Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 27: Kiểm tra 45 phút

Khoanh vào ý đúng:

1. Địa hình Nhật Bản chủ yếu là núi, đất trồng trọt vừa ít, vừa xấu:

a. Đúng b. Sai

2. Nhật bản chủ yếu có khí hậu:

a. Ôn đới hải dương và hàn đới

b. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa

c. Ôn đới và cận nhiệt đới

d. Cận nhiệt đới và hàn đới

3. Năm 1973 tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân Nhật Bản tăng gấp 20 lần so với năm 1950 chủ yếu là do:

a. Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp

b. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt

d. Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng

d. Cả 3 ý trên

4. Các bạn hàng thương mại lớn của Nhật Bản:

a. Ấn Độ, Hoa Kì, EU, Đông Nam á, Ôxtrâylia

b. Trung Quốc, Hoa Kì, Đông Nam á, ấn Độ, Braxin

c. Hoa Kì, Trung Quốc, EU, Đông Nam á, Ôxtrâylia

d. Hoa Kì, Braxin, Đông Nam á, Ôxtrâylia, EU

5. Miền Đông của Trung Quốc thuận lợi cho việc:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 27: Kiểm tra 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 Kiểm tra 45 phỳt Ngày soạn: Ngày giảng: Đề 1 I. phần trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh vào ý đúng: 1. Địa hình Nhật Bản chủ yếu là núi, đất trồng trọt vừa ít, vừa xấu: a. Đúng b. Sai 2. Nhật bản chủ yếu có khí hậu: a. ôn đới hải dương và hàn đới b. ôn đới hải dương và ôn đới lục địa c. Ôn đới và cận nhiệt đới d. Cận nhiệt đới và hàn đới 3. Năm 1973 tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân Nhật Bản tăng gấp 20 lần so với năm 1950 chủ yếu là do: a. Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp b. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt d. Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng d. Cả 3 ý trên 4. Các bạn hàng thương mại lớn của Nhật Bản: a. ấn Độ, Hoa Kì, EU, Đông Nam á, Ôxtrâylia b. Trung Quốc, Hoa Kì, Đông Nam á, ấn Độ, Braxin c. Hoa Kì, Trung Quốc, EU, Đông Nam á, Ôxtrâylia d. Hoa Kì, Braxin, Đông Nam á, Ôxtrâylia, EU 5. Miền Đông của Trung Quốc thuận lợi cho việc: a. Trồng lúa gạo, lúa mì, ngư nghiệp, chăn nuôi lợn, gà b. Trồng lúa gạo, lúa mì, chăn nuôi dê, cừu, trâu c. Trồng lúa gạo, ngô, kê, chăn nuôi dê, cừu d. ý b và c 6. Năm 2004, tổng GDP của Trung Quốc đứng thứ mấy thế giới? a. Thứ 3 b. Thứ 5 c. Thứ 7 d. Thứ 9 II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Cho bảng số liệu: Sản lượng một số nông sản của Trung Quốc (Đơn vị: Triệu tấn) Năm Loại 1985 1995 2000 2004 Thứ hạng trên thế giới Lương thực 339.8 418.6 407.3 422.5 1 Bông(Sợi) 4.1 4.7 4.4 5.7 1 Thịt lợn 28.5 31.6 40.3 47 1 Vẽ đồ thị biểu hiện tốc độ tăng trưởng về sản lượng các nông sản của Trung Quốc giai đoạn 1985-2004. Cho nhận xét? Câu 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? .........................*****............................ Đề 2 I. phần trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh vào ý đúng: 1. Thương mại của Nhật Bản: a. Đứng thứ 1 thế giới b. Đứng thứ 2 sau Hoa Kì c. Đứng thứ 3 sau Hoa Kì, CHLB Đức d. Đứng thứ 4 sau Hoa Kì, Đức, Trung Quốc 2. Miền Tây của Trung Quốc thuận lợi cho phát triển: a. Lâm nghiệp, trồng lúa gạo, chăn nuôi bò, lợn b. Lâm nghiệp, chăn nuôi dê, cừu c. Lâm nghiệp, trồng lúa mì, chăn nuôi trâu d. Lâm nghiệp, trồng lúa gạo, chăn nuôi bò, trâu 3. Vị trí các ngành sản xuất nông nghiệp hiện nay của Trung Quốc là: a. Chăn nuôi ưu thế hơn trồng trọt, cây lương thực có vai trò quan trọng nhất b. Trồng trọt ưu thế hơn chăn nuôi, cây lương thực có vai trò quan trọng nhất c. Trồng trọt và chăn nuôi tương đương nhau, cây lương thực chiếm ưu thế hơn cây công nghiệp 4. Việc phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc đã thu hút: a. Trên 100 triệu lao động và cung cấp trên 20% giá trị hàng hoá nông thôn b. Trên 200 triệu lao động và cung cấp trên 20% giá trị hàng hoá nông thôn c. Trên 100 triệu lao động và cung cấp trên 30% giá trị hàng hoá nông thôn 5. Giá trị hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc đứng thứ mấy thế giới: a. Thứ 2 b. Thứ 3 c. Thứ 4 d. Thứ 5 6. Điền vào dấu() thứ tự từ lớn đến bé các đảo của Nhật Bản: a. Hô-cai-đô c. Hôn-su b. Kiu-xiu d. Xi-cô-cư II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Cho bảng số liệu: Giá trị hàng hoá Xuất- Nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004 (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 287.6 443.1 479.2 403.5 565.7 Nhập khẩu 235.4 335.9 379.2 349.1 454.5 Vẽ đồ thị thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004. Cho nhận xét? Câu 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc? .........................*****.......................... Đáp án Đề 1 I. Trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 b c d c a c II. Tự luận Câu 1: Xử lí số liệu: Coi năm 1985 = 100% Năm Loại 1985 1995 2000 2004 Lương thực 100% 123,2 119.9 124.3 Bông(Sợi) 100% 114.6 107.3 139 Thịt lợn 100% 110.9 141.4 164.9 % Vẽ biểu đồ Năm Câu 2: * Vị trí địa lí: Nhật Bản thuộc KV Đông á, với diện tích 378000 km2, trải dài trên nhiều vĩ độ (3800 km). Gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hôn xu, Kiu xiu, và Xicôcư. - Thuận lợi: + Nằm trên đường GT quốc tế quan trọng => giao lưu với các QTG trên thế giới, nhất là các nước ở Châu á. + Là 1 quốc đảo nên hạn chế được sự xâm lược của các nước khác. Đồng thời kích thích cho GT biển phát triển. * Điều kiện tự nhiên - Địa hình: Chủ yếu là đồi núi và có nhiều núi lửa -> Có nhiều suối nước nóng và cảnh đẹp -> du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Tuy nhiên hay có động đất, sóng thần làm thiệt hại về người và tài sản. + Diện tích đồng bằng nhỏ hẹp nhưng đất đai màu mỡ -> phát triển NN. - Khí hậu: ôn đới phía Bắc, cận nhiệt đới phía Nam, mưa nhiều (1000-3000mm/n) -> thuận lợi cho phát triển NN. - Sông ngòi: ngắn dốc -> cho phát triển thuỷ điện - Bờ biển dài, khúc khuỷu -> xây dựng cảng biển, nghề cá (với nhiều ngư trường). Biển hay có bão vào mùa thu. - Nghèo khoáng sản -> khó khăn cho phát triển CN. Đề 2 I. Trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 d b b a b c-a-b-d II. Tự luận Câu 1 Xử lí số liệu (đơn vị %) Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 55 57 56 54 55 Nhập khẩu 45 43 44 46 45 Vẽ biểu đồ Câu 2 * Miền Đông: - Địa hình: Thấp, chủ yếu là đồng bằng và đồi, với nhiều đồng bằng phù sa rộng lớn và màu mỡ. - Vùng biển rộng, nguồn lợi thuỷ sản phong phú -> nghề cá - Khí hậu: ôn đới gió mùa phía Bắc, cận nhiệt phía Nam - Là nơi tập trung của nhiều con sông lớn, lượng nước dồi dào -> phát triển CN (thuỷ điện), phục vụ tưới tiêu... - Ma khá lớn: TB 750-2000mm/n - Tài nguyên khoáng sản phong phú -> phát triển CN => Thuận lợi: Cho phát triển NN (trồng cây lương thực, cây ăn quả) Tuy nhiên, sông ngòi hay có lũ lớn và bão biển -> khó khăn cho hoạt động sx. * Miền Tây: - Địa hình núi, cao nguyên đồ sộ, xen vào đó là bồn địa, hoang mạc và bán hoang mạc - Khí hậu: Ôn đới lục địa khắc nghiệt, mưa ít => Tài nguyên rừng phong phú, nhiều đồng cỏ cho chăn nuôi. Trồng trọt kém phát triển do điều kiện khắc nghiệt, diện tích khô hạn lớn. - Nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn -> nguồn thuỷ năng dồi dào - Khoáng sản khá phong phú -> phát triển CN (Tuy nhiên khả năng khai thác hạn chế do địa hình chi phối)

File đính kèm:

  • docTiet 27 - Kiem tra 45 phut.doc
Giáo án liên quan