Bài soạn môn Địa lý lớp 12 - Tiết 20 đến tiết 52

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động nước ta và việc sử dụng lao động nước ta.

- Hiểu được vì sao việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay và hướng giải quyết.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc và phân tích các bảng số liệu, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động việc làm.

 3. Thái độ:

- Có thái độ đúng đắn và nghiêm túc trước vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay

II. Thiết bị dạy học.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- ata lát địa lí việt Nam

III. Tiến trình bài học:

1.Tổ chức: 12a

2.Kiểm tra: Nêu đặc điểm dân số đông và tăng nhanh? Thuận lợi và khó khăn?

3. Bài mới:

 

docx63 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 12 - Tiết 20 đến tiết 52, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 3/1/2011 Giảng: 5/1/2011. 12a Tiết 20 - Bài 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động nước ta và việc sử dụng lao động nước ta. - Hiểu được vì sao việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay và hướng giải quyết. 2. Kĩ năng: - Đọc và phân tích các bảng số liệu, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động việc làm. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn và nghiêm túc trước vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay II. Thiết bị dạy học. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - ata lát địa lí việt Nam III. Tiến trình bài học: 1.Tổ chức: 12a 2.Kiểm tra: Nêu đặc điểm dân số đông và tăng nhanh? Thuận lợi và khó khăn? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Cá nhân. - Nguồn lao động nước ta có mặt mạnh, hạn chế nào? - HS đọc sgk và phát biểu ý kiến. - Từ bảng 17.1, hãy so sánh và rút ra nx về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta? * Hoạt động 2: Nhóm B1: GV chia 3 nhóm hs và giao nhiệm vụ + Nhóm 1: Từ bảng 17.2, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kt ở nước ta, giai đoạn 2000-2005? + Nhóm 2: Từ bảng 17.3, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kt ở nước ta, giai đoạn 2000-2005? + Nhóm 3: Từ bảng 17.4, hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực NT và TT nước ta, giai đoạn 1996-2005? B2: các nhóm thảo luận và trình bày B3: GV chuẩn kiến thức - Năm 2005: - Giai đoạn từ năm 1995-2005, KV I giảm nhanh; KV I tăng nhanh; KV III tăng. KV I thu hút 57,3% lao động; KV II chiếm 18,2%, KV III chiếm 24,5%. Tỉnh Bắc Kạn: năm 2009có sự chuyển dịch Lao động KVI: 78% Lao động KVII: 4% Lao động KVIII: 18% - Từ năm 2000-2005, lao động ở KV kinh tế nhà nước tăng chậm, lao động kv kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động KV có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Từ 1996-2005 tỉ lệ lao động NT giảm, tỉ lệ lao động TT tăng. - Sự thay đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta. Tỉnh Bắc Kạn 2009 dân số thành thị :47,738 người chiếm 16,2% - Dân số nông thôn:246,922 người * Hoạt động 3: Cả lớp. - Tình hình vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta như thế nào? - HS phát biểu. GV chuẩn kiến thức. - Trình bày những phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? - HS phát biểu. GV chốt ý. - 2010 thất nghiệp: 2,88% trong đó thất nghiệp thành thị: 4,43%, nông thôn 2,27 % 1. Nguồn lao động. a. Mặt mạnh: - Nguồn lao động dồi dào ( Năm 2009 là 42,53 triệu người = 51,2% tổng số dân. Mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động). - Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh - Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động qua đào tạo: 25%. b. Mặt hạn chế - Thiếu lao động kĩ thuật. - Lao động có trình độ cao còn ít 2. Cơ cấu lao động. a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế. - Lao động trong khu vực I chiếm tỉ trọng coa nhất( dẫn chứng) - Xu hướng: Giảm tỉ trọng lao động khu vực I, tăng tỉ trọng lao động khu vực II,III nhưng còn chậm. b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. - Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước - tỉ trọng lao động ở KV ngoài nhà nước và nhà nước ít biến động, lao động ở KV có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng. c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn. - Phần lớn lao động ở nông thôn - Lao động nông thôn đang c ó xu hướng giảm, tăng lao động ở thị . * Hạn chế. - Năng suất lao động thấp - Phần lớn lao động có thu nhập thấp - Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến - Chưa sử dụng hết thời gian lao động 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm. a. Vấn đề việc làm. - Mỗi năm có khoảng 1 triệu việc làm mới. - Hiện nay tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Tình trạng này khác nhau giữa TT và NT. - Nguyên nhân: - Hậu quả: b. Các hướng giải quyết việc làm. - Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. - Thực hiện tốt cs DS, sức khỏe sinh sản. - Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 4. Củng cố - Tại sao việc làm là vấn đề XH cấp bách ở nước ta đặc biệt là các thành phố lớn các thành phố lớn? - Hãy nêu những mặt mạnh của nguồn lao động nước ta? - Trình bày đặc điểm dân số nước ta? 5. Hướng dẫn về nhà. - Câu hỏi SGK, đọc trước bài 18. - Dựa vào bảng 17.3 hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005. Nhận xét? Soạn: 5/1/2011 Giảng: 7/1/2011: 12a Tiết 21 - Bài 18: ĐÔ THỊ HÓA I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta nguyên nhân và những tác ddoongj đến nền kinh tế xã hội - Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta. 2. Kỹ năng - Sử dụng bản đồ, át lát để nhận xét sự phân bố mạng lưới các đô thị lớn - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống ke về số dân và tỉ lệ dân đô thị ở nước ta - Phân tích bảng số liệu về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước 3. Thái độ. - Có thái độ đúng đắn đối với quá trình đô thị hoá ở nước ta và địa phương II. Thiết bị dạy học: - Bản đồ dân cư Việt Nam - át lát Việt Nam III. Tiến trình bài học: 1. Tổ chức: 12a. 2.Kiểm tra: Phân tích thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động? 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: nhóm B1: GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Nêu khái niệm đô thị hóa? + Nhóm 1: tóm tắt quá trình phát triển đô thị hóa ở VN? Nêu các đô thị tiêu biểu qua từng giai đoạn. + Nhóm 2: nhận xét về sự thay đổi số dân TT và tỉ lệ dân TT trong dân số cả nước, giai đoạn 1990-2005? + Nhóm 3: nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân TT các vùng trong nước, năm 2006? B2: Các nhóm thảo luận – trình bày B3: GV chuẩn kiến thức - Thế kỉ XI-XVIII; Thăng long, Phú Xuân, hội An, Huế, Đà nẵng, Phố Hiến... - Thời Pháp thuộc; đến Thập kỉ 30: Hà nội, Hải Phòng, Nam Định - Sau cách mạng tháng Tám – 1954: ít biến đổi. - 1954 – 1975: + Miền Nam: ĐTH phục vụ chiến tranh. + Miền Bắc; ĐTH từ CNH, giai đoạn 1965 – 1972 bị chững lại do chiến tranh phá hoại ? Nhận xét sự thay đổi dân cư thành thị ở bảng 18.2 ? Nhận xét sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước GV: - Vùng có nhiều đô thị nhất là TDMNBB gấp 3 lần - Vùng có ít đô thị nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. - Đông Nam Bộ có số dân / đô thị cao nhất - TDMNBB có số dân / đô thị ít nhất * Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp. ? Dựa vào các tiêu chí cơ bản nào để phân chia các đô thị nước ta thành 6 loại? - GV treo bản đồ hành chính VN, yêu cầu HS xác định 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt. ( HS có thể xác định trên át lát trang dân cư) - HS chỉ bản đồ. - GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động 3: Nhóm. B1: GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ Nhóm 1: Thảo luận về những ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá đến sự phát triển KTXH? - Nhóm 2: Thảo luận về những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá đến sự phát triển KTXH? - Nêu ví dụ? B2: HS thảo luận - trình bày B3: GV chuẩn kiến thức. 1. Đặc điểm. a. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. - Từ thế kỉ VIII TCN, thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. - Tỉ lệ dân đô thị thấp - Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa chuyển biến khá mạnh, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp. b. Tỉ lệ dân thành thị. - 1990; 19,5%. - 2005: 26,9%. c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. - Tập trung cao: TD-MNBB, ĐBSH, ĐBSCL - Tập trung thưa: Tây Nguyên, DHNTB. - ĐNB ít đô thị nhất, nhưng số dân đô thị đông nhất. TD-MNBB nhiều đô thị nhất nhưng số dân đô thị ít nhất. Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị 2. Mạng lưới đô thị. - Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp - Dựa vào cấp quản lí: chia ra đô thị trực thuộc trung ương và địa phương. 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT - XH. * Tích cực: - Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. - Đóng góp vào cơ cấu GDP cao, năm 2005 chiếm 70,4% GDP cả nước. - Là thị trường tiêu thụ lớn, lao động có trình độ cao, CSVC-KT hiện đại, thu hút đầu tư...tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. - Tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. * Tiêu cực: - Ở nhiều TP nước ta hiện nay, đặc biệt là các TP lớn, đô thị hóa đã gây khó khăn trong: Giải quyết việc làm, an ninh, tệ nạn XH, ô nhiễm MT, ùn tắc giao thông 4. Củng cố: Tại sao quá trình ĐTH ở nước ta diễn ra chậm với trình độ thấp? 5. Hướng dẫn về nhà: bài tập 3 trang 79 SGK. Soạn: 10/1/2011. Giảng: 12/1/2011. 12a Tiết 22 - Bài 19 Thùc hµnh: vÏ biÓu ®å vµ ph©n tÝch sù ph©n ho¸ vÒ thu nhËp b×nh qu©n theo ®Çu ng­êi gi÷a c¸c vïng I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nhận biết được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. - Biết một số nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt đó. 2. Kĩ năng: - Vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu. - So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng. II: ThiÕt bÞ d¹y häc: -Biểu đồ vẽ mẫu. III. Tiến trình bài học: 1.Kiểm tra: Phân tích đặc điểm quá trình đô thị hoá ở nước ta? 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Cả lớp. - GV yêu cầu HS xác định loại biểu đồ thích hợp. - HS trả lời. - GV nêu yêu cầu của dạng biểu đồ. * Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp. - GV hướng dẫn HS vẽ. Sau đó gọi 2 HS vẽ trên bảng. - HS khác vẽ biểu đồ và kiểm tra, so sánh kết quả trên bảng. - GV nhận xét, và treo biểu đồ vẽ sẵn để chuẩn kĩ năng. * Hoạt động 3: Cá nhân/ Cả lớp. - GV yêu cầu HS cả lớp nhìn vào bảng 19, và biểu đồ để so sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa các vùng qua các năm. - HS thảo luận và phát biểu ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 1. Vẽ biểu đồ * Chọn biểu đồ hình cột * Vẽ biểu đồ; - Trục tung: giá trị là nghìn đồng, chia giá trị đến 500 nghìn đồng. - Trục hoành: ghi vùng. - Có ghi chú, ghi đủ số liệu. - Vẽ chính xác, thẩm mỹ. 2. So sánh và nhận xét. - Mức thu nhập bình quân theo đầu người / tháng giữa các vvùng đều tăng riêng Tây Nguyên từ nă 1999 đến 2002 giảm đi, năm 2004 tăg lên đáng kể. - So sánh sự chuyên lệch thu nhập bình quân đầungười/ tháng giữa các vùng : Chú ý 3 vùng ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL - So sánh sự thay đổi thu nhhập bình quân đầu người qua các năm của các vùng ( Chọn vùng có chỉ số thay đổi lớn nhất. - Giải thích nguyên nhân. + ĐBSH có mức tăng trưởng kinh tế cao nhưng do dân số đông + ĐBSCL tuy tăng trưởng kinh tế không cao nhưng dân số ít + ĐNB là vùng có mức độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tổng thu nhập lớn. 1. Củng cố. GV treo bản đồ đã chuẩn bị để HS so sánh với các biểu đồ đã vẽ. 2. Hướng dẫn về nhà: Hoàn thiện bài thực hành, đọc trước bài 20. Soạn: 12/1/2011 Giảng: 14/1/2011 . 12a Tiết 23 - Bài 20: chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế : theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. - Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kt. 2. Kĩ năng: - Phân tích biểu đồ và phân tích bảng số liệu. II. Chuẩn bị của thầy và trò. - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. - At lát địa lí 12. - Phóng to biểu đồ, III. Tiến trình bài học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: GV kiểm tra bài thực hành của 2 HS. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp. ? Dựa vào H20.1 hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế? Nguyên nhân? - Ý nghĩa? HS trả lời GV chuẩn kiến thức ? Dựa vào bảng 20.1 hãy nhận xét sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp? HS trả lời GV chuẩn kiến thức * Hoạt động 2: Cá nhân. ? Dựa vào bảng 20.2 hãy: - Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế? - Ý nghĩa? * Hoạt động 3: nhóm B1: GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ: - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta diễn ra như thế nào? Chỉ trên bản đồ những vùng kt trọng điểm nước ta? - Chứng minh CCKT có chuyển dịch nhưng còn chậm? B2: Các nhóm thảo luận B3: GV chuẩn kiến thức ? Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta? 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. - Chuyển dịch giữa các ngành: + Tăng tỉ trọng KV II, hiện nay có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP: 41% (2005) + Giảm tỉ trọng KV I, 21% (2005) + Tỉ trọng của KV III chưa ổn định 38% (2005) - Chuyển dịch trong nội bộ các ngành: + KV I: Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành NN, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Trong ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. + Ở KV II: CN chế biến tăng tỉ trọng, CN khai thác giảm tỉ trọng. Sản phẩm: Tỉ trọng hàng cao cấp tăng, sp chất lượng thấp giảm. + Ở KV III: tăng tỉ trọng các ngành: cơ sở hạ tầng, du lịch quốc tế, tài chính, ngân hàng.. 2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. - Kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn chiếm 38,4% GDP. - Tỉ trọng của thành phần KT tư nhân ngày càng tăng, - Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đạt 16% (2005) đặc biệt từ khi ra nhập WTO. 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. - Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp. - Công nghiệp : Hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. - Sự phân hoá sản xuất giữa các vùng: + ĐNB phát triển công nghiệp mạnh nhất + ĐBSCL vùng trọng điểm sản xuất lương th ực thực phẩm. - Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc + Vùng kinh tế trọng điểm miền trung + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Ý nghĩa:T ạo cho nước ta có cơ cấu kinh tế hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và giữa các vùng lãnh thổ. Có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. IV. Đánh giá. Điền nội dung thích hợp vào ô sau; Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch Ngành kinh tế Thành phần kinh tế Lãnh thổ kinh tế V. HĐNT - Bài tập 2, sgk tr 86. Đọc trước bài 21. Soạn: 17/01/2011 Giảng: 19/01/2011 . 12a TiÕt 24 - Bài 21 . ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Chứng minh và giải thích được các đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ và át lát để nhận xét sự phân bố nông nghiệp - Phân tích số liệu về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp. 3. Thái độ. Có ý thức trong việc khai thác và sử dụng nông nghiệp ở nước ta và ở địa phương một cách hợp lí. II. Thiết bị dạy học. - Bản đồ nông nghiệp VN. III. Tiến trình bài học: 1.Tổ chức: 12a.. 2.Kiểm tra: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành và thành phần kinh tế nước ta? Nguyên nhân? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp. - Hãy cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới? - Lấy VD chứng minh sự phân hóa mùa vụ là do đặc điểm khí hậu nước ta? - Việc sử dụng đất trong điều kiện NN nhiệt đới cần chú ý đến điều gì? - Hãy kể tên các cây trồng chính ở các vùng NN nước ta? - Ví dụ? GV nhấn mạnh: Việc áp dụng khoa học công nghệ là cơ sở để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. * Hoạt động 2: Nhóm. B1: GV phân 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nhóm 1: Tìm những đặc điểm của nền NN cổ truyền? + Nhóm 2: Tìm những đặc điểm của nền NN hàng hóa? - HS thảo luận và trình bày, nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. Nhấn mạnh : Nền nông nghiệp nước ta đang có xu hướng chuyển dịch từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hoá, góp phần nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp nhiệt đới. * Hoạt động 3: Cá nhân/ Cả lớp. - Dựa vào bảng 21, nhận xét về cơ cấu KT nông thôn ở nước ta? - HS trả lời, bổ sung ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. - Cho biết cơ cấu KT nông thôn bao gồm những thành phần nào? - HS trả lời, bổ sung ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. - biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá? - HS trả lời, bổ sung ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới. a. Điều kiện tự nhiên và TNTN cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. * Thuận lợi: - KH nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng, ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và sản phẩm. - Địa hình, đất đai phân hoá tạo ra các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. *Khó khăn: - Tính mùa vụ khắt khe trong NN. - Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh.. và tính bấp bênh của NN. b. Nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả nền NN nhiệt đới. - Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái NN. - Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. - Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. 2. Phát triển nền NN hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới. Tiêu chí NN cổ truyền NN hàng hoá Quy mô Nhỏ Lớn Trình độ sx Thấp, dùng sức người, sức kéo. Cao, dùng máy móc, KHKT... T/c sx Tự túc, tự cấp Hàng hoá Phân bố Nhiều nơi, tại các vùng khó khăn Nơi có điều kiện thuận lợi. Nền nông nghiệp nước ta hiện nay đang tồn tại sông song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hoá. Nền nông nghiệp nước ta đang có xu hướng chuyển dịch từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hoá, góp phần nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp nhiệt đới. 3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét. a. Hoạt động NN là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn. - Xu hướng: tăng tỉ lệ phi NN: 2006: 29%. b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế. - Các doanh nghiệp nông-lâm nghiệp và thủy sản. - Các HTX nông-lâm nghiệp và thủy sản. - Kinh tế hộ gia đình. - Kinh tế trang trại. c. Cơ cấu KT nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa. - đẩy mạnh chuyên môn hoá: hình thành các vùng chuyên canh hướng ra xuất khẩu. - Đa dạng hoá sản phẩm: Cho phép khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn được thể hiện băng các sản phẩm nnông lâm ngư nghiệp và các sản phẩm khác. IV. đánh giá: - Tại sao nước ta phát triển được nền nông nghiệp nhiệt đới? V. HĐNT: - Bài tập 3, tr92, SGK. - Đọc trước bài 22. Soạn: 19/01/2011 Giảng: 21/01/2011. 12a Tiết 25 - Bài 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được cơ cấu của ngành nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi; tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính ở nước ta. - Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ và át lát để trình bày sự phân bố các cây trồng và vật nuôi chủ yếu. II. Thiết bị dạy học. - Bản đồ nông nghiệp VN... III. Tiến trình bài học: 1.Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nền NN nhiệt đới có thuận lợi và khó khăn gì? Nêu VD chứng minh nước ta đang phát triển ngày càng hiệu quả nền NN nhiệt đới? - So sánh nền NN cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp. Gv yêu cầu HS xem lại bẳng 20.1 nhận xét về tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp? - Vai trò của sx lương thực? VD? - Thận lợi và khó khăn? VD? - NX sự thay đổi của diện tích, năng suất, sản lượng? Giải thích? - Xác định các vùng trọng điểm lúa, các tỉnh trọng điểm lúa trên bản đồ? - Nêu và giải thích sự phân bố rau, đậu? Hoạt động 2: Nhóm. B1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - Nhóm 1: Xác định các loại và nơi phân bố CCN lâu năm? - Nhóm 2: Xác định các loại và nơi phân bố CCN hàng năm? - Nhóm 3: Xác định các loại và nơi phân bố cây ăn quả nhiệt đới? B2: các nhóm thảo luận- trình bày B3: GV chuẩn kiến thức. GV hỏi thêm: Tại sao cây công nghiệp nhiệt đới lại là cây công nghiệp chủ yếu ở nước ta? - tại sao cây công nghiệp lâu năm lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu các cây CN nước ta? Xác định các vùng chuyên canh cây công nghiệp trên át lát? Hoạt động 3: Cả lớp - Nêu điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi? - Nhận xét xu hướng phát triển ngành chăn nuôi? - Giải thích sự phân bố đàn lợn và gia cầm? - Tìm trên bản đồ các vùng có ngành chăn nuôi lợn và gia cầm? - Nêu và giải thích thế mạnh các vùng trong chăn nuôi trâu bò? - Chỉ trên bản đồ các vùng có ngành chăn nuôi gia súc lớn phát triển? 1. Ngành trồng trọt. 75% giá trị sản xuất NN. a. Sản xuất lương thực: - Vai trò: đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp hàng xuất khẩu... - Điều kiện phát triển: Điều kiện tự nhiên và ĐKKTXH. - Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh. - Tình hình sản xuất: (1980 - 2005) + Diện tích: tăng từ 5,6 - 7,3 triệu ha. + Năng suất tăng từ 21 – 49 tạ/ha. + Sản lượng: tăng tưd 11,6 – 36 triệu tấn. + Xuất khẩu: 3 – 4 triệu tấn/năm, thứ 2 thế giới. + Bình quân: 470 kg/người. - Phân bố: ĐBSCL:>50% diện tích và sản lượng, ĐBSH đứng thứ hai, có năng suất cao nhất. b. Sản xuất cây thực phẩm: - Rau: trên 500.000 ha, đậu trên 200.000 ha. c. Sản xuất cây CN và cây ăn quả: - Điều kiện: + Thuận lợi: KH, đất đai, lao động, CNCB... + Khó khăn: thị trường biến động, chất lượng SP chưa cao. - Cây CN: 2005: >2,5 triệu ha. + Cây lâu năm: Có xu hướng tăng về diện tích sản lượng, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cấu sản xuất cây công nghiệp, hình thành vùng chuyên canh có quy mô lớn: 1,6 triêu ha: cà phê (TN), cao su (ĐNB), chè (TD - MNBB), dừa (ĐBSCL)... + Cây hàng năm: mía (ĐBSCL), lạc (BTB), dậu tương (TD - MNBB),đay (ĐBSH)... - Cây ăn quả: ĐBSCL và ĐNB: chuối, cam, xoài, chôm chôm, thanh long... (Bắc Giang: vải). - ý nghĩa:Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước, khí hậu. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, đa dạng hoá nông nghiệp, tạo mặt hàng xuất khẩu quan trọng. 2. Ngành chăn nuôi: - Điều kiện: cơ sở thức ăn đảm bảo, DV chăn nuôi mở rộng và có nhiều tiến bộ. - khó khăn: dịch bệnh, giống gia súc, gia cầm có năng suất thấp. - Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng. - Xu hướng phát triển ngành chăn nuôi hiện nay: Tiến mạnh sang sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, các sản phẩm không qua giết thịt tăng a. Chăn nuôi lợn và gia cầm: - Lợn: 27 triệu con, chiếm ¾ sản lượng thịt. - Gia cầm: 220 triệu con. - Phân bố: ĐBSH, ĐBSCL. b. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ: - Trâu: 2,9 triệu con: TN-MNBB, BTB. - Bò: 5,5 triệu con: BTB, Tây Nguyên, bò sữa: HN, TPHCM, Sơn La. - Dê, cừu: 1,3 triêu con. (dê: TD – MNBB, cừu: Ninh Thuận, Bình Thuận) IV. Đánh giá: Tại sao chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta? V. HĐNT: Bài 3,4 trang 97 – SGK. Soạn: 24/01/2011 Giảng: 26/01/2011 Tiết 26 – Bài 23. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng xử lý số liệu, vẽ biểu đồ. - Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ để rút ra những nhận xét cần thiết. II. Thiết bị dạy học. - Bảng số liệu được tính toán và các biểu đồ được chuẩn bị sẵn trên khổ giấy lớn. III. Tiến trình bài học: 1.Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu hiện trạng phát triển và phân bố lương thực nước ta? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: - Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt (lấy năm 1990 = 100%) ? - HS: Làm việc theo nhóm - GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, đánh giá và đưa ra đáp án chuẩn. Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp. - GV lưu ý cho học sinh một số vấn đề cần thiết khi vẽ biểu đồ: - HS làm việc cá nhân. Hoạt động 3: Nhóm HS. - Nhận xét về tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt? - HS: thảo luận nhóm -> đưa ra nhận xét. - GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. Hoạt động 4: Cặp/ Nhóm. - GV chia lớp ra làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: + N 1 + 3: Thảo luận phần a + N 2 + 4: Thảo luận phần b - HS: Thảo luận nhóm. - GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm có cùng nhiệm vụ thảo luận sẽ nhận xét, bổ sung cho nhau. - GV: Đánh giá chung và chuẩn kiến thức. 1. Bài tập 1: a. Bảng: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng, thời kì 1990-2005.(Đơn vị %) ( Phụ lục) b. Vẽ biểu đồ: - Xác định dạng biểu đổ cần vẽ: Biểu đồ dạng đường. - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng giai đoạn 1990 – 2005. c. Nhận xét: - Từ năm 1990-2005, tốc độ tăng trưởng của các cây trồng khá ổn định; + Cây CN tăng nhanh nhất, tăng 282% + Cây rau đậu tăng nhanh thứ 2 đạt 156,8%. + Cây lương thực, cây ăn quả, các cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức chung. - Cơ cấu giá trị trồng trọt: + Cây CN, cây

File đính kèm:

  • docxlop 12.docx