + 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1-2-3 +1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 4 Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm(10-11 phút) - Cho 3-4 nhóm HS thi đọc lại bài - Lớp theo dõi , nhận xét nhóm,cá nhân đọc hay. - GV tuyên dương nhóm, các nhân đọc hay. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò ( 1-2 phút) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà luyện đọc thêm . Thứ ngày tháng năm 200…… TOÁN: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu Giúp HS. - Nắm chắc cấu tạo thập phân của số có 3 chữ số là gồm các trăm, các chục, các đơn vị. - Đọc viết thành thạo các số có 3 chữ số. II. Chuẩn bị Bộ đồ dùng toán III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu các số có 3 chữ số.(12-13 phút) - GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm? - Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 40 và hỏi: Có mấy chục? - Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị? - Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.Yêu cầu HS đọc số vừa viết được. - 243 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị. - Tiến hành tương tự để HS đọc, viết và nắm được cấu tạo của các số: 235, 310, 240, 411, 205, 252. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.( 20-21 phút) Bài 1: Nhận biết các số có 3 chữ số Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2:Củng cố các số có 3 chữ số - HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn để HS hiểu bài làm mẫu - HS lên bảng làm , lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung . - Cho HS nêu số trăm, số chục, số đơn vị trong các số đó. Bài 3: Củng cố cấu tạo số - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm vào vở - HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . Bài 4: Củng cố hình tam giác , hình tứ giác - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm vào vở - HS lên bảng làm , lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung . - Yêu cầu HS nêu cách nhận dạng hình tam giác , hình tứ giác. Hoạt động 3:Củng cố – Dặn dò (1-2’) - Tổ chức cho HS thi đọc và viết số có 3 chữ số. -Nhận xét tiết học, dặn HS về ôn cấu tạo số, cách đọc, viết số có 3 chữ số. Thứ ngày tháng năm 200… LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TLCH ĐỂ LÀM GÌ? I. Mục tiêu - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về Cây cối. - Rèn kĩ năng đặt câu hỏi với cụm từ “Để làm gì?” II. Chuẩn bị Tranh trong SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động1: Củng cố từ ngữ về cây cối( 5-6 phút) - Gọi 1 HS lên bảng viết tên các cây ăn quả - Gọi 1 HS lên bảng viết tên các cây lương thực ,thực phẩm - Nhận xét, cho điểm từng HS. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ về cây cối ( 13-14 phút) Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm vào vở - HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn giúp HS hiểu bài làm mẫu - Yêu cầu 2 HS cùng lên bảng mỗi em làm một phần - Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung . ( Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, xù xì.... Cành cây: khẳng khiu, to, chắc, um tùm, xum xuê, trơ trụi.... Lá cây: xanh biếc , tươi xanh , non tơ, xanh nõn....) Hoạt động 3: Đặt và trả lời câu hỏi “ Để làm gì”( 13-14 phút) Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và nói về việc làm của 2 bạn nhỏ trong tranh . - Bạn gái đang làm gì? - Bạn trai đang làm gì? - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo yêu cầu của bài, sau đó gọi một số cặp HS thực hành trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. - HS tự hoàn thành vào vở. Hoạt động 4:Củng cố – Dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà là bài tập và đặt câu với cụm từ “để làm gì?” Chuẩn bị bài: Từ ngữ về Bác Hồ. Thứ ngày tháng năm 200…… TOÁN: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ. I. Mục tiêu Giúp HS. - Biết cách so sánh các số có 3 chữ số. - Nắm được thứ tự các số trong phạm vi 1000. II. Chuẩn bị Bộ đồ dùng toán III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc và viết các số có 3 chữ số (6-7 phút) - Viết lên bảng 1 dãy các số có 3 chữ số … và yêu cầu HS đọc các số này. - Đọc số và yêu cầu HS viết số được đọc vào bảng - Nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 2: Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số.(7-8 phút) * So sánh 234 và 235 - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông nhỏ? - Tiếp tục gắn hình biểu diễn số 235 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông? - Hỏi: 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào có ít hình vuông hơn, bên nào nhiều hình vuông hơn? - 234 và 235, số nào bé hơn, số nào lớn hơn? - Trong toán học, việc so sánh các số với nhau được thực hiện dựa vào việc so sánh các chữ cùng hàng. Chúng ta sẽ thực hiện so sánh 234 và 235 dựa vào so sánh các số cùng hàng với nhau. - So sánh chữ số hàng trăm , chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị của 234 và 235. - Khi đó ta nói 234 nhỏ hơn 235, và viết 234234 * So sánh 194 và 139. Hướng dẫn HS so sánh tương tự như so sánh 234 và 235 . * So sánh 199 và 215. Hướng dẫn HS so sánh tương tự như so sánh 234 và 235 Rút ra kết luận: Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau ta bắt đầu so sánh từ hàng trăm. Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau thì số có hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn.Nếu hàng chục của các số cần so sánh bằng nhau thì ta so sánh hàng đơn vị.Khi hàng trăm và hàng chục bằng nhau, số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ lớn hơn. Hoạt động3 : Luyện tập, thực hành.( 18-19 phút) Bài1:Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Yêu cầu 1 vài HS giải thích về kết quả so sánh - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài - HS làm vào vở - HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm - Lớp nhận xét bổ sung . Bài 3:Thứ tự các số có 3 chữ số - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu cả lớp đếm theo các dãy số vừa lập được. Bài 4: Viết các số có 3 chữ số trên tia số - HS nêu yêu cầu của bài - HS làm vào vở - 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một câu , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . - Yêu cầu một số HS đọc các số trên tia số. Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’) Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn luyện cách so sánh các số có 3 chữ số. Thứ ngày tháng năm 200…… KỂ CHUYỆN: NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục tiêu - Biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện bằng 1 câu, hoặc một cụm từ theo mẫu. - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp. - Biết phối hợp với bạn để dựng lại câu chuyện theo vai. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động1: Củng cố câu chuyện: Kho báu.( 5-6 phút) - Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu các em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Kho báu. - Nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện(28-30 phút) * Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài đọc cả mẫu. - HS làm ra nháp - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến - GV nhận xét chốt ý đúng * Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý - Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý -Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể. - Tổ chức cho HS kể 2 vòng. - Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể. - Tuyên dương các nhóm HS kể tốt. - Khi HS lúng túng, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý từng đoạn cho HS. * Kể lại toàn bộ nội dung truyện - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 5 HS, yêu cầu các nhóm kể theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, người ông, Xuân, Vân, Việt. -Tổ chức cho các nhóm thi kể. - Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt. Hoạt động 3:Củng cố – Dặn dò (1-2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Ai ngoan sẽ được thưởng. Thứ ngày tháng năm 200…… LUYỆN TẬP ĐỌC: CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ I. Mục tiêu -Đọc trơn các từ dễ lẫn .Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết thể hiện lời nhân vật trong khi đọc. - Hiểu được ý nghĩa các từ mới: rùng mình. - Hiểu được nội dung của bài văn: Câu chuyện khuyên chúng ta không nên phá hoại cây cối và cây cối cùng giống như con người, biết đau đớn. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọcSGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố bài:Cây đa quê hương( 5-6 phút) - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc “ Cây đa quê hương ” và trả lời câu hỏi về ND bài - GV và HS cùng nhận xét , GV cho điểm HS. Hoạt động 2: Luyện đọc( 9-10 phút) - GV dùng tranh minh hoạ kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu toàn bài - GV chú ý giọng đọccho HS - Yêu cầu HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - Chú ý cho HS các từ khó đọc :xum xuê, hí hoáy, mặt trước, rùng mình.... - Luyện đọc đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - Cho HS đọc phần chú giải - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm Hoạt động3: Tìm hiểu bài ( 12-13 phút) Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . + 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1 +1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2 + HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 3 Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm(10-11 phút) - Cho 2-3 nhóm (mỗi nhóm 3HS) tự phân vai : người dẫn chuyện ,cây si già, cậu bé thi đọc lại bài - Lớp theo dõi , nhận xét nhóm,cá nhân đọc hay. - GV tuyên dương nhóm, các nhân đọc hay. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò ( 1-2 phút) - GV nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà luyện đọc thêm . Thứ ngày tháng năm 200…… CHÍNH TẢ:( NV) HOA PHƯỢNG I. Mục tiêu - Nghe và viết lại đúng bài thơ Hoa phượng. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/inh. II. Chuẩn bị Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố phân biệt s/x ( 4-5 phút) - Yêu cầu HS viết bảng con các từ sau: xâu kim, chim sâu, cao su, đồng xu... - GV cùng HS nhận xét sửa sai Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả ( 17-18 phút) - GV đọc đoạn viết - Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn. + Bài thơ nói gì? + Mỗi dòng thơ có mấy chữ? + Chữ đầu câu viết như thế nào? - Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con: lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực... - GV đọc cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn các em để các em viết đúng mẫu. - GV đọc cho HS soát bài. - GV chấm 7-8 bài và nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả ( 11-12 phút) *Phân biệt s/x; in/inh - Gọi HS đọc đề bài - HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập sau đó nhận xét bổ sung - Yêu cầu 1-2 HS đọc lại bài sau khi đã điền . - HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét . Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’) - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài. Thứ ngày tháng năm 200…… TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Giúp HS củng cố kĩ năng đọc, viết, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000. - Nắm được thứ tự số trong phạm vi 1000. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố đọc viết các số có 3 chữ số ( 8-9 phút) Bài 1:HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn giúp HS hiểu bài làm mẫu - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau và nhận xét Hoạt động 2: Củng cố thứ tự các số có 3 chữ số ( 8-9 phút) Bài 2:HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở - HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số trong bài + Các số trong dãy số này là những số ntn? + Chúng ta xếp theo thứ tự nào? + Dãy số bắt đầu từ số nào và kết thúc ở số nào. Hoạt động 3: Củng cố so sánh các số có 3 chữ số ( 15-16 phút) Bài 3: GV nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột - Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung - Yêu cầu HS nêu cách so sánh số dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng. Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề bài. - Để viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước tiên chúng ta phải làm gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (1-2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà ôn luyện cách đọc, viết số, cấu tạo số, so sánh số trong phạm vi 1000. - Chuẩn bị bài: Mét. Thứ ngày tháng năm 200…… TẬP VIẾT: A - Ao liền ruộng cả. I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chữ. - Viết chữ hoa A kiểu 2 (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. - Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy. - Góp phần rèn luyện tính cẩn thận II. Chuẩn bị: Chữ mẫu A hoa kiểu 2 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Củng cố cách viết chữ Y ( 4-5 phút) - Cho HS viết bảng con: Y , Yêu . GV nhận xét uốn nắn cho HS Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa ( 6-7 phút) - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Gắn mẫu chữ A hoa kiểu 2 Chữ A hoa kiểu 2 cao mấy li? Viết bởi mấy nét? - GV chỉ vào chữ A hoa kiểu 2 và miêu tả: Gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải. - GV viết bảng lớp. - GV hướng dẫn cách viết: +Nét 1: như viết chữ O (ĐB trên ĐK 6, viết nét cong kín, cuối nét uốn vào trong, DB giữa ĐK 4 và ĐK 5). +Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 6 phía bên phải chữ O, viết nét móc ngược (như nét 2 của chữ U), dừng bút ở ĐK 2 . - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con : A .GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng(4-5 phút) - Giới thiệu câu: Ao liền ruộng cả. - Quan sát và nhận xét:Nêu độ cao các chữ cái.Cách đặt dấu thanh ở các chữ.Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ: Ao lưu ý nối nét A và o. - HS viết bảng con : Ao - GV nhận xét và uốn nắn. Hoạt động 4: Viết vở( 19-20 phút) - GV nêu yêu cầu viết , HS viết vào vở .GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - Chấm 7-8 bài và nhận xét Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (1-2’) -GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp - GV nhận xét tiết học và dặn dò. Thứ ngày tháng năm 200…… TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI I.Mục tiêu - Biết đáp lời chia vui của người khác bắng lời của mình. - Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi về truyện Sự tích hoa dạ lan hương. - Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn. II. Chuẩn bị Tranh trong SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố đáp lời chia vui (14-15 phút) - Gọi 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại lời chia vui : 1 em nói lời chia vui, 1 em nói lời đáp. - GV nhận xét cho điểm. Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài. - Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1. +Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em, bạn em có thể nói ntn? +Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn ra sao? - Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài. - HS tự làm bài vào vở của mình. Hoạt động2: Rèn kĩ năng nghe hiểu (19-20 phút) Bài 2:GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của bài - GV kể chuyện 3 lần. - HS lần lượt trả lời từng câu hỏi , GV và HS nhận xét bổ sung . - Yêu cầu 3-4 HS hỏi - đáp theo 4 câu hỏi - Yêu cầu một HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện , lớp theo dõi nhận xét về nội dung , cách diễn đạt . Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò (2-3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho người thân nghe. Thứ ngày tháng năm 200…… TOÁN: MÉT I. Mục tiêu Giúp HS: Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mét (m). Làm quen với thước mét. Hiểu được mối liên quan giữa m với dm, với cm. Thực hiện các phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài mét. Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét. II. Chuẩn bị Thước mét III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu mét (m). - Đưa ra 1 chiếc thước mét chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét. - Vẽ độ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1 m. - Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”.Viết “m” lên bảng. - Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên. - Đoạn thẳng trên dài mấy dm? - Giới thiệu: 1 m = 10 dm và viết lên bảng 1 m = 10 dm - Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 m dài bằng bao nhiêu cm? - Nêu: 1 mét dài bằng 100 cm và viết lên bảng: 1 m = 100 cm - Yêu cầu HS đọc SGK và nêu lại phần bài học. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Mối quan hệ giữa dm, cm, m - 1 HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột - Lớp làm voà vở sau đó nhận xét bổ sung Bài 2:Cộng trừ số đo với đơn vị là m - Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK vàhỏi: Các phép tính

File đính kèm:

  • docTUAN 29.doc