Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Lịch sử hình thành và phát triển kênh đào Xuy ê

a. Vị trí địa lý

- Kênh đào Xuy-ê (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo nối Địa Trung Hải với Vịnh Xuy-ê . Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương Dài 195 km ( 121 dặm )

- Trọng tải 250 nghìn tấn

- Không cần âu tầu khi đi qua kênh

- Thời gian qua kênh trung bình từ 11 – 12 giờ

Đặc điểm

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo đất Suez phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối giữa Biển Địa Trung Hải với Vịnh Suez, là một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu- Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh đào Suez dài 163 km, khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Lịch sử hình thành và phát triển kênh đào Xuy ê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Vị trí địa lý - Kênh đào Xuy-ê (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo nối Địa Trung Hải với Vịnh Xuy-ê . Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương Dài 195 km ( 121 dặm ) - Trọng tải 250 nghìn tấn - Không cần âu tầu khi đi qua kênh - Thời gian qua kênh trung bình từ 11 – 12 giờ Đặc điểm LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo đất Suez phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối giữa Biển Địa Trung Hải với Vịnh Suez, là một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu- Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh đào Suez dài 163 km, khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được KÊNH ĐÀO XUYÊ C. Lịch sử hình thành - Được xây dựng vào năm 1859 - Mở cửa cho tàu đi lại vào ngày 17/11/1969, do Đế Quốc Anh quản lý - 6/1956 Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh đào. -Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc Chiến tranh Ả Rập - Israel. Ý tưởng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ có từ thời Pha-ra-ông, tuy nhiên, phải đến năm 1859 công trình mới được khởi công do Cty Universal Suez Ship Canal điều hành. Hơn 2,4 triệu công nhân Ai Cập đã tham gia xây dựng. Trải qua 10 năm xây dựng với rất nhiều khó khăn (125.000 công nhân bỏ mạng), ngày 17-11-1869, kênh đào Xuy-ê khánh thành và đi vào sử dụng. Kể từ khi được mở cửa lưu thông, kênh đào Xuy-ê nhanh chóng tác động đến sự phát triển của nền giao thương thế giới. Lúc đầu, quyền khai thác kênh thuộc về một Cty Anh - Pháp nhưng từ năm 1956 kênh đã được quốc hữu hóa. Đến giữa năm 1967, I-xra-en xâm chiếm Ai Cập, hoạt động của kênh phải tạm dừng, đến 6-1975 mới tiếp tục hoạt động trở lại. Trở lại cuộc khủng hoảng kênh đào Xuy-ê, quyết định quốc hữu hóa kênh đào này của Tổng thống Ai Cập Ga-man A-đen Na-sơ đã làm phật lòng nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Anh, Pháp và cả I-xra-en. Để giải quyết bất đồng, Anh, Pháp và I-xra-en thỏa hiệp với nhau. Ngày 29-10-1956, I-xra-en bất ngờ tấn công Ai Cập đánh chiếm bán đảo Xi-nai. Cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez là một sự kiện có tính bước ngoặt trong lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ. Bằng việc đánh đổ những nhận định truyền thống ở phương Tây về sự bá chủ của Anh-Pháp ở Trung Đông, làm trầm trọng thêm những vấn đề của chủ nghĩa dân tộc cách mạng mà Nasser là hiện thân, làm gia tăng xung đột Arập-Ixraen, và đe dọa tạo cho Liên Xô cái cớ để thâm nhập vào khu vực này, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez đã lôi kéo Mỹ can dự một cách thực chất, quan trọng và lâu dài ở Trung Đông Hiện nay, cùng với du lịch, việc khai thác kênh đào Xuy-ê là một trong những ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập. Trong năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hóa các loại qua kênh đào này, mang lại cho Ai Cập một khoản thu nhập lên đến 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004. Đặc biệt, kênh Xuy-ê có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Chính phủ Ai Cập đang có kế hoạch đào sâu thêm kênh Xuy-ê để đủ khả năng đón những con tàu tải trọng lớn hơn và từ năm 2006 này, Ai Cập đã tăng lệ phí quá cảnh lên 3% cho các tàu nước ngoài qua lại kênh đào.Do có con đường biển chiến lược trong bối cảnh khu vực Trung Đông luôn đầy biến động, Ai Cập được Mỹ xem là “hòn đá tảng” trong chính sách Trung Đông của mình. Trong cuộc chiến I-rắc, Ai Cập đã cho phép tàu chiến Mỹ qua lại tự do trên kênh đào Xuy-ê. Kể từ năm 1979, Ai Cập đã nhận hơn 60 tỷ USD viện trợ của Mỹ. Các quan chức Mỹ thừa nhận rằng khoản viện trợ đó nhằm hỗ trợ cho chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh của Mỹ tại khu vực này. D. Vai trò - Kênh đào Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và ấn Độ Dương - Giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa - Tránh được ảnh hưởng của thiên tai. - Đem lại nguồn lợi lớn cho Ai Cập thông qua thuế hải quan - Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Châu Âu, Châu Phi và Châu Á QUÃNG ĐƯÒNG ĐƯỢC RÚT NGẮN Kênh đào 50 năm qua vẫn là nơi của thương mại và chiến tranh Hiện mỗi ngày trung bình có hơn 40 lượt tàu qua kênh đào Suez, khiến nó trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Ai-Cập cùng với du lịch và xuất khẩu dầu. Năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hoá các loại qua kênhđào Suez, mang lại cho Ai Cập 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004 +Đối với Ai Cập mất đi khoản thu lớn từ thuế hải quan hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa Ai cập với các nước trên thế giới + Đối với các nước ven Địa Trung Hải và biển Đen chi phí vận chuyển hàng hoá tăng lên, khả năng cạnh tranh hàng hoá giảm mạnh rủi ro trong quá trình vận chuyển tăng

File đính kèm:

  • doclich su hinh thanh va phat trien kenh dao Xuy e bai thuchanh.doc